“Siêu máy bơm” chính thức nhận chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh
Sau ba lần thử nghiệm thành công, TP.HCM ký hợp đồng nguyên tắc với chủ đầu tư máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Sáng 2.10, Trung tâm chống ngập TP.HCM (đại diện UBND thành phố) tiếp nhận dịch vụ xử lý chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh từ Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung – chủ đầu tư công trình máy bơm công suất lớn.
Có 7 vấn đề được ký kết trong hợp đồng nguyên tắc giữa hai bên. Trong đó, yêu cầu được đặt ra là đảm bảo đường Nguyễn Hữu Cảnh không ngập theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (mực nước nhỏ hơn 0,1m) – đoạn từ Điện Biên Phủ đến Võ Duy Ninh.
Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 2.10 đến 31.12 và có thể gia hạn theo yêu cầu.
Ngay trước khi ký hợp đồng, do trời đang mưa lớn nên Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu chủ đầu tư cho vận hành máy bơm. Ông cho biết, dù đây là một hợp đồng kinh tế nhưng thành phố đánh giá rất cao nỗ lực, nhiệt huyết của Công ty Quang Trung trong việc chống ngập cho thành phố.
“Hiệu quả thì còn quá sớm để nói nhưng bước đầu thử nghiệm công trình đã đạt kết quả tốt. Rất nhiều doanh nghiệp cam kết đóng góp kinh phí cho việc vận hành máy bơm chống ngập, chủ đầu tư cứ yên tâm nghiên cứu, cống hiến thêm giải pháp chống ngập cho thành phố”, ông Tuyến nói và đề nghị công ty hoàn thiện ngay phần trên công trình, xây dựng thành công viên để người dân vui chơi an toàn.
Trung tâm chống ngập cùng các sở ngành được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình nghiệm thu để làm cơ sở cho việc ký hợp đồng chính thức. Trong đó, cần thuê đơn vị tư vấn độc lập giám sát, đánh giá hiệu quả của công trình, thẩm định giá thuê, bao gồm cả chi phí vận hành không để thiệt thòi cho chủ đầu tư.
Với những điểm ngập khác của thành phố, trung tâm cần nghiên cứu, có thể sử dụng giải pháp này, trình UBND thành phố xem xét.
Video đang HOT
Trước đó, trận mưa lớn tối 30/9 với vũ lượng lên đến 100 mm gây ngập nặng 40 khu vực khắp các quận huyện, nặng nhất là tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (hơn nửa mét).
Theo ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Quang Trung, sau khi nhận được chỉ đạo của Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến, ông mời Trung tâm chống ngập đến chứng kiến máy bơm hoạt động. Khi mực nước ngập sâu 65 cm, máy bơm vận hành và hơn một giờ sau đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập.
“Phải để nước ngập sâu thế mới vận hành máy bơm, người dân và các cơ quan chức năng mới có cơ hội đánh giá hiệu quả của công trình”, ông Cường giải thích.
Công ty Quang Trung đề xuất bỏ tiền làm hệ thống máy bơm công suất lớn chống ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh với chi phí 88 tỷ đồng (chưa kể chi phí vận hành)và cam kết “hết ngập mới lấy tiền”.
Chính quyền TP.HCM bố trí khu đất rộng hơn 400 m2 ở phường 22, quận Bình Thạnh, để lắp đặt máy bơm. Trong trường hợp đường không hết ngập hoặc xảy ra tình trạng lún sụp như cảnh báo thì chủ đầu tư phải chịu tất cả chi phí liên quan.
Khi máy bơm hoạt động, nguồn nước được đổ ra sông Sài Gòn cũng như phòng điều khiển công suất (27.000- 96.000 m3 mỗi giờ) của máy bơm theo mực nước có trong cống. Máy còn có thiết bị lọc rác, tách rác, vớt rác tự động nên không cần công nhân.
Theo Hữu Công (VnExpress)
Máy bơm 'khủng' chính thức nhận nhiệm vụ chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh
Sau ba lần thử nghiệm thành công, TP HCM ký hợp đồng nguyên tắc với chủ đầu tư máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Sáng 2/10, Trung tâm chống ngập TP HCM (đại diện UBND thành phố) tiếp nhận dịch vụ xử lý chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh từ Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung - chủ đầu tư công trình máy bơm công suất lớn.
Có 7 vấn đề được ký kết trong hợp đồng nguyên tắc giữa hai bên. Trong đó, yêu cầu được đặt ra là đảm bảo đường Nguyễn Hữu Cảnh không ngập theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (mực nước nhỏ hơn 0,1 m) - đoạn từ Điện Biên Phủ đến Võ Duy Ninh.
Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 2/10 đến 31/12/2017 và có thể gia hạn theo yêu cầu.
Chủ đầu tư cùng Trung tâm chống ngập ký hợp đồng nguyên tắc thuê máy bơm. Ảnh: Hữu Công.
Ngay trước khi ký hợp đồng, do trời đang mưa lớn nên Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu chủ đầu tư cho vận hành máy bơm. Ông cho biết, dù đây là một hợp đồng kinh tế nhưng thành phố đánh giá rất cao nỗ lực, nhiệt huyết của Công ty Quang Trung trong việc chống ngập cho thành phố.
"Hiệu quả thì còn quá sớm để nói nhưng bước đầu thử nghiệm công trình đã đạt kết quả tốt. Rất nhiều doanh nghiệp cam kết đóng góp kinh phí cho việc vận hành máy bơm chống ngập, chủ đầu tư cứ yên tâm nghiên cứu, cống hiến thêm giải pháp chống ngập cho thành phố", ông Tuyến nói và đề nghị công ty hoàn thiện ngay phần trên công trình, xây dựng thành công viên để người dân vui chơi an toàn.
Trung tâm chống ngập cùng các sở ngành được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình nghiệm thu để làm cơ sở cho việc ký hợp đồng chính thức. Trong đó, cần thuê đơn vị tư vấn độc lập giám sát, đánh giá hiệu quả của công trình, thẩm định giá thuê, bao gồm cả chi phí vận hành không để thiệt thòi cho chủ đầu tư.
Với những điểm ngập khác của thành phố, trung tâm cần nghiên cứu, có thể sử dụng giải pháp này, trình UBND thành phố xem xét.
Máy bơm chống ngập công suất lớn được đặt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Hữu Công.
Trước đó, trận mưa lớn tối 30/9 với vũ lượng lên đến 100 mm gây ngập nặng 40 khu vực khắp các quận huyện, nặng nhất là tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (hơn nửa mét).
Theo ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Quang Trung, sau khi nhận được chỉ đạo của Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến, ông mời Trung tâm chống ngập đến chứng kiến máy bơm hoạt động. Khi mực nước ngập sâu 65 cm, máy bơm vận hành và hơn một giờ sau đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập.
"Phải để nước ngập sâu thế mới vận hành máy bơm, người dân và các cơ quan chức năng mới có cơ hội đánh giá hiệu quả của công trình", ông Cường giải thích.
Công ty Quang Trung đề xuất bỏ tiền làm hệ thống máy bơm công suất lớn chống ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh với chi phí 88 tỷ đồng (chưa kể chi phí vận hành)và cam kết "hết ngập mới lấy tiền".
Chính quyền TP HCM bố trí khu đất rộng hơn 400 m2 ở phường 22, quận Bình Thạnh, để lắp đặt máy bơm. Trong trường hợp đường không hết ngập hoặc xảy ra tình trạng lún sụp như cảnh báo thì chủ đầu tư phải chịu tất cả chi phí liên quan.
Khi máy bơm hoạt động, nguồn nước được đổ ra sông Sài Gòn cũng như phòng điều khiển công suất (27.000- 96.000 m3 mỗi giờ) của máy bơm theo mực nước có trong cống. Máy còn có thiết bị lọc rác, tách rác, vớt rác tự động nên không cần công nhân.
Hữu Công
Theo VNE
Vì sao mưa ngập đường, xe chết máy mới vận hành siêu máy bơm? Tổng Giám đốc Công ty Quang Trung đã có những chia sẻ khi máy bơm "khủng" của công ty này vận hành hút nước ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM sau cơn mưa như trút nước chiều tối 30.9. Sau 1 giờ mưa như trút nước đường Nguyễn Hữu Cảnh đã ngập như "sông" Chiều tối 30.9, mưa lớn...