Siêu lợi nhuận khiến cát tặc… khó trị
Theo ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, hoạt động khai thác, kinh doanh cát trái phép hiện được đánh giá là siêu lợi nhuận, kinh phí đầu tư không nhiều, vì vậy các đối tượng khai thác cát trái phép dùng mọi thủ đoạn để đối phó với các lực lượng chức năng.
Việc khai thác cát trái phép diễn ra phức tạp
Vào lúc 23h ngày 30/7/2023, Trạm Cảnh sát đường thủy Long Hưng, Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện một ghe gỗ số hiệu LA-065.28 do ông Võ Thành Vinh (SN 1990) quê tỉnh Tiền Giang vận chuyển khoảng 28m 3 cát trong khoang thuyền. Ông Vinh không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số cát đang vận chuyển.
Trước đó, rạng sáng 28/7/2023, lực lượng Cảnh sát đường thủy, Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã phát hiện phương tiện ghe vỏ gỗ số hiệu TG 13822 (chưa rõ công suất, trọng tải) do ông Võ Hoàng Nhanh (SN 1974, quê tỉnh Tiền Giang) điều khiển vận chuyển khoảng 30m 3 cát tại km 13, tuyến sông Đồng Nai thuộc địa bàn xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch. Ông Nhanh cũng chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số cát, không xuất trình được giấy tờ chứng nhận phương tiện, chứng nhận chuyên môn điều khiển phương tiện…
Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang các đối tượng khai thác cát trái phép.
Đồng Nai và các tỉnh lân cận đang trong giai đoạn phát triển mạnh về hạ tầng giao thông, đô thị và công nghiệp, trong đó có các dự án rất lớn như sân bay Long Thành và các đô thị vệ tinh, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, đường Vành đai 3, đường Vành đai 4… Từ đó, phát sinh nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về cát, sỏi, đá xây dựng, đất san lấp.
Sông Đồng Nai với đoạn chính chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai có chiều dài khoảng 85km và sông La Ngà, một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai, ngoài việc thuận lợi cho lưu thông phương tiện thủy nội địa, còn mang lại một lượng tài nguyên khoáng sản trữ lượng lớn là cát chất lượng rất tốt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quá trình khai thác cát một cách ồ ạt đã nảy sinh nhiều hệ lụy, gây suy thoái môi trường sống, mất ổn định về an ninh trật tự. Thủ đoạn khai thác lậu tinh vi, hoạt động vào ban đêm, bố trí cảnh giới để né tránh tuần tra, rút “lù”, đánh chìm ghe bơm hút cát khi bị phát hiện…
Giai đoạn 2019-2022, Công an tỉnh Đồng Nai đã phát hiện, xử lý tổng số 590 vụ/638 cá nhân, 12 tổ chức vi phạm pháp luật về các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoảng sản trái phép; xử phạt vi phạm hành chính trên 5,5 tỷ đồng, buộc nộp lại số tiền tương đương giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu trên 10,7 tỷ đồng; tịch thu 76 ghe gỗ gắn thiết bị bơm hút và số lượng lớn tang vật vi phạm.
Tại TP Hồ Chí Minh, lúc 2h20 ngày 21/5/2023, Tổ công tác Đồn Biên phòng Long Hòa tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Cần Giờ phát hiện phương tiện vỏ sắt, mang số HD 9988, đang hành trình hướng từ biển vào TP Hồ Chí Minh, nên yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Vũ Tuấn Chung (sinh năm 1982, hộ khẩu thường trú huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) là thuyền trưởng, đã không xuất trình được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc về số cát khoảng 100 m 3 có trên phương tiện.
Trước đó, vào lúc 1h sáng 20/5/2023, Tổ công tác Trạm Biên phòng Cửa khẩu cảng Nhà Rồng tuần tra phát hiện một số phương tiện đang hút cát trái phép dưới sông Đồng Nai, khu vực giáp ranh giữa xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và phường Long Trường, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). Các đối tượng trên ghe tải đã tháo chạy theo nhiều hướng vào các rạch không tên của tỉnh Đồng Nai trốn thoát. Truy đuổi, Tổ tuần tra đã bắt giữ một ghe tải LA 01618, công suất 15CV, tải trọng 10 tấn, do Lê Văn Phượng (sinh năm 1981, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển, trên ghe tải có 2m 3 cát sông nước ngọt. Ông Phượng không xuất trình được hóa đơn chứng từ của số cát có trên ghe…
Thủ đoạn rất manh động và tinh vi
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh cho biết từ năm 2019 đến 9 tháng năm 2022 đã bắt và xử lý hơn 300 trường hợp khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát không rõ nguồn gốc hợp pháp, xử phạt vi phạm hành chính khoảng 6 tỷ đồng, tịch thu hơn 200 phương tiện và khoảng 40.000 m 3 cát.
Tại Tiền Giang, ông Giang Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết từ đầu năm đến nay (tháng 7/2023), lực lượng chức năng tỉnh đã tổ chức hơn 600 cuộc kiểm tra, phát hiện và xử lý 208 vụ/369 đối tượng khai thác cát trái phép, vận chuyển khoáng sản không hóa đơn, chứng từ, phạt gần 18 tỷ đồng, tịch thu 12 phương tiện, hàng ngàn mét khối cát san lấp. Trong đó, số vụ xử lý trên biển Cần Giờ và vùng giáp ranh biển Cần Giờ là 62 vụ/42 đối tượng với tổng số tiền xử phạt gần 1,6 tỷ đồng.
Giai đoạn 2019 – 2022, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm tra xử phạt 54 trường hợp vận chuyển, mua bán khai thác cát sỏi lòng sông trái phép, tịch thu 23.887 m 3 cát nhiễm mặn, xử phạt hành chính hơn 900 triệu đồng…
Thượng tá Phạm Văn Thắng, Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ BĐBP TP Hồ Chí Minh cho biết, các đối tượng thường khai thác cát từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau, chọn những vùng biển xa bờ 6-10 hải lý, giáp ranh giữa TP Hồ Chí Minh với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang, Bến Tre nên rất khó truy bắt…
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, việc thiếu, chậm đầu tư các hệ thống giám sát tự động (AIS) đã hạn chế khả năng phát hiện sớm các hoạt động khai thác cát trái phép trên biển…
Theo ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, các sở, ngành chức năng TP Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục rà soát những quy định pháp luật còn hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với thực tế để tham mưu thành phố kiến nghị Trung ương sửa đổi các quy định pháp luật.
Đồng thời, Công an các đơn vị cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư, Cục Thuế, Sở TN&MT thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và việc kê khai nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp và việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp liên quan đến việc cung cấp cát san lấp, cát xây dựng cho các dự án, công trình xây dựng, bến bãi kinh doanh cát trên địa bàn thành phố… Đó là những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống khai thác cát trái phép.
Định giá hơn 100 ha đất phục vụ điều tra Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch
Ngày 23/12, Hội đồng định giá tài sản tỉnh Đồng Nai đã tiến hành định giá hơn 100 ha đất tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch để phục vụ điều tra sai phạm về đất đai liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch.
Đây được xem là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện các bước tố tụng theo quy định đối với sai phạm của vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Đồng Nai thụ lý.
Theo đó Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai tiến hành định giá tài sản hơn 100ha đất của 54 thửa đất, từ số 21 đến 74, tờ bản đồ số 28 và 84 thửa đất từ số 186 đến 269, tờ bản đồ số 57, thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch. Trong phần diện tích trên có hơn 34 ha đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp 65 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai yêu cầu xác định giá trị khu đất tại thời điểm ngày 12/12/2017 và tại thời điểm ngày 7/1/2022.
Khu đất trong dự án đang được Hội đồng định giá tài sản tiến hành định giá.
Trước đó, năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định giao tổng diện tích hơn 500 ha đất cho Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch để thực hiện dự án xây dựng khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh giai đoạn 1. Trong đó, giao đất có thu tiền sử dụng đất với hơn 230 ha, còn lại hơn 330 ha không thu tiền sử dụng đất để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư. Sau đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh (nay là Bí thư Thành ủy Biên Hòa) ký quyết định điều chỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất hơn 160 ha để sử dụng vào mục đích đất ở xây dựng biệt thự, nhà phố, chung cư cao tầng và giao hơn gần 35 ha để xây dựng trung tâm thương mại.
Về giao đất không thu tiền sử dụng đất với diện tích 360ha để xây dựng các công trình hạ tầng khu dân cư, quyết định do ông Chánh ký dựa trên tờ trình do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai Đặng Minh Đức ký nêu rõ việc điều chỉnh không thay đổi về tổng diện tích đất giao đất mà chỉ thay đổi về cơ cấu sử dụng đất.
Trụ sở Công ty Cp đầu tư Nhơn Trạch nằm trong siêu dự án hơn 500 ha của giai đoạn 1.
Trước đó Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch. Đến thời điểm này, có 4 người nguyên là lãnh đạo Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Những cán bộ bị bắt gồm ông Quách Văn Đức, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Tín Nghĩa, ông Nguyễn Văn Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Tín Nghĩa - nguyên Tổng giám đốc - Thành viên HĐQT Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch, ông Phan Thanh Vĩnh Toàn, nguyên Tổng giám đốc, thành viên HĐQT và ông Đỗ Tấn Điềm, nguyên thành viên HĐQT.
Vấn nạn "cát tặc" ở Đồng bằng sông Cửu Long Hoạt động khai thác cát trái phép ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra hết sức phức tạp, khó kiểm soát, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sạt lở. Từ 2016 đến nay, Chính phủ đã bố trí nguồn vốn trên 13.000 tỉ đồng để khắc phục sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long... Tuy nhiên, khối...