Siêu đập thủy điện chặn sông Nile: Ai Cập từng chở 2.000 vũ khí đến gần đối thủ

Theo dõi VGT trên

Đại Phục Hưng, siêu đập thủy điện của Ethiopiacông trình thủy điện lớn nhất châu Phi và lớn thứ 7 thế giới, bị cho là đang đe dọa sự ổn định của khu vực.

Siêu đập thủy điện chặn sông Nile: Ai Cập từng chở 2.000 vũ khí đến gần đối thủ - Hình 1

Đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia được cho là đang đe dọa sự ổn định của khu vực. Ảnh: Telegraph

Tờ Telegraph hôm 4/7 dẫn lời một quan chức cấp cao của Somali cho hay, máy bay từ Ai Cập chở 2 nghìn vũ khí, bao gồm súng Kalashnikov, bệ phóng tên lửa, súng bắn tỉa, súng lục và súng cối, được cho là đã tới Somalia (giáp phía đông Ethiopia) hồi tháng 5. Tuy nhiên, lô vũ khí này bị chặn lại vì chính phủ Somali lo ngại bị công khai cuốn vào cuộc xung đột đang ngày càng tăng lên giữa 2 cường quốc của châu Phi – Ai Cập và Ethiopia.

Ai Cập là cường quốc “thống trị” sông Nile hàng nghìn năm nay. Nhưng cán cân quyền lực sắp dịch chuyển sang Ethiopia.

Vài tuần tới, khi mùa mưa đến, Ethiopia sẽ bắt đầu quá trình tích nước từ sông Nile Xanh (một trong 2 nhánh của sông Nile) vào hồ chứa khổng lồ, thuộc một dự án quy mô cực lớn ở châu Phi, nhưng đồng thời lại chặn nguồn nước của 100 triệu dân Ai Cập và buộc các nước láng giềng phải lựa chọn phe trong xung đột Ai Cập – Ethiopia.

Gần một thập kỷ, Ethiopia đã xây dựng một bức tường xi măng dài hơn 1,6 km, gần gấp đôi chiều cao của tượng Nữ thần Tự do. Đó chính là siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng, công trình nằm trên sông Nile Xanh, cách biên giới Sudan vài km.

Siêu đập thủy điện này về cơ bản gần hoàn thiện. Nó là đập thủy điện lớn nhất ở châu Phi sau khi hoàn thiện, có thể chứa 72 tỷ m3 nước và tăng gấp đôi nguồn cung cấp điện cho đất nước.

Với Ethiopia, siêu đập Đại Phục Hưng là một kỳ quan quốc gia và là một bước đệm tiến tới công nghiệp hóa của quốc gia châu Phi này.

Khoản tiền gần 5 tỷ USD đầu tư cho dự án siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng được Ethiopia huy động mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào từ quốc tế. Giới chức Ethiopia huy động số tiền khổng lồ thông qua quyên góp tư nhân và trái phiếu chính phủ. Ngoài ra, một khoản khác được huy động từ một phần tiền lương của công nhân viên chức tại quốc gia châu Phi này.

Nhưng với Ai Cập, nơi có 100 triệu dân sống chủ yếu nhờ sông Nile, siêu đập của Ethiopia mang đến “mối đe dọa” hiện hữu, theo Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập, ông Sameh Shoukry.

Các quan chức Ai Cập cho rằng ngay cả một sự sụt giảm nhỏ lượng nước ở sông Nile cũng có thể gây ra hạn hán nghiêm trọng, tàn phá nặng nề ngành nông nghiệp và nguồn cung cấp nước.

Sudan, một quốc gia hạ nguồn sông Nile khác, lại được hưởng lợi từ điện giá rẻ và khả năng kiểm soát lũ của siêu đập ở Ethiopia.

Các cuộc thảo luận giữa 3 quốc gia về cách siêu đập thủy điện nên được tích nước như thế nào và quản lý ra sao, đều thất bại vì không thể giải quyết những mâu thuẫn cơ bản.

Video đang HOT

Hồi tháng 2, một vòng đám phán do Mỹ hậu thuẫn đã kết thúc với việc Ethiopia “lắc đầu” ở thời điểm quan trọng. Các cuộc đàm phán đã tiến rất gần tới một thỏa thuận nhưng thất bại vì không đạt được đồng thuận pháp lý về quản lý hạn hán và các hiệp ước quốc tế. Ethiopia cho rằng những điều này gây ảnh hưởng tới chủ quyền của quốc gia này.

Hiện tại, Ethiopia đang lên kế hoạch tích nước cho siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng dù cho có đạt được thỏa thuận với Ai Cập và Sudan hay không. Điều này khiến các nhà phân tích và ngoại giao vài tuần gần đây đưa ra cảnh báo chưa từng có, nhắc đến việc một giải pháp hòa bình phải được đưa ra ngay lập tức.

Những lo ngại của các nhà phân tích và ngoại giao là có cơ sở. Trước đây, quan chức Ai Cập đưa ra đe dọa sử dụng vũ lực, nói rằng “sẽ sử dụng mọi cách” để bảo vệ vấn đề an ninh nguồn nước của quốc gia này. Một số chính khách thân với chính phủ Ai Cập còn nhấn mạnh, chiến tranh sẽ xảy ra nếu Ethiopia cố gắng chặn nguồn nước của sông Nile.

Năm 2019, ông Abiy Ahmed, Thủ tướng Ethiopia, tuyên bố: “Không thế lực nào có thể ngăn Ethiopia xây dựng siêu đập và người Ethiopia chấp nhận hy sinh để bảo vệ nó”.

Siêu đập thủy điện chặn sông Nile: Ai Cập từng chở 2.000 vũ khí đến gần đối thủ - Hình 2

Khả năng chiến tranh toàn diện giữa Ai Cập và Ethiopia là rất mong manh, theo Telegraph. Ảnh minh họa: Military Army

Dẫu vậy, khả năng chiến tranh toàn diện giữa Ai Cập và Ethiopia là rất mong manh, theo Telegraph. Với việc bị sa mạc Sudan dài hơn 1.600 km chia cắt, Ai Cập sẽ rất khó khăn nếu muốn tấn công Ethiopia trên bộ.

Các cuộc không kích vào siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng là lựa chọn khả thi hơn với Ai Cập. Tuy nhiên, phương án này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh khu vực.

“Nếu tấn công vào siêu đập, Ai Cập có lợi thế lâu dài nào hay không? Ngay cả khi cuộc tấn công có sức tàn phá rất lớn, Ethiopia sẽ bắt đầu xây dựng lại con đập khác trên sông Nile Xanh. Và sau 10 năm nữa, Ai Cập sẽ phải đối mặt với vấn đề tương tự nhưng lần này tiếng nói của Cairo sẽ không còn được chấp nhận nữa”, theo William Davidson, nhà phân tích cấp cao thuộc Tổ chức khủng hoảng quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Brussels, Bỉ.

Một vòng đàm phán mới qua trung gian của Liên minh châu Phi vừa diễn ra. Ai Cập và Ethiopia đạt được sự đồng thuận theo đề xuất của Ai Cập về việc vận hành đập Đại Phục Hưng. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận vẫn chưa đạt được về cấp độ kỹ thuật và pháp lý giữa 3 quốc gia: Ai Cập, Ethiopia và Sudan.

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Ai Cập cảnh báo nếu Liên Hợp Quốc không can thiệp vào cuộc tranh chấp này, nguy cơ xung đột xảy ra là rất cao. Adam Taylor, một chuyên gia làm việc tại Sofala Partners, công ty tư vấn rủi ro tập trung ở khu vực châu Phi, cho biết: “Việc Ethiopia và Ai Cập sẽ nhượng bộ nhau như thế nào thật khó để hình dung. Không rõ bên nào sẽ ‘xuống nước’ trước. Nếu không có thỏa thuận nào được đưa ra, căng thẳng trong khu vực sẽ tiếp tục gia tăng”.

Đòn "bão lửa" Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile

Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia được coi là công trình có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế của quốc gia châu Phi này, nhưng bị được coi là mối đe dọa với sự tồn vong của Ai Cập.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 1

Chiến đấu cơ F-16 của không quân Ai Cập.

Ethiopia sở hữu sông Nile xanh, cung cấp tới 90% lượng nước đổ vào sông Nile - nguồn nước chính nuôi sống 100 triệu người dân Ai Cập.

Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng trị giá 4,6 tỉ USD của Ethiopia sẽ sớm đi vào hoạt động trong năm nay, với công suất phát điện tối đa lên tới 6.500 MW.

Công trình thủy điện lớn nhất châu Phi và lớn thứ 7 trên thế giới không chỉ đáp ứng toàn bộ nhu cầu điện năng của Ethiopia, mà còn giúp quốc gia này thu lời lớn nhờ bán điện sang nước khác.

Ở chiều ngược lại, hồ thủy điện của đập cần tích một lượng nước khổng lồ, đe dọa trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp và an ninh nguồn nước của Ai Cập và Sudan.

Ai Cập viện lý do Ethiopia đã ký thỏa thuận năm 1929, trong đó cam kết không làm thay đổi lưu lượng dòng nước sông Nile.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 2

90% lượng nước chảy vào sông Nile ở Ai Cập bắt nguồn từ sông Nile Xanh ở Ethiopia.

Chính phủ Ethiopia cho rằng thỏa thuận không có giá trị vì được ký ở thời điểm các nước trong khu vực còn là thuộc địa của Anh, Ý.

Năm 2015, bản ghi nhớ ba bên giữa Ai Cập, Sudan và Ethiopia công nhận Ethiopia có quyền xây đập thủy điện. Nhưng các bên không đạt thỏa thuận quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan đến nguồn nước sông Nile.

Ai Cập đã nhiều lần thuyết phục Ethiopia tìm cách khác để khai thác điện mà không làm chặn dòng sông Nile, nhưng Ethiopia đã quyết tâm xây dựng công trình thủy điện lớn nhất châu Phi.

"Ethiopia không chỉ muốn thu lời lớn từ thủy điện, mà còn muốn dùng công trình này để gây sức ép với các nước khác. Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến nguồn sống của 100 triệu người Ai Cập vì sông Nile là nguồn cung cấp nước duy nhất", các quan chức chính phủ Ai Cập từng nhiều lần cảnh báo, theo Uwidata.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 3

Ethiopia tuyên bố sẽ bắt đầu tích nước cho siêu đập thủy điện từ tháng này, bất kể Ai Cập có đồng ý hay không.

Đầu năm 2020, Mỹ từng cố gắng làm trung gian hòa giải cho mẫu thuẫn nguồn nước giữa Ai Cập và Ethiopia, nhưng không đạt kết quả.

Ai Cập cho rằng, Ethiopia đang tạo ra tiền lệ nguy hiểm, khiến các quốc gia châu Phi khác cũng muốn đổ xô xây đập thủy điện, chặn nguồn nước của các nước láng giềng.

Hồi tháng 3.2020, Tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Ethiopia, Trung tướng Adam Mohamed tuyên bố sẵn sàng đáp trả mọi đòn tấn công của Ai Cập nhằm vào đập Đại Phục Hưng.

Nhưng quân đội Ethiopia thực sự quá lép vế trước đội quân hùng mạnh nhất châu Phi của Ai Cập.

Theo phân tích của Uwidata, với tư cách là Nguyên soái quân đội Ai Cập, Tổng thống Fattah el-Sisi - một người nổi tiếng cứng rắn, nhiều khả năng sẽ theo bước của những người tiền nhiệm, tìm kiếm giải pháp quân sự chấm dứt mối đe dọa từ đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia.

Trong trường hợp phát động chiến dịch quân sự, Ai Cập sẽ phải nhờ đến sân bay của Sudan để làm bàn đạp không kích vào lãnh thổ Ethiopia. Các chiến đấu cơ Ai Cập cũng có thể bay thẳng từ căn cứ đến đập Đại Phục Hưng nếu sử dụng bình nhiên liệu phụ.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 4

Các tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud B.

Trong trường hợp này, các chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập rất phù hợp với nhiệm vụ ném bom đập Đại Phục Hưng.

Giải pháp khác an toàn hơn là Ai Cập phóng các tên lửa đạn đạo Scud-B, tầm bắn vươn tới lãnh thổ Ethiopia. Để tăng độ chính xác, Ai Cập cũng có thể gắn bệ phóng tên lửa đạn đạo lên tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Romeo, giống như cách Triều Tiên đang làm.

Theo Uwidata, Ai Cập có thể dựa vào ảnh hưởng với Sudan và Eritrea để trực tiếp phá hủy đập Đại Phục Hưng, hoặc gây sức ép buộc Ethiopia phải ngừng dự án.

Đối với Ethiopia, quốc gia này không có quan hệ tốt với các nước láng giềng. Vũ khí phòng không cũng hết sức lạc hậu, đa số từ thời Liên Xô.

Tính đến cuối năm 2019, các tổ hợp phòng không Pantsir S1 của Nga đã xuất hiện ở Ethiopia. Nhưng chỉ một vài tổ hợp Pantsir S1 là không đủ để Ethiopia ngăn Ai Cập tấn công phủ đầu.

Về năng lực không quân, Ethiopia có 36 chiến đấu cơ, trong đó 18 chiếc là Su-27. Nhưng không rõ năng lực chiến đấu của các máy bay này hiện nay.

Theo Uwidata, trong trường hợp Ai Cập quyết tâm phá hủy đập Đại Phục Hưng, Ethiopia khó có thể ngăn chặn bằng quân sự mà chỉ có thể dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữÔng Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ
21:28:23 06/02/2025
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?
21:54:56 06/02/2025
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạmNga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm
06:39:36 06/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tếTổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
13:13:44 07/02/2025
Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?Người Palestine nghĩ gì về kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump?
21:52:29 06/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'Ngoại trưởng Mỹ giải thích tuyên bố của ông Trump về 'tiếp quản Gaza'
21:46:40 06/02/2025
Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?
13:07:19 07/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Ca sĩ Lynda Trang Đài sau khi bị bắt vì ăn trộm: Có động thái lạ trên MXH, dàn sao hé lộ tình trạng bất ổnCa sĩ Lynda Trang Đài sau khi bị bắt vì ăn trộm: Có động thái lạ trên MXH, dàn sao hé lộ tình trạng bất ổn
23:06:20 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025

Tin mới nhất

Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

22:01:30 07/02/2025
Một nguồn tin quân sự giấu tên cho hay trong những tuần qua, hơn 20 tên lửa đạn đạo Triều Tiên mà Moscow sử dụng đã cải thiện độ chính xác.
Iran trình làng tàu chiến chở UAV đầu tiên

Iran trình làng tàu chiến chở UAV đầu tiên

21:57:08 07/02/2025
Iran ngày 6.2 ra mắt tàu chiến chở máy bay không người lái (UAV) và trực thăng đầu tiên của nước này, đồng thời cho biết tàu có khả năng hoạt động ở các vùng biển xa đất liền.
Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

19:56:51 07/02/2025
Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó, phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm với một thứ gì đó sẽ tuyệt vời , nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm.
Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?

Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?

19:35:54 07/02/2025
Trước đó, vào cuối tháng 11/2024, lực lượng đối lập vũ trang ở Syria đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn và thành công lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad - được phía Nga ủng hộ, hậu thuẫn.
Các nghị sỹ Mỹ đề xuất cấm nhân viên Chính phủ sử dụng chatbot AI DeepSeek

Các nghị sỹ Mỹ đề xuất cấm nhân viên Chính phủ sử dụng chatbot AI DeepSeek

19:30:32 07/02/2025
Lập luận trong dự luật được đề xuất cũng tương tự các điều khoản hạn chế TikTok tại Mỹ, do lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok là ByteDance có thể bị buộc phải chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ với Chính phủ Trung Quốc.
Nhật Bản tái khẳng định nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga

Nhật Bản tái khẳng định nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga

18:43:31 07/02/2025
Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời Thủ tướng Ishiba nói rõ ông lấy làm tiếc về việc hai bên chưa đạt được tiến triển trong vấn đề này, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực giải quyết những khác biệt nhằm hướng tới một hiệp ước hòa bình giữa hai nướ...
Mỹ đánh giá lại hoạt động các sân bay có lưu lượng máy bay và trực thăng cao

Mỹ đánh giá lại hoạt động các sân bay có lưu lượng máy bay và trực thăng cao

18:11:06 07/02/2025
Sau vụ va chạm trên, FAA Mỹ đã áp đặt các hạn chế đáng kể đối với chuyến bay trực thăng xung quanh sân bay Reagan ít nhất cho đến cuối tháng 2, trong khi 2 đường băng ít được sử dụng của sân bay này hiện vẫn bị đóng cửa.
Xung đột Nga Ukraine: Moskva đạt bước đột phá lớn về hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác

Xung đột Nga Ukraine: Moskva đạt bước đột phá lớn về hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác

18:07:46 07/02/2025
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng độ chính xác của tên lửa và khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không nước này đã được cải thiện đáng kể, nhờ vào những tiến bộ đạt được.
Chính quyền Mỹ bị kiện liên quan đến giải thể USAID

Chính quyền Mỹ bị kiện liên quan đến giải thể USAID

18:05:51 07/02/2025
Theo Nhà Trắng, đến nay mới chỉ có hơn 40.000 viên chức chấp thuận nghỉ việc tự nguyện có hưởng trợ cấp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số hơn 2 triệu người trong diện này.
Tòa án Mỹ đình chỉ kế hoạch cắt giảm viên chức của Tổng thống Donald Trump

Tòa án Mỹ đình chỉ kế hoạch cắt giảm viên chức của Tổng thống Donald Trump

17:59:21 07/02/2025
Phán quyết được đưa ra chỉ vài giờ trước thời hạn chót mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra để viên chức tự nguyện đăng ký nghỉ việc theo chế độ có trợ cấp.
LHQ kêu gọi hành động khí hậu vì lợi ích quốc gia

LHQ kêu gọi hành động khí hậu vì lợi ích quốc gia

17:57:24 07/02/2025
Tính đến thời điểm này, thế giới đã huy động được khoảng 2.000 tỷ USD tài chính để hỗ trợ các nỗ lực của các quốc gia nghèo hơn nhằm giảm phát thải và thích ứng với tác động của khí hậu.
Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc

17:10:49 07/02/2025
Giám đốc điều hành Ivan Tsarynny của Feroot Security khẳng định DeepSeek có thể gửi dữ liệu tới CMPassport.com, cổng đăng ký trực tuyến của China Mobile, một công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

NewJeans thông báo đổi tên sau tranh chấp với ADOR

NewJeans thông báo đổi tên sau tranh chấp với ADOR

Nhạc quốc tế

23:44:10 07/02/2025
NewJeans đã thông báo sẽ đổi tên nhóm thành NJZ. Quyết định này được đưa ra sau khi nhóm tuyên bố chấm dứt hợp đồng với công ty quản lý ADOR và không thể tiếp tục sử dụng tên cũ.
Tiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ nam

Tiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ nam

Sao việt

23:38:01 07/02/2025
Từ khi đăng quang năm 2018, Tiểu Vy chưa từng công khai bạn trai nhưng danh sách người yêu tin đồn rất dài, toàn là mỹ nam, cô còn bị đồn hẹn hò tài tử Thái Lan.
Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Phim châu á

23:23:32 07/02/2025
Ngày 7/2, trang 163 đưa tin bộ phim Sáu Chị Em chiếu trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV gây chú ý với khán giả
Sự thật ngỡ ngàng đằng sau giọt nước mắt của Song Joong Ki

Sự thật ngỡ ngàng đằng sau giọt nước mắt của Song Joong Ki

Hậu trường phim

23:20:54 07/02/2025
Song Joong Ki từng bị nói bật khóc giữa họp báo vì Bogota: City of the lost ế ẩm, thế nhưng thực tế anh chỉ đang gãi ngứa chứ không hề quệt nước mắt như mọi người lầm tưởng.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lộ diện sau khi gây bão vì trang phục khoả thân

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lộ diện sau khi gây bão vì trang phục khoả thân

Sao âu mỹ

23:09:21 07/02/2025
Kanye West và Bianca Censori, cặp đôi trở thành tâm điểm chú ý trên thảm đỏ lễ trao giải Grammy cách đây vài ngày phản ứng trong lần lộ diện đầu tiên sau khi gây bão dư luận.
Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Pháp luật

23:07:28 07/02/2025
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai không có mâu thuẫn với ai, nhưng hẹn hò và tụ tập với nhau, sau đó lấy hung khí mang đi lượn các tuyến phố ở TP Hà Nội để gây rối.
Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Netizen

23:04:08 07/02/2025
Có ý kiến từ fan yêu cầu cô nàng dancer phải mặc kín. Hanni Lee, nữ dancer nổi bật trong cộng đồng mạng nói chung, với những người yêu thích vũ đạo nói riêng.
Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Sao châu á

22:55:37 07/02/2025
Mới đây nhất, khoảnh khắc Karina - Winter đùa giỡn trên sân khấu đã trở thành chủ đề tranh cãi gây bão mạng xã hội.
Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Tv show

22:49:09 07/02/2025
Nam kỹ sư đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Mọt game

22:40:53 07/02/2025
Xạ Thủ nhà T1 Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ một sự thật. Có lẽ ngay khi CKTG 2024 kết thúc, không ai có thể nghĩ được rằng Gumayusi sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại
NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

Nhạc việt

22:40:32 07/02/2025
NSND Tự Long bày tỏ niềm hào hứng khi tham gia live concert Trạm yêu, có dịp hội ngộ những đàn em thân thiết như Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven.