Siêu bão Isaias sắp đổ bộ, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Florida
Trước dự báo bão Isaias đổ bộ với cường độ mạnh và kéo dài, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố tình trạng khẩn cấp đối với bang Florida.
Hôm 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với bang Florida, cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho bang này nhằm đối phó với cơn bão được dự báo đổ bộ với cường độ mạnh, thời gian dài.
“Việc ban bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump sẽ ủy quyền cho Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (Fema), phối hợp tất cả các nỗ lực cứu trợ thiên tai với mục đích giảm bớt khó khăn và thiệt hại do tình trạng khẩn cấp gây ra cho người dân địa phương và thực hiện biện pháp hỗ trợ thích hợp, cần thiết”, tuyên bố của Nhà Trắng cho hay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với bang Florida. (Ảnh: AP)
Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (Fema) được “ủy quyền để xác định, huy động và cung cấp các thiết bị và tài nguyên cần thiết để giảm bớt tác động, thiệt hại từ cơn bão Isaias”.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, nhà tài trợ liên bang sẽ chi trả 75% chi phí để chống lại cơn bão Isaias.
Trước đó một ngày, Trung tâm Dự báo bão quốc gia của Mỹ (NHC) cho biết, cơn bão nhiệt đới Isaias trên đường di chuyển tới bang Florida. Bão đã quét qua Bahamas, gây ra những mối nguy hiểm mới đối với bang này.
Video đang HOT
Theo NHC, với sức gió lên tới 120 km/h, bão Isaias đã gia tăng cường độ vào đêm 30/7 sau khi tràn qua Cộng hoà Dominicana.
Kể từ 4h ngày 31/7 (theo giờ Việt Nam), Isaias nâng cấp độ thành một cơn bão mạnh và di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ hơn 20 km/h, gây ra gió mạnh. Bão tràn vào khu vực phía Đông Nam Bahamas và hai chuỗi đảo Turks và Caicos.
Nhiều cảnh báo về mức độ nguy hiểm của cơn bão từng được đưa ra khi nó tấn công Bahamas, trong khi nhiều khu vực giáp bờ biển phía Đông bang Florida (có khu vực Palm Beach – nơi có khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Donald Trump) đang nằm trong “tầm ngắm” của cơn bão.
Mỹ lộ điểm yếu khi cố vấn an ninh nhiễm nCoV
Người Mỹ dường như nhận ra không ai an toàn trước Covid-19, thậm chí cả Robert O'Brien, người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho quốc gia này.
Nhà Trắng cho biết O'Brien là quan chức cấp cao nhất được xác nhận dương tính với nCoV kể từ khi dịch bùng phát tại Mỹ. Đây cũng là lần gần nhất giới chức phát hiện người làm việc gần Tổng thống Donald Trump nhiễm nCoV.
Thông tin O'Brien nhiễm nCoV cho thấy mối đe dọa từ đại dịch đang rình rập ngay phía trong Nhà Trắng và lo ngại về cách xử lý cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng của chính quyền, theo Samantha Vinograd, nhà phân tích an ninh của CNN.
"Nếu chính phủ không thể bảo vệ được sức khỏe của các quan chức hàng đầu như O'Brien, khó có thể tự tin họ có thể làm điều tương tự cho người dân Mỹ", Vinograd nhận định.
Vinograd cho rằng việc O'Brien nhiễm nCoV gần giống như "tình trạng khẩn cấp" về sức khỏe. Dù Nhà Trắng từng báo cáo một số trường hợp nhân viên nhiễm nCoV, trường hợp của O'Brien đáng báo động hơn khi phạm vi tiếp xúc của ông lớn hơn rất nhiều.
Cố vấn an ninh Robert O'Brien tại một cuộc phỏng vấn gần Nhà Trắng, thủ đô Washington, hôm 24/5. Ảnh: AFP.
Thông thường, cố vấn an ninh quốc gia thường tiếp xúc với Tổng thống, Phó tổng thống, Chánh văn phòng Nhà Trắng cùng nhiều quan chức nội các khác mỗi ngày, trong các buổi họp báo Covid-19 tại Phòng Bầu dục, hay các buổi họp của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Phòng Tình huống.
Một cố vấn an ninh cũng thường phải tiếp xúc ít nhất với hàng chục nhân viên an ninh thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác mỗi ngày, khi phải nhận báo cáo trực tiếp của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), nhân viên của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) cùng nhiều người khác.
Tuy nhiên, Nhà Trắng xác nhận O'Brien có một số triệu chứng nhẹ của Covid-19, khẳng định Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Mike Pence không gặp nguy cơ lây nhiễm nCoV. O'Brien đã không xuất hiện ở văn phòng từ tuần trước và ông vẫn điều hành Hội đồng An ninh Quốc gia qua điện thoại, theo Bloomberg.
Song Vinograd nhận định kết quả xét nghiệm dương tính của O'Brien có nghĩa nCoV có thể đã tồn tại ở Cánh Tây Nhà Trắng một khoảng thời gian. Vấn đề có thể nghiêm trọng hơn khi giữa tháng 7, O'Brien cùng các trợ lý và mật vụ Mỹ đã tới châu Âu để gặp người đồng cấp Anh, Pháp, Đức và Italy. Bức ảnh do NSC chia sẻ cho thấy họ đứng cạnh nhau mà không đeo khẩu trang. Nhiều bức ảnh mà Nhà Trắng chia sẻ cũng cho thấy O'Brien không đeo khẩu trang khi tới thăm nghĩa trang lính Mỹ thiệt mạng trong Thế chiến I tại Pháp.
Điều này càng làm dấy lên lo ngại O'Brien có thể vô tình lây nCoV cho những người từng tiếp xúc nếu ông đã bị nhiễm nCoV trong chuyến đi này. "Sự thực là chúng tôi không biết chính xác O'Brien bị nhiễm nCoV khi nào và bằng cách nào", Vinograd cho hay.
O'Brien nói với một người bạn rằng ông nghĩ mình bị nhiễm nCoV sau bữa tiệc gia đình được tổ chức cách đây một tuần, Washington Post dẫn nguồn tin thân cận giấu tên. Trong khi đó, Larry Kudlow, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, nói với phóng viên hôm 27/7 rằng con gái của O'Brien cũng bị nhiễm nCoV và rất có thể đây là người đã lây virus cho ông.
Dù các nguồn tin cho biết O'Brien không xuất hiện ở văn phòng từ tuần trước và Trump cũng khẳng định "không gặp O'Brien" gần đây, điều này không đủ để khiến người Mỹ bớt lo lắng, theo Vinograd.
"Tuyên bố của Nhà Trắng nghe có vẻ như Tổng thống không dành nhiều thời gian cho người đàn ông được cho là cố vấn cấp cao nhất của mình về các vấn đề an ninh quốc gia", Vinograd nhận định.
Lần cuối cùng O'Brien gặp Trump được cho là trong chuyến thăm trụ sở Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) ở Florida hôm 10/7. Việc Trump và O'Brien "thiếu kết nối" có thể được cho là do chuyến đi châu Âu của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nhưng điều này lại làm dấy lên nhiều lo ngại.
Việc Trump thừa nhận không gặp O'Brien trong một thời gian dài cho thấy họ không làm việc cùng nhau, như tổ chức các cuộc họp của NSC, hay họp báo hàng ngày của Tổng thống.
"Ngoài hy vọng O'Brien sẽ hồi phục nhanh, chúng tôi cũng hy vọng Covid-19 có thể sớm được kiểm soát bởi nó đang tạo ra mối đe dọa cho an ninh. Bất cứ khi nào một quan chức cấp cao không thể đảm đương toàn bộ công việc của họ, nó sẽ gây ra sự gián đoạn ở cấp điều hành", Vinograd cho hay.
Thông tin Cố vấn An ninh Quốc gia O'Brien nhiễm nCoV đến giữa lúc Mỹ liên tiếp ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm nCoV mới mỗi ngày. Mỹ ngày 28/7 ghi nhận hơn 1.200 người chết vì Covid-19, mức cao nhất từ tháng 5, khi nhiều bang báo cáo số ca tử vong kỷ lục. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã báo cáo hơn 4,4 triệu ca nhiễm và hơn 150.000 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát.
Nhà Trắng đang cố gắng gửi đi thông điệp rằng mọi hoạt động của nước Mỹ vẫn diễn ra bình thường và ổn định, dù quan chức cấp cao nhiễm nCoV. Song, Tổng biên tập Global Times Hồ Tích Tiến trong bài đăng Twitter hôm 27/7 nhận định Mỹ đã "mất kiểm soát" nCoV.
"Việc Nhà Trắng không thể đảm bảo an toàn cho chính cố vấn an ninh hàng đầu của mình đã gửi đi thông điệp đáng sợ rằng khả năng đối phó với Covid-19 của chính quyền không đủ tốt", Vinograd viết.
Đại dịch COVID-19 tập trung vào 3 'điểm nóng' nhất thế giới Trong khi châu Âu đã qua giai đoạn nghiêm trọng nhất của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thì tại châu Mỹ và một số nước châu Á, tình hình ngày càng phức tạp. Châu Mỹ: Số ca mắc và tử vong ở Mỹ và Brazil đều tăng Mỹ và Brazil là hai điểm nóng nhất châu Mỹ và cũng là...