Siết thuế chuyển nhượng BĐS theo giá thị trường: Được hay mất?
Có thể thấy, chỉ trong một thời gian ngắn siết lại việc kê khai giá chuyển nhượng BĐS, có địa phương đã tăng thu hàng trăm tỉ đồng tiền thuế.
Tuy nhiên, người dân và cán bộ thuế nhiều địa phương cho biết đang lúng túng với việc “xác định giá đúng”.
22% hồ sơ mua bán nhà đất Tp .HCM bị trả về vì kê khai giá thấp
Kể từ thời điểmBộ Tài chính có công văn chỉ đạo Tổng cục thuế khẩn trương thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS, theo Cục Thuế Tp.HCM, đã có 10.900 hồ sơ trong tổng số 48.300 hồ sơ mua bán BĐS bị cơ quan thuế trả lại kèm theo đề nghị để sửa giá giao dịch.
Trong bốn tháng đầu năm 2022, hoạt động chuyển nhượng BĐS diễn ra sôi động. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp chuyển nhượng BĐS kê khai giá mua bán với cơ quan thuế thấp hơn so với giá thực tế nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Trung bình cứ khoảng năm hồ sơ nộp thì có một hồ sơ bị cơ quan thuế trả về để sửa lại giá do giá kê khai quá thấp.
Để tính đúng giá trị kê khai trong hợp đồng mua bán BĐS, cơ quan thuế dựa vào ba nguồn dữ liệu chính, gồm: lịch sử giao dịch được kê khai trong thời gian gần nhất; một số hồ sơ đã kê khai và nộp tại cơ quan thuế của các BĐS có vị trí tương đồng; tra cứu giá phê duyệt của UBND thành phố với các dự án, hoặc giá đền bù thực tế của Nhà nước, giá trên các website giao dịch… Nếu mức chuyển nhượng thấp hơn giá giao dịch thực tế, cơ quan thuế gửi giấy mời người dân lên xem xét lại. Trong 15 ngày, người dân không trả lời, cơ quan thuế sẽ trả hồ sơ cho văn phòng đăng ký đất đai đề nghị người nộp thuế điều chỉnh.
Trong thời gian qua, Cục Thuế Tp.HCM đã xử lý 10.876 hồ sơ chuyển nhượng BĐS, thu thêm hơn 180 tỷ đồng cho ngân sách, trong đó thuế thu nhập cá nhân là 147 tỷ đồng, lệ phí trước bạ là 33 tỷ đồng.
Sau khi ngành thuế siết lại việc tính thuế chuyển nhượng BĐS, buộc các bên giao dịch phải kê khai đúng giá, hiện tượng kê khai 2 giá khi mua bán nhà đất đã giảm mạnh, số thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản tăng cao.
Dân lúng túng, phát sinh nhiều kiểu lách luật
Video đang HOT
Có thể thấy, chỉ trong một thời gian ngắn siết lại việc kê khai giá chuyển nhượng BĐS, có địa phương đã tăng thu hàng trăm tỉ đồng tiền thuế.
Tuy nhiên, người dân và cán bộ thuế nhiều địa phương cho biết đang lúng túng với việc “xác định giá đúng”.
Nhiều trường hợp việc xác định thế nào là khai đúng giá khiến nhiều hồ sơ thuế bị ách lại, ảnh hưởng đến cả người mua lẫn người bán. Có trường hợp đã chứng minh kê khai đúng giá, thanh toán hoàn toàn qua ngân hàng, ngân hàng định giá và cho vay một khoản tiền nhưng hồ sơ vẫn bị ách, ngay cả khi người bán làm cam kết nếu khai sai sẽ bị chuyển hồ sơ qua cơ quan công an.
Nhiều người bán nhà đất thừa nhận khai chưa đúng, phải khai lại với giá cao hơn và thuế nộp nhiều hơn, trong khi không ít người khẳng định đã khai giá đúng nhưng cơ quan thuế vẫn trả hồ sơ hoặc bắt khai lại. Nhiều kiểu lách đã xuất hiện trên thị trường.
Cụ thể, một số môi giới BĐS đã tư vấn khách hàng theo hướng “lách” bằng ủy quyền hoặc cho tặng, kiểu như: hai bên thỏa thuận sau khi xuống cọc 30 ngày thì bên mua – bên bán sẽ không ra công chứng sang tên mà chỉ làm hợp đồng công chứng ủy quyền, chỉ mất vài trăm ngàn và 15 phút sau cầm sổ về. Hợp đồng công chứng ủy quyền giá trị đến 10 năm, có thể ủy quyền đến 2 lần lại không phải chờ đợi. Trong khi, công chứng chuyển nhượng phải khai bằng 70-80% giá trị thực mới qua được.
Theo quy định hiện nay nếu người nhận bất động sản thuộc dạng cho, tặng phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10% nhưng tính trên bảng giá đất do UBND tỉnh, TP ban hành. Hiện bảng giá đất có nơi chỉ bằng 10 – 15% giá thị trường, thậm chí còn thấp hơn, do vậy nhiều người lách theo cách này có lợi hơn so với nộp thuế 2% trên giá chuyển nhượng thực tế.
Chưa kể, việc siết thuế theo giá thị trường đã khiến bên bán đã tính thêm khoản này vào trong giá bán và đẩy giá bán tăng tương ứng hoặc thỏa thuận chuyển nghĩa vụ này sang cho người mua.
Theo Tổng cục Thuế, số thu thuế từ hoạt động chuyển nhượng BĐS tăng qua những năm gần đây. Chẳng hạn, năm 2020 tăng gần 1.800 tỉ đồng, tỷ lệ tăng 12% so với năm 2019; năm 2021 tăng hơn 4.900 tỉ đồng, tỷ lệ tăng 30% so với năm 2020. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 tăng 3.200 tỉ đồng, tỷ lệ tăng 63% so với 3 tháng đầu năm 2021. Trong giai đoạn 1/1/2021 – 15/1/2022, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện đấu tranh chống thất thu với 233.983 tổ chức, cá nhân có hồ sơ chuyển nhượng BĐS qua đó tăng thu hơn 500 tỉ đồng.
Chỉ tính riêng giai đoạn 3 tháng đầu năm 2022, có 60.289 hồ sơ với số thu tăng hơn 326 tỉ đồng.
Thế nhưng, việc siết 2 giá trong kê khai chuyển nhượng BĐS cũng đang dẫn tới việc hồ sơ chuyển nhượng BĐS ùn ứ trong khi xác định giá thị trường để tính thuế khá mông lung.
Làm thế nào cho hiệu quả?
Ủng hộ việc cơ quan thuế chống thất thu trong lĩnh vực này nhưng theo LS Trần Xoa, cần phải xem lại cách làm hiện nay chưa được hiệu quả, nhiều khi “làm quá” mà vi phạm luật và gây thiệt hại cho người dân .
Còn ôngNguyễn Ngọc Tịnh, Phó chủ tịch Ban Đào tạo và chính sách, Hội Tư vấn và đại lý thuế TP.HCM cho rằng hiện các địa phương trả hồ sơ lại rất nhiều vì cho rằng khi bán một căn nhà nhưng người dân khai giá thấp hơn thực tế, hoặc cán bộ cảm thấy giá mua bán kê khai thuế thấp nên yêu cầu khai lại. Khi ra quyết định này, cơ quan thuế dựa vào dữ liệu của các giao dịch tương đương hoặc gần đó để tham chiếu và căn cứ vào bảng giá đất mà các địa phương ban hành để giá mua bán không thấp hơn bảng giá này. Nhưng bảng giá đất thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Tuy nhiên giá nào là giá thị trường thì cơ quan thuế cũng không giải thích được mà chỉ nói chung chung rằng giá thị trường là giá tham chiếu các giao dịch gần đó.
“Quyền giao dịch tài sản là quyền của mỗi công dân, miễn không vi phạm pháp luật, nên không có chuyện bắt người dân phải bán nhà này bằng giá nhà kia, thậm chí họ có quyền cho hoặc biếu tặng. Hiện nay pháp luật không có gì ràng buộc người dân phải bán một nhà đất theo giá nào. Do đó, cần phải xây dựng bảng giá đất sát giá thị trường và một biên độ để xác định giá tính thuế ra sao cho hợp lý để nhà nước không thất thu và người dân cũng không quá thiệt hại vì đóng thuế quá nhiều khi mà đầu tư BĐS có thể bị lỗ”, ông Tịnh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, LS Trần Đức Phượng, Đoàn LS Tp.HCM cho hay, các địa phương cần xây dựng ngay một bảng giá tính thuế cho BĐS để công khai rõ ràng, minh bạch chứ không thể mãi dựa vào sự trung thực của người kê khai nộp thuế, cũng không thể cứ mãi có tình trạng chi cục thuế trả lại hồ sơ vì thửa đất bên cạnh bán với giá cao hơn. Điều này rất không chuyên nghiệp và lãng phí thời gian của các bên.
Theo LS Phượng, không lẽ hồ sơ nào ngành thuế cũng phải đi thẩm định lại xem người dân kê khai có đúng giá thị trường hay chưa. Điều này rất tủn mủn, thậm chí không đủ người để làm nên mới có tình trạng hồ sơ dồn cục ở các chi cục thuế. Không những vậy còn phát sinh tiêu cực, lách luật.
Thị trường bất động sản Quảng Ninh đã qua 'sốt nóng', có nên đổ tiền vào thời điểm này?
Bất động sản khu vực Hạ Long hiện không còn tình trạng 'sốt nóng' như trước đây một năm nhưng vẫn có giao dịch, giá cao hơn 10-15% so với đầu năm 2021.
Vậy có nên đầu tư vào thời điểm này hay không, nên đầu tư vào phân khúc nào?
Có trong tay gần chục tỷ đồng, anh Trần Anh Dũng ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang 'nhắm' đến đầu tư bất động sản ở Quảng Ninh.
Tìm hiểu thị trường, anh Dũng thấy, khu vực Hạ Long (Quảng Ninh) vài năm gần đầy được đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển khiến bất động sản khu vực này trở nên sôi động; thậm chí đã có tình trạng 'sốt đất' ảo trên địa bàn khiến chính quyền thành phố phải có văn bản cảnh báo người dân, nhà đầu tư.
Sau thời gian 'sốt nóng', giá bất động sản ở Quảng Ninh có còn tăng nữa không, có nên đầu tư thời điểm này? (Ảnh minh họa)
"Bất động sản khu vực Hạ Long hiện không còn tình trạng 'sốt nóng' như trước đây một năm nhưng vẫn có giao dịch, giá vẫn tăng 10-15% so với đầu năm 2021. Với các tuyến đường cao tốc thuận tiện, mất chưa đến 2 giờ đồng hồ để di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Nơi đây còn rất nhiều dư địa để phát triển du lịch cũng như bất động sản du lịch... Đó là lý do tôi muốn đầu tư vào bất động sản ở Quảng Ninh", anh Dũng chia sẻ.
Tuy nhiên, anh Dũng cũng băn khoăn, nếu đầu tư bất động sản thì tiềm năng tăng giá ở Quảng Ninh trong khoảng 2-3 năm tới sẽ khoảng bao nhiêu và nên đầu tư vào phân khúc nào?
Đánh giá về thị trường bất động sản Quảng Ninh, chia sẻ với PV Infonet, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Dự án THM Land cho rằng, đây là khu vực còn nhiều tiềm năng tăng giá mặc dù trước đây có những khu vực ở Quảng Ninh bất động sản đã có những đợt tăng giá đáng kể, có nơi tăng đến 50%.
Theo ông Đức, Quảng Ninh có cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện, đồng bộ; kết nối thuận tiện với các tỉnh xung quanh; cộng với việc sau dịch khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng rất đông là những điều kiện tốt để bất động sản như đất nền, biệt thự, liền kề, shophouse... nơi đây phát triển, tăng trưởng.
Ông Đức nhận định, với những tiềm năng tăng giá, giá bất động sản ở Quảng Ninh thời gian tới có thể tăng khoảng 10-30%.
Nhà đầu tư muốn đầu tư vào bất động sản ở Quảng Ninh thời điểm này thì nên đầu tư vào phân khúc nào và cần có bao nhiêu tiền?
Trả lời câu hỏi này của PV Infonet, ông Đức cho hay, nhà đầu tư có thể đầu tư vào những dự án có đầy đủ pháp lý sẽ vừa an toàn, vừa sinh lời. Có thể đầu tư biệt thự, liền kề ở những dự án lớn của các chủ đầu tư có uy tín; hay có thể đầu tư chung cư để khai thác cho khách du lịch thuê. Còn với đất nền ở vùng ven Quảng Ninh nếu đầu tư cần chú ý đến pháp lý, không nên chỉ nhìn vào mức giá, đầu tư theo đám đông.
"Tốt nhất, khi đầu tư phải có sẵn vốn, không nên vay ngân hàng quá nhiều. Có trong tay khoảng từ 3-7 tỷ đồng, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào các sản phẩm bất động sản ở các dự án lớn", ông Đức nói.
Hay tại huyện Vân Đồn, sau khoảng 7 tháng tạm ngừng, Vân Đồn phục hồi chính sách cho tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ ngày 17/3. Theo đó, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa với đất ở nông thôn, đô thị phải đảm bảo điều kiện thửa đất sau khi tách ra thuộc các khu vực theo quy hoạch 1/500 đã được duyệt là đất ở hiện trạng. Các thửa đất cũng cần đảm bảo đủ điều kiện theo quy định về đất đai, xây dựng và các chỉ đạo có liên quan của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Lựa chọn các nhà đầu tư uy tín vào ba khu công nghiệp mới ở Đà Nẵng Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, thành phố đang cố gắng lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm, đặc biệt là khả năng thu hút các nhà đầu tư để việc phát triển sản xuất công nghiệp thành phố có kết quả tốt hơn. ...