Siết thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Bộ GDĐT vừa công bố Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Nhiều quy định được đánh giá là siết chặt hơn nữa chất lượng của văn bằng, chứng chỉ này trong bối cảnh niềm tin vào giá trị thực chất của những tấm giấy thông hành này đang bị lung lay.
Ảnh minh họa.
Mở rộng đơn vị tổ chức thi
Theo Dự thảo, đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ được mở rộng hơn, không chỉ gồm đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi như quy định hiện hành mà các trường đại học (ĐH) cũng được phép tổ chức nếu đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH đối với chương trình đào tạo ngành ngoại ngữ đúng với ngoại ngữ tổ chức thi.
Trung tâm ngoại ngữ do chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc giám đốc sở GDĐT (nếu được chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập, các trường cao đẳng sư phạm có đào tạo ngành ngoại ngữ: được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).
Theo Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT, hiện có 14 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam (Tiếng Anh) theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT.
Theo đó, đơn vị phải có bộ phận độc lập thực hiện chức năng đánh giá năng lực ngoại ngữ; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chấm thi, cán bộ ra đề thi, cán bộ phân tích dữ liệu thi, cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên, đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; có ít nhất 20 cán bộ chấm thi nói và viết đối với tiếng Anh, 10 cán bộ chấm thi nói và viết đối với mỗi ngoại ngữ khác (nếu có)…
Video đang HOT
Ngoài việc đảm bảo được các điều kiện, đơn vị sẽ phải lập đề án tổ chức thi để gửi Bộ GDĐT thẩm định, kiểm tra và công khai đề án này lên website của trường để xã hội giám sát.
Bày tỏ quan điểm ủng hộ việc dự thảo bổ sung thêm những quy định để siết chặt hơn số lượng các đơn vị được phép tổ chức thi, cấp chứng chỉ, GS. TS Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng đây là việc làm cần thiết để đảm bảo chất lượng của chứng chỉ này phản ánh đúng thực lực của các cá nhân sở hữu nó.
“Trong tình hình nhan nhản bằng cấp giả, những bằng cấp thật được cấp ra phải đảm bảo đúng người, đúng chất lượng thì mới khiến xã hội tin tưởng. Nhưng cần hơn nữa là việc sử dụng, vận dụng ngoại ngữ này trong thực tế công việc chuyên môn như thế nào bởi dù bằng cấp cao đến đâu mà khi cần trao đổi với đồng nghiệp nước ngoài chẳng hạn, lại không nói được thì cũng bỏ đi”, GS Dong nhấn mạnh.
Tăng cường giám sát
Tại Dự thảo mới, các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sẽ được công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ. Nếu đơn vị tổ chức thi sai phạm và bị đình chỉ tổ chức thi thì hết thời hạn đình chỉ sẽ phải làm lại đề án khác, trình Bộ xem xét thẩm định.
Liên quan đến vấn đề này, GS Phạm Tất Dong cho rằng quy định nên làm chặt chẽ vấn đề này, chẳng hạn quy định thời hạn tối thiểu đơn vị đó phải chờ để có thể tiếp tục được phê duyệt đề án tổ chức thi bởi “một lần bất tín, vạn sự bất tin”.
Một lần xảy ra sai phạm thì không chỉ chịu trách nhiệm ở lần đó mà còn phải chịu hệ lụy lâu dài hơn chứ nếu vừa bị phát hiện sai phạm năm nay song năm sau lại vẽ ra đề án hay để được phê duyệt rồi lại vi phạm thì sẽ đánh mất niềm tin của xã hội.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), 14 đơn vị hiện đang được cấp phép đều đã được các trường, sở GDĐT trên cả nước kiểm tra, thẩm định lại theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, danh sách này sẽ có thể thay đổi nếu Bộ GDĐT tổ chức thanh tra, phát hiện đơn vị nào vi phạm thì đơn vị đó sẽ bị dừng hoạt động để khắc phục.
Như vậy, công tác thanh kiểm tra của Bộ và các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội cần được tăng cường hơn nữa để tránh những sự việc xảy ra vài năm rồi, đến khi có đơn thư tố giác hoặc bị truyền thông phanh phui thì mới lật lại.
Đơn cử như vụ việc cấp bằng giả văn bằng 2 ngoại ngữ của Trường ĐH Đông Đô, đã có tới 55 cá nhân sử dụng bằng giả đó vào các mục đích khác nhau… Nếu được phát hiện, ngăn chặn sớm thì những hành vi giả mạo, trái pháp luật sẽ không còn đất sống…
Theo dự thảo sửa đổi, các yêu cầu về việc thi và tổ chức thi sẽ được nâng cao hơn so với quy định hiện hành như yêu cầu ngân hàng câu hỏi phải tăng gấp đôi số lượng, từ 2022 sẽ thi hoàn toàn trên máy tính, đơn vị tổ chức thi chịu hoàn toàn trách nhiệm…
Từ năm 2022, sẽ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc trên máy tính?
Dự kiến từ năm 2022, tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, đều được tổ chức thi trên máy vi tính.
Dự kiến từ năm 2022 sẽ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc trên máy tính - ẢNH T.N
Bộ GD-ĐT vừa công bố để xin ý kiến góp ý dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Theo đó, đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ bao gồm: trường ĐH đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ ĐH đối với chương trình đào tạo ngành ngoại ngữ đúng với ngoại ngữ tổ chức thi và đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trung tâm ngoại ngữ do chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc giám đốc sở GD-ĐT (nếu được chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập, các trường cao đẳng sư phạm có đào tạo ngành ngoại ngữ: được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).
Về hình thức thi, dự thảo quy định: các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính. Kỹ năng nói được tổ chức bằng hình thức thi nói trực tiếp hoặc thi trên máy vi tính.
Đối với từng kỳ thi, dựa trên điều kiện thực tế, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay thi trên máy vi tính, thi nói trực tiếp hay thi nói trên máy vi tính để thí sinh biết trước khi đăng ký dự thi.
"Từ năm 2022, tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính", dự thảo thông tư nêu.
Ngân hàng đề thi chuẩn hóa theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT
Dự thảo cũng quy định: từ năm 2021, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT đối với môn tiếng Anh phải có ít nhất 50 đề thi; đối với đối tượng khác phải có ít nhất 100 đề thi; đối với môn ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi; trong đó, số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.
Các đơn vị có nhu cầu tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam xây dựng đề án báo cáo Bộ GD-ĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) để kiểm tra, xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng tổ chức thi theo quy định.
Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và đề thi được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT; bám sát định dạng đề thi và hướng dẫn làm đề thi theo từng định dạng đề thi được Bộ GD-ĐT quy định; đảm bảo chính xác, khoa học, chặt chẽ, rõ ràng.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2014, được phát triển trên cơ sở khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
Khung năng lực này được chia làm 3 cấp, bao gồm: sơ cấp, trung cấp, cao cấp và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).
Chấm dứt học giả, thi giả, đào tạo giả Bộ GD&ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Đây được xem là một trong những bước thay đổi quan trọng, tiến bộ và phù hợp với tình hình mới. Từ bằng giả của ĐH Đông Đô Mới đây CQĐT đã...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025
Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump
Thế giới
21:17:51 24/04/2025