Siết điều kiện giảm án với tù phạm tham nhũng
Sẽ tiếp tục lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
Đó là các thông tin đáng chú ý được đưa ra tại phiên họp thứ tư ngày 25/12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Tại phiên họp này, Ban chỉ đạo đã đánh giá công tác năm đầu tiên tổ chức theo mô hình mới. Theo đó, nhận định chung là Ban chỉ đạo cùng với Ban Nội chính Trung ương đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt kết quả bước đầu như cơ chế chỉ đạo, xử lý các vụ việc, án tham nhũng rõ ràng, hiệu quả hơn. Một số vụ nghiêm trọng, phức tạp đã được đẩy nhanh tiến độ, mở rộng điều tra, xét xử đúng luật, áp dụng mức án nghiêm khắc có tác dụng răn đe, được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Thời hạn phê chuẩn khởi tố, chuẩn bị xét xử quá ngắn
Tuy nhiên, Ban chỉ đạo cũng tự đánh giá là còn một số hạn chế, như hầu hết thành viên kiêm nhiệm, thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ PCTN chưa nhiều, vì vậy chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của ban. Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại địa bàn được phân công của một số thành viên chưa thường xuyên. Một số thành viên chưa chú ý báo cáo định kỳ theo quy định.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
Cũng tại buổi họp, Ban chỉ đạo đã đánh giá kết quả làm việc của bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý án tham nhũng và tự kiểm tra của các cơ quan pháp luật trung ương, các tỉnh – thành ủy. Theo đó đã chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc như khó thu thập chứng cứ liên quan đến ngân hàng. Bất cập từ quy định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra với cán bộ, đảng viên khi chưa khởi tố bị can. Thời hạn ba ngày để phê chuẩn khởi tố bị can, thời hạn một tháng để chuẩn bị xét xử… là quá ngắn trong những vụ án tham nhũng tinh vi, phức tạp.
Từ những phát hiện này, Ban chỉ đạo kiến nghị Bộ Chính trị giao Đảng, đoàn QH, Ban cán sự Đảng Chính phủ đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, ba ngành tố tụng trung ương cùng Thanh tra Chính phủ nghiên cứu giải pháp tăng cường trang thiết bị, điều kiện làm việc cho lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, chức vụ.
Xử lý nghiêm minh, kịp thời án tham nhũng nghiêm trọng
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư – Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh năm 2014 là năm rất quan trọng, chuẩn bị đại hội Đảng các cấp; công tác PCTN là vấn đề lớn, dư luận rất quan tâm, vì vậy trách nhiệm của Ban chỉ đạo là rất lớn. Sang năm 2014, yêu cầu chung đặt ra là tiếp tục đẩy mạnh công tác PCTN, làm tích cực hơn, quyết liệt hơn nữa, tạo chuyển biến tốt hơn, rõ rệt hơn năm nay. Theo đó cần tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, trong đó lưu ý quy định chặt chẽ hơn về điều kiện giảm án, tha tù với đối tượng phạm tội tham nhũng. Cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm.
Từ kinh nghiệm và kết quả hoạt động của bảy đoàn công tác, trong thời gian tới Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục thành lập một số đoàn, tới một số địa phương còn những hạn chế trong phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Một số vụ việc phức tạp, nghiêm trọng được lọc ra từ các cuộc kiểm tra, giám sát sẽ được đưa vào diện Ban chỉ đạo hoặc Ban Nội chính Trung ương đôn đốc, theo dõi.
Tổng Bí thư cũng đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo quan tâm, kiểm tra, đôn đốc hơn nữa công tác PCTN tại các địa bàn mình được phân công theo dõi. Trong đó cần tập trung mạnh vào việc phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng.
Theo Nghĩa Nhân
Pháp luật TPHCM
Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Trả lời câu hỏi: Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Ảnh minh họa (internet)
Xin được trả lời:
Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người điều khiển xe mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng bằng lái xe 30 ngày.
Theo Điều 55 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, cá nhân bị phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nói trên mà cá nhân bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại các Điều 66, 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005.
Theo Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bằng lái xe chỉ được cấp lại trong trường hợp: người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng; người có bằng lái xe bị mất; người bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không thời hạn.
Theo Đời sống Pháp luật
Phung phí sức dân với hàng ngàn tỷ đồng đổi giấy phép lái xe Người dân đang "loạn đầu" vì tình trạng "loạn phí" thì ý tưởng cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) theo công nghệ mới của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ra đời. Nhẩm tính, hơn 30 triệu GPLX nếu phải đổi, chi phí mà người dân bỏ ra sẽ lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Con số này quá "khủng" trong bối...