“Siết” đào tạo liên thông: Nghe ý kiến người trong cuộc và ngoài cuộc
“Rất ủng hộ quyết định này”, “rất tán thành quy định mới của Bộ GD”…, ngoài những ý kiến bất đồng tình với quy định của Bộ GD-ĐT về đào tạo liên thông, có nhiều độc giả ủng hộ quy định mới này tuy nhiên họ cũng cho rằng Bộ GD ra quyết định quá bất ngờ!
Không hợp lý
Trong hàng ngàn bình luận của bạn đọc gửi đến báo Dân trí, trong số những ý kiến phản đối quy định mới của Bộ GD-ĐT về đào tạo liên thông có nhiều bạn là những sinh viên hiện đang học (hoặc đã tốt nghiệp) Cao đẳng, Trung cấp và có ý định học liên thông:
“Khi Bộ GD ra cái quyết định này, những người học ĐH chính quy thì vỗ tay ăn mừng – vì cái bằng của các bạn sẽ bớt bị mất giá và cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường được mở rộng thêm. Còn sinh viên học TCCN, CĐ như chúng tôi thì chỉ có nước… ngồi khóc. Đọc xong bài báo về quyết định của Bộ GD, tôi bần thần… Mẹ nuôi 3 năm ăn học, sắp chuẩn bị ra trường, ước mơ bước chân vào giảng đường ĐH đang tới gần hơn… đùng một cái tan vỡ hết cả.” – Người gửi:Nguyên Hải Yên, email: meohenchara@gmail.com
Thí sinh dự thi Cao đẳng năm 2012. Quy định mới về liên thông của Bộ GD-ĐT khiến nhiều sinh viên Cao đẳng “choáng váng”.
“Vì các bạn không rơi vào trường hợp này nên các bạn đâu có biết dược cái éo le của những người như vậy. Nếu học xong 3 năm CĐ mà vẫn phải thi đầu vào ĐH như vậy thì thà luyện thi lại ĐH cho rồi. Bỏ tiền của và công sức 3 năm hoàn thành CĐ chỉ để quay về mốc ngang bằng với những học sinh mới tốt nghiệp chuẩn bị thi ĐH sao?” – Người gửi: Nguyễn Đỗ Hoàng Kim, email:macachua143@yahoo.com
“Thông tư này không hợp lý vì như vậy lượng học sinh được học liên thông rất ít, các bạn học xong 3 năm thì sẽ không thể nhớ được kiến thức cũ, còn các bạn mới tốt nghiệp thì lai không thể thể thi văn hóa như các bạn học cấp 3. Nếu như vậy các bạn thi trượt đại học tốt nhất là nghỉ ở nhà ôn thi lại năm sau thi tiếp chứ đi học thế cho tốn tiền” – Người gửi: Ngọc Vinh, email:longn02@gmail.com
“Như thế này thì sinh viên cao đẳng, trung cấp nghề muốn học lên thì sẽ ra sao? Bỏ 3 năm CĐ về thi ĐH thì mất 3 năm không công à?” – Người gửi: Nguyễn Thị Hoa, email:nguyenhoa_0210@yahoo.com.vn
“Tại sao học xong cao đẳng lại phải thi kiến thức phổ thông, vậy học cao đẳng để làm gì?” – Người gửi: Huynh Van Sang, email:herocabl@gmail.com
“Nếu phải thi lại đại học thì học cao đẳng làm gì nữa ở nhà năm sau thi lại cho nhanh?” – Người gửi: Vu Tri Trung, email:vutitrung_1607@yahoo.com
“Em nghĩ rằng thắt chặt đầu vào là rất tốt. Nhưng mà muốn liên thông lên đại học thi phải thi cùng học sinh phổ thông thì quá khó cho chúng em. Có nhiều hình thức thi để đảm bảo chất lượng mà.” – Người gửi: Ngô Trang, email:logictic_268@yahoo.com
“Mình thấy chưa nói đến việc học 3 năm sau đó thi có đỗ không? Nhưng cái việc thi theo kiểu đại học là không ổn rồi, nếu như vậy thì học cao đẳng làm gì nữa!” – Người gửi:Nguyễn Thị Thùy Dương, email:duongthuy1992@gmail.com
Video đang HOT
“Theo tôi nếu ra quy định này thi các bạn mới tốt nghiệp ra trường CĐ, Trung cấp sẽ ra sao, đi học 3 nam coi công cốc. Mà sau 3 năm mới được thi thì thử hỏi xem kiến thức còn nhớ được bao nhiêu? Trong khi ai cũng biết kiến thức học trong trường và ngoài thực tế khác nhau.” – Email:ma_rom2003@yahoo.com
“Bộ ra quyết định như thế ai đi học CĐ hay trung cấp nữa thà bỏ 2 năm đi học trung cấp đấy ở nhà ôn thi còn hơn. Bây giờ học xong 3 năm lại phải bắt đầu lại từ đầu” – Email:vuongthuy2504@gmail.com
Hoan nghênh!
Ngoài những ý kiến bày tỏ bất đồng tình với quy định này, rất nhiều độc giả cho biết ủng hộ quy định này, đây cũng là một cách để chấn chỉnh chất lượng đào tạo liên thông.
“Tôi ủng hộ quyết định này.” – Người gửi: email:thuhoai1122@yahoo.com
“Tôi hoan nghênh quyết định của Bộ GD. Quyết định này sẽ tránh được nhiều bất công trong xã hội. Ai muốn vào đại học thì nhất thiết phải học thực, thi thực là đúng thôi.” – Email:hathuy_lehoan@gmail.com
“Tôi ủng hộ quyết định của Bộ, chất lượng liên thông mấy năm gần đây ngày càng giảm xuống, đây là quyết định để thay đổi tình trạng thừa thầy thiếu thợ” – Email:ngoctaixd93@gmail.com
“Em thấy Bộ ra quy định này là hợp lí. Nếu làm như vậy thì chất lượng giáo dục mới tốt lên được. Hiện nay, chương trình đào tạo liên thông ở các trường rất bát nháo nên Bộ giáo dục nên siết chặt chương trình đào tạo liên thông.” – Người gửi: Hồng Cúc, email:rainbolide94@yahoo.com
“Tôi ủng hộ quyết định này của Bộ GD-ĐT, việc này đáng ra phải làm từ lâu rồi.” – Người gửi: Le Minh, email: leminh@gmail.com
“Tôi cũng đang học Cao đẳng, tôi ủng hộ quy định của Bộ Giáo dục. Chất lượng đào tạo liên thông của nhiều trường đang suy giảm. Bằng liên thông đang dần bị xã hội tẩy chay. Học liên thông xong ra trường không được xã hội chấp nhận. Chẳng phải học cũng như không.” – Email: hhuuluc@gmail.com
“Mình cũng từng học cao đẳng rồi liên thông lên đại học nên mình biết rằng chất lượng đào tạo liên thông kém hơn hẳn so với chính quy. nếu cứ đào tạo ồ ạt như hiện nay thì sẽ bất công bằng với sinh viên chính quy. Vì vậy mình thấy quyết định mới hoàn toàn hợp lý” – Người gửi: Do Ha, email: usmocdth@yahoo.com
Bộ GD ra quy định đột ngột!
Bày tỏ ý kiến đồng tình với quy định mới của Bộ GD-ĐT nhưng cũng có không ít ý kiến nhận định rằng Bộ ra quyết định này có phần đột ngột.
“Từ trước đến nay chúng ta làm gì cũng có kế hoạch, sao lần này các chú, các bác ở Bộ GD ra Thông tư quá bất ngờ làm cho chúng cháu ngợp thở.” – Người gửi: email:tieumieu1993@yahoo.com
Thí sinh dự thi Cao đẳng năm 2012
“Tôi cũng đồng ý với quyết định của Bộ GD. Nhưng chỉ tính từ bây giờ trở đi thôi, còn những ai đang học trung cấp hay cao đẳng thì phải được liên thông” – Người gửi: Tiến Đạt, email:tiendat200152@yahoo.com.vn
“Tôi đồng ý với quyết định của Bộ GD-ĐT để siết chặt chất lượng đào tạo liên thông hiện nay. Nhưng Bộ GD-ĐT nên thay đổi một chút, người tốt nghiệp bằng Khá Giỏi có 1 năm rồi thi. Người có bằng Trung bình có 2 năm rồi thi thì hợp lý hơn.” – Email:quytq.1993@gmail.com
“Em hoàn toàn không đồng ý với quy định này. Học xong 3 năm CĐ rồi lại phải ôn lại kiến thức phổ thông cấp 3 vậy thì tụi em chẳng còn kiến thức nữa… vả lại học xong đợi 36 tháng mới được đi học tiếp thì nản quá… Mong rằng Bộ xem xét lại và có thể dời quy định tới năm 2015″ – Người gửi: Gia Kien, email: conduongtoidi.vn@gmail.com
“Nếu ban hành quyết định như vậy thì nên thông báo sớm để những sinh viên đang học trung cấp, cao đẳng bây giờ biết trước để thi lại đại học mới đúng, Bộ ra quyết định bất ngờ vậy quá thiệt thòi cho sinh viên TC, CĐ định liên thông đợt này. Nếu quy định này 2 năm nữa áp dụng thì được.” – Email:phuthuythoisaotruc@yahoo.com
“Theo tôi nếu có áp dụng quyết định này thì nên bắt đầu áp dụng cho những học sinh chuẩn bị thi đại học sắp tới. Chứ giờ áp dụng cho tất cả những sinh viên đang theo học trung cấp, cao đẳng thì gây nhiều khó khăn cho họ. Giả dụ như những sinh viên này muốn lấy bằng đại học thì quay trở lại ôn thi đại học vào kỳ thi sắp tới thì nhanh hơn. Nhưng lại tốn biết bao nhiêu tiền của của bố mẹ để đi học, giờ lại bỏ thì phí mà lại mất nhiều thời gian nữa.” – Người gửi: Đông, email:dongnguyen@gmail.com
“Đồng ý với ý kiến của Bộ. Bạn đã chấp nhận ngay từ đầu là Trung cấp hay Cao đẳng, sau khi tốt nghiệp, làm việc tương xứng với ngành nghề. Nếu cứ dễ dàng lên Đại học, hóa ra các trường đào tạo Cao đẳng chỉ phục vụ mục đích đi vòng lên Đại học à?” – Email:betaglucan1613@yahoo.com
“Tại sao 3 năm trước đây bộ không nói sớm để em đi học ĐH. Mà phải chấp nhận đi học CĐ để liên thông lên trường ĐH uy tín hơn. Để rồi đùng 1 cái bắt em thi lại kiến thức cách đây 3 năm.” – Người gửi:Anh Tuấn
“Bộ GD-ĐT rất đúng với quy định này. Việc chất lượng liên thông tràn lan hiện nay rất kém, học liên thông mà cứ chạy tiền để qua môn, kiểu gì cũng có bằng đại học. Nhưng cách làm của Bộ nên thông báo rộng rãi từ 1 đến 2 năm rồi áp dụng, như vậy chủ động cho sinh viên hơn.” – Người gửi: Vu Tien Dao, email:vutiendao91@gmail.com
Thu Minh ( tổng hợp)
Theo dân trí
Tuyển dụng từ chối, đào tạo cứ "nhồi"
Sau hệ tại chức, tiếp đến hệ đào tạo liên thông đại học bị các nhà tuyển dụng từ chối. Việc không đảm bảo chất lượng hệ liên thông cũng được chính cơ quan quản lý ngành học thừa nhận nhưng thực tế tuyển sinh hệ này năm nay vẫn rất phức tạp.
"Không tiếp nhận liên thông"
Trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm nay, một loạt địa phương trên cả nước đã tiến hành công tác tuyển dụng viên chức cho ngành giáo dục nhưng đều thông báo rõ chỉ tuyển hệ chính quy như Sở GD-ĐT Thái Nguyên, Sở GD-ĐT Phú Thọ, Sở GD-ĐT Hà Nội... Sở GD-ĐT Phú Thọ thông báo tuyển viên chức năm 2012 nêu rõ yêu cầu người dự tuyển viên chức giáo viên "Tốt nghiệp hệ chính quy tập trung (không bao gồm chính quy liên thông).
Còn Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo có nhu cầu tuyển số lượng khá lớn, hơn 800 chỉ tiêu tuyển viên chức cho các trường công lập 2012 nhưng nêu rõ: "Không tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tốt nghiệp đại học theo hình thức liên thông". Theo đó, các đơn vị tuyển dụng này chỉ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển của những người tốt nghiệp hệ chính quy của trường đại học sư phạm hoặc khoa sư phạm của các trường đại học công lập hoặc tốt nghiệp đại học ở các trường khác (ngoài sư phạm) trong và ngoài nước phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Cùng bằng chính quy nhưng cử nhân hệ liên thông đang ngày càng bị từ chối tuyển dụng nhiều hơn. (Ảnh minh họa)
Với lý do, tuyển dụng ngành sư phạm cần đòi hỏi khắt khe về đầu vào với yêu cầu đào tạo bài bản thì sinh viên tốt nghiệp hệ liên thông, dù vẫn là bằng chính quy nhưng đã chính thức không được xếp vào danh sách ứng viên được tuyển dụng với ngành này. Nhận xét về việc phân biệt giữa đào tạo hệ chính quy tập trung với liên thông trong tuyển dụng, GS. Văn Như Cương cho biết, ông hoàn toàn đồng ý. "Bản thân tôi cũng từng có lần tham gia đào tạo tại chức, tôi hiểu bản chất thật sự của guồng quay này. Hệ liên thông, hệ tại chức thực sự là "cần câu cơm" của các trường ĐH, trong khi việc quản lý lại không đến nơi đến chốn".
Bộ siết chặt các trường làm ngơ
Đúng như GS. Văn Như Cương nhận định, hệ liên thông cũng như tại chức là nguồn thu nhập lớn của các trường. Chính vì thế, ngay sau khi có chủ trương đào tạo liên thông, trước nhu cầu lớn của người học, đặc biệt là từ bậc trung cấp, cao đẳng nghề lên đại học, nhiều trường đã ngay lập tức "bắt nhịp" với trào lưu này dù chưa được Bộ đồng ý.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường không tổ chức liên kết đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy ngoài cơ sở đào tạo của trường nhưng thực tế có những đơn vị đang triển khai chiêu sinh và đào tạo cách trụ sở của mình đến cả nghìn kilômét. Trường ĐH Điện lực không chỉ liên thông tại các cơ sở ở phía Bắc mà thông báo chiêu sinh cả ở cơ sở phía Nam đặt tại TP Hồ Chí Minh. Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Bắc Ninh cũng tuyển sinh và đào tạo hệ liên thông ĐH chính quy 2 ngành Kế toán, Tài chính - Ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh... Trường CĐ nghề kỹ thuật công nghệ cũng thông báo học sinh học hệ CĐ nghề, trung cấp nghề khi tốt nghiệp được học liên thông lên CĐ, ĐH chính quy tại trường.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng thông báo tuyển sinh hệ nghề và khẳng định sinh viên hệ nghề được dự thi liên thông lên ĐH chính quy và sẽ được nhận bằng ĐH chính quy do Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cấp. Trong khi đó, theo quan điểm của Bộ GD-ĐT vì hai hệ CĐ nghề và CĐ chính quy có nhiều nội dung khác nhau (CĐ nghề học về thực hành, không thi tuyển, CĐ chính quy phải qua thi tuyển, chương trình đào tạo bao gồm lý thuyết và thực hành) nên trường nào muốn liên thông hệ CĐ, trung cấp nghề phải làm đề án trình Bộ xem xét thẩm định rồi mới cấp phép chứ không thể "vô tư" đào tạo.
"Hiện nay việc tổ chức, quản lý đào tạo liên thông, liên kết tại một số đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng không đúng quy định và chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng. Để chấn chỉnh đào tạo liên thông, liên kết, yêu cầu các trường đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, từ trung cấp nghề và cao đẳng nghề lên cao đẳng và đại học phải có quyết định giao nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng, trên cơ sở các trường công bố công khai chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng, kế hoạch đào tạo cho người học trên trang thông tin điện tử của trường, Bộ sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý các trường thực hiện sai quy định trong đào tạo liên thông, liên kết. Có thể thấy rằng, trong khi chờ Bộ kiểm tra, xử lý thì thực tế, đầu ra của hệ đào tạo này đang có nguy cơ thu hẹp bởi những sự từ chối thẳng thừng của các đơn vị tuyển dụng.
Theo ANTĐ
Cửa liên thông sẽ hẹp hơn Nhiều trường cho rằng những quy định trong dự thảo thông tư quy định đào tạo liên thông lên CĐ, ĐH vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra khiến cánh cửa liên thông hẹp hơn bao giờ hết. Theo đó, khi liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển hai môn...