Siết chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra các cơ sở đào tạo cử nhân luật
Bộ Tư pháp đang chủ trì thực hiện dự thảo Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật”.
Đề án được xây dựng với mục đích đánh giá thực trạng đào tạo cử nhân luật của Việt Nam theo yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp; đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật mang tính then chốt và toàn diện để khắc phục được những hạn chế, bất cập; làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược cải cách tư pháp.
Đề án được xây dựng gồm 7 mục, đưa ra các tiêu chí cao hơn, mạnh dạn xây dựng các giải pháp có hiệu quả để tăng cường chất lượng đào tạo cử nhân luật. Điển hình là triển khai xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chuẩn chương trình đào tạo cử nhân nhóm ngành luật theo các quy định của khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định siết chặt chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, điều kiện đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, thực tập; tăng cường công tác dự báo và sớm công bố thông tin về nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo.
Học viện Hải quân: Chú trọng huấn luyện, thực hành trong đào tạo
Thời gian qua, Học viện Hải quân đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Video đang HOT
Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của đơn vị cũng được chú trọng triển khai có hiệu quả.
Gắn lý thuyết với thực hành
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Học viện Hải quân đã đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, gắn chất lượng đổi mới phương pháp, bồi dưỡng giảng viên với kết quả thực hiện nhiệm vụ của tập thể, cá nhân. Các khoa, bộ môn đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức nhiều hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn và phương pháp dạy học tích cực cho giảng viên.
Kiểm tra công tác huấn luyện học viên tại Khoa Tên lửa - Pháo tàu.
Đại tá Lại Hồng Đông - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Hải quân cho biết, trong đào tạo, cùng với giảng dạy lý thuyết, công tác huấn luyện thực hành, thực tập cho học viên được chú trọng. Năm 2022, học viện đã tổ chức thực hành, thực tập trên biển tại Trung tâm Huấn luyện thực hành, Trung tâm Huấn luyện mô phỏng và các phòng học chuyên dùng cho hàng ngàn lượt học viên; tổ chức 3 chuyến thực tập đường dài trên biển.
Cùng với đó, học viện đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho 103 lớp, 1.831 học viên. Đa số các khoa đã xây dựng được dữ liệu bài giảng dùng chung, số hóa hàng trăm giáo trình, tài liệu phục vụ dạy học. Các đội tuyển Olympic toán, tin học, ngoại ngữ tham gia các kỳ thi toàn quân, toàn quốc đạt nhiều giải cao; tỷ lệ học viên tốt nghiệp đạt khá, giỏi tăng.
Trong nghiên cứu khoa học, chất lượng các đề tài, sáng kiến ngày càng được nâng cao, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, có thể ứng dụng trong huấn luyện, giảng dạy. Trong năm học, học viện có 3 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, 1 đề tài cấp tỉnh, 7 đề tài, sáng kiến cấp Bộ Tổng Tham mưu...
Đổi mới trong giáo dục - đào tạo
Theo Chuẩn Đô đốc Chu Ngọc Sáng - Chính ủy Học viện Hải quân, học viện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới chất lượng, nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng sát thực tiễn. Trong đó, đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt"; quan tâm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về những mô hình mới, cách làm hay, gương học tập, rèn luyện tốt. Từ đó, thúc đẩy phong trào học tập, công tác trong học viện. Trong phong trào thi đua quyết thắng đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả như: Giảng đường "2 không, 3 nhất"; "Lớp học viên tiêu biểu"; "Câu lạc bộ ngoại ngữ, tin học"; thi đua "Đẩy khá, xóa yếu, vươn lên giỏi"...
Học viện cũng thường xuyên tổ chức khảo sát lấy ý kiến phản hồi lãnh đạo chỉ huy đơn vị về chất lượng của sĩ quan tốt nghiệp ra trường công tác tại các đơn vị trong và ngoài quân chủng với 236 lượt người tham gia; khảo sát 116 lượt cựu học viên tốt nghiệp; lấy ý kiến phản hồi của 332 lượt học viên tốt nghiệp năm 2022 về chất lượng cơ sở giáo dục, đào tạo; lấy ý kiến 293 lượt học viên đang đào tạo... Kết quả khảo sát, lấy ý kiến được tổng hợp, xử lý và tiếp thu trong nhiều hoạt động đổi mới giáo dục - đào tạo, giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo được học viện chú trọng, nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học, nhất là đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài.
Chuẩn Đô đốc Chu Ngọc Sáng cho biết, thời gian tới, học viện tiếp tục xây dựng mô hình "Nhà trường thông minh", đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành và ngoại ngữ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, tăng cường liên kết, mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo, huấn luyện trong và ngoài quân đội; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; khích lệ, động viên, phát triển các mô hình, cách làm mới có hiệu quả cao... Qua đó, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng học viện theo phương châm "Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị",
Năm học qua, 100% giảng viên của học viện có trình độ đại học; trong đó 74,39% có trình độ sau đại học, tăng 3,39%, 16,5% giảng viên có trình độ tiến sĩ, tăng 1,83% so với năm học trước. Có 1 giảng viên được công nhận và 3 giảng viên đủ điều kiện đề nghị công nhận chức danh phó giáo sư; có 4 người đủ điều kiện xét, đề nghị danh hiệu nhà giáo giỏi cấp Bộ Quốc phòng năm 2022...
Đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Sáng 24-11 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Hội Hóa học Việt Nam tổ chức hội thảo: "Việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo". Quang cảnh...