Siết chặt thi liên thông
Bộ GDĐT mới đưa ra dự thảo về Quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ nhằm siết chặt kỷ cương và nâng cao chất lượng đào tạo hệ liên thông hiện nay ở các trường ĐH, CĐ.
Theo đó, tuyển sinh đào tạo từ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học chính quy, các thí sinh phải tham dự cùng kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy theo Quy chế tuyển sinh cao đẳng và đại học chính quy hiện hành theo các khối ngành đăng ký dự thi.
Phần đăng ký đối tượng dự thi cần ghi rõ “Liên thông” để được hưởng chương trình đào tạo liên thông. Điểm trúng tuyển của các thí sinh hệ liên thông phải bằng điểm trúng tuyển của các thí sinh dự thi hệ chính quy khác cùng ngành học.
Thời gian đào tạo liên thông trình độ đại học chính quy được xác định bằng sự tích hợp chứng chỉ đào tạo hoặc điểm kết thúc môn học của toàn bộ chương trình đào tạo do hiệu trưởng quyết định.
Video đang HOT
Sinh viên đăng ký học liên thông trình độ đại học chính quy được miễn giờ lên lớp các môn đã học theo chương trình quy định cho những người học liên thông nhưng phải tham gia dự thi toàn bộ các môn học theo chuyên ngành cùng với sinh viên hệ chính quy của năm thứ 3 theo niên chế hoặc theo số lượng tín chỉ do Hội đồng giáo dục trường quy định.
Đặc biệt, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông nằm trong tổng chỉ tiêu được Bộ GDĐT thông báo hàng năm hoặc chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông được xây dựng trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ GDĐT theo năng lực đào tạo của trường.
Về tuyển sinh lên cao đẳng và đại học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo liên thông trung cấp lên trình độ cao đẳng, và từ cao đẳng lên trình độ đại học, các thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn gồm 2 môn cơ bản và một môn cơ sở ngành.
Theo LĐO
Chi ngân sách 5.800 tỷ đồng cho giáo dục trong năm 2012
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 cho ngành giáo dục. So với năm 2011, con số này tăng 5,4% và đạt gần 5.800 tỷ đồng.
2012 là năm thứ hai của thời kỳ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các trường và đơn vị trực thuộc Bộ được giao dự toán gồm ba nhóm là tự đảm bảo chi phí hoạt động, tự đảm bảo một phần và do nhà nước cung cấp 100%.
Các đại học khối kinh tế - tài chính sẽ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, những hoạt động không thường xuyên thì ngân sách hỗ trợ một phần. Nhóm các trường cao đẳng sư phạm, ngân sách nhà nước đảm bảo chi 60-70%, đại học khối sư phạm 40-50%, đại học khối văn hóa - thể thao 50-70%, khối nông - lâm - ngư nghiệp 30-50%, các trường khối Kỹ thuật được hỗ trợ thấp nhất là 20-40%.
Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục năm 2012 tăng không đáng kể. Ảnh: HT.
Các trường Hữu nghị T80, T78, phổ thông vùng cao Việt Bắc, dự bị đại học dân tộc trung ương, Sầm Sơn, Nha Trang, TP HCM, ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo 100% chi phí hoạt động.
Ngoài ra, tiền khoản thu, lệ phí của các trường trong năm 2012 cũng tăng gần 14% từ gần 3.860 tỷ đồng lên hơn 4.300 tỷ đồng. Riêng học phí, lệ phí tăng 9,5%.
Năm 2012, chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy là 310.000 (trong đó sư phạm 28.000), cao đẳng 266.000 (sư phạm 26.000), tiến sĩ gần 4.000 và thạc sĩ là 50.000.
Trước đó, trong năm 2011, toàn ngành giáo dục đã đào tạo được gần 3.400 tiến sĩ, hơn 40.000 thạc sĩ và hơn 500.000 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Thi liên thông không thể không dễ dãi Ngay sau khi kỳ thi liên thông được tổ chức một cách "kỳ lạ" tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM bị phát hiện, nhiều giảng viên thừa nhận nếu không "thả cửa" sẽ không SV nào trúng tuyển. Các giảng viên Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM tham gia làm cán bộ coi thi giải thích việc làm...