Siết chặt khâu thẩm định việc mở ngành đào tạo của các trường
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học về việc xác nhận điều kiện mở ngành/chuyên ngành trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo văn bản thì khá nhiều nội dung được Bộ GD-ĐT yêu cầu thẩm định một cách kỹ lưỡng.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, căn cứ vào Quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT xác định trụ sở của cơ sở giáo dục đại học để tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm tra và xác nhận năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Sở GD-ĐT không tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học không có trụ sở tại địa phương.
Để xác nhận đội ngũ giảng viên cơ hữu thì cần đối chiếu Danh sách giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu trong danh sách đã khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với Hợp đồng tuyển dụng (bản gốc), Bảng lương trong 6 tháng liên tục (tính đến thời điểm xem xét hồ sơ) của cơ sở giáo dục đại học, Danh sách đóng bảo hiểm xã hội (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương), văn bằng chứng chỉ của giảng viên (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) để xác nhận đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học.
Đối với những trường hợp mới tuyển dụng, phải có Hợp đồng lao động dài hạn và sổ bảo hiểm xã hội do cơ sở giáo dục đại học đóng; Đối với những trường hợp đã hết tuổi lao động thì Hợp đồng lao động phải ghi rõ làm việc toàn thời gian cho một cơ sở giáo dục đại học duy nhất.
Video đang HOT
Để xác nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo (gồm phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, thư viện, các công trình xây phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên) thì đối chiếu Danh mục phòng học kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với giấy tờ xây dựng chứng minh số phòng học, các công trình xây dựng và kiểm tra thực tế số phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và các công trình khác phục vụ giảng dạy, học tập để xác nhận.
Cơ sở giáo dục đại học thuê địa điểm, phòng học và các công trình khác phục vụ giảng dạy và học tập phải ghi rõ các nội dung: tên cơ quan, tổ chức, cá nhân, thời hạn cho thuê.
Đối chiếu Danh mục phòng thí nghiệm, máy, thiết bị kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản của cơ sở giáo dục đại học (sổ gốc) và kiểm tra thực tế để xác nhận phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, máy, thiết bị.
Trong trường hợp thiết bị mới mua và chưa kịp đưa vào sổ tài sản của cơ sở đào tạo thì phải đối chiếu với hóa đơn, chứng từ (bản gốc) của nơi bán và nơi mua để làm căn cứ xác nhận. Đối với các máy, thiết bị được tặng từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận và nhập khẩu.
Đối chiểu Danh mục thư viện, phòng đọc, sách, tạp chí kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản, hóa đơn chứng từ và kiểm tra thực tế để xác nhận về thư viện của cơ sở giáo dục đại học.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu không xác nhận các trường hợp cho mượn hoặc mua bán máy, thiết bị, sách, tạp chí không có chứng từ gốc hay tên người mua không đúng với tên của cơ sở giáo dục đại học.
Với việc đưa ra quy trình thẩm định khắt khe này, Bộ GD-ĐT hy vọng sẽ tránh tình trạng các trường gửi hồ sơ xin mở ngành đào tạo vượt quá năng lực.
S.H
Theo dân trí
Thi lại ĐH cần chuẩn bị những gì?
Những thông tin liên quan đến đến kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 được các bạn học sinh gửi về và đã được trả lời cụ thể.
Hỏi: Cho em hoi, em là sinh viên năm thứ 2 của trường CĐ, năm nay em muốn thi ĐH lại thì phải làm hồ sơ như thế nào? Em có cần xin xác nhận của trường hay không, nếu xin thì được trường chấp nhận không? Em có cần xin xác nhận của địa phương em đang thường trú không? (xukamoney113@yahoo.com.vn)
*Trả lời:
Theo thông tin mới nhất mà Ban tư vấn nắm được thì về cơ bản quy chế tuyển sinh năm 2011 sẽ không có nhiều sự thay đổi so với các năm trước. Riêng về quy định nộp hồ sơ và đối tượng dự thi thì sẽ khó có sự điều chỉnh.
Theo quy định, sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn dự thi lại thì phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Chỉ khi có xác nhận của nhà trường đồng ý cho em thi lại thì hồ sơ ĐKDT mới hợp lệ.
Tuy nhiên nếu em quyết định thôi học trước thời điểm làm hồ sơ ĐKDT thì không cần phải xin xác nhận. Lúc đó em sẽ trở thành một thí sinh tự do và sẽ nộp hồ sơ theo ĐKDT theo quy định của tuyển Phòng, Sở GD-ĐT hoặc trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Đối với việc xin dấu thì dù em thuộc diện được nhà trường đồng ý cho thi lại hoặc là thí sinh tự do đều cần xin xác nhận của địa phương, nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú.
Em đang học ĐH ở HN, theo điều kiện chuyển trường trong Quy chế của Bộ GD-ĐT thì em được phép chuyển hồ sơ sang đại học khác ở Ninh Bình. Em muốn chuyển năm thứ 2 ở HN sang năm đầu ở Ninh Bình vậy có hợp quy định không? (maituoithotoisacngot@yahoo.com)
Em nên lưu ý ở điểm này, hiện nay ở hệ thống đào tạo ĐH đang chuyển dần sang đào tạo theo tín chỉ nhưng vẫn có trường đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên dù học theo hình thức nào thì điều kiện để được chuyển trường đều như sau. Cụ thể:
Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
- Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập.
- Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học.
- Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
- Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi
thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh.
- Sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến.
- Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khoá; Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Thủ tục chuyển trường:
- Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường.
Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như: năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Như vậy việc em được có được chuyển từ năm thứ hai ở trường ĐH chuyển đi sang năm thứ nhất của trường ĐH chuyển đến hay không là do hiệu trưởng trường em chuyển đến quyết định dựa vào chương trình đào tạo mà em đã học.
Em là một thí sinh tự do đang làm việc ở TPHCM. Năm nay em muốn dự thi lại ĐH thì cần chuẩn bị những gì? Những điểm lưu ý đặc biệt khi làm hồ sơ ĐKDT ra sao? (nguyenthuha201193@yahoo.com)
Về cơ bản thì quy trình chuẩn bị không khác nhiều so với năm đầu em dự thi. Trước tiên em cần phải tham khảo những thông tin về ngành nghề, phương thức tuyển sinh, khối dự thi...của các trường trong cuốn cẩm nang "Những điều cần biết...". Cuốn cẩm nang này sẽ được phát hành vào khoảng đầu tháng 3 hàng năm.
Sau khi tham khảo đầy đủ thông tin em phải mua một bộ hồ sơ ĐKDT và điền theo yêu cầu của mẫu sau đó xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú. Hoàn thành xong khâu này em có thể nộp hồ sơ theo tuyển Phòng, Sở GD-ĐT nơi mình đang cư trú hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ theo đúng thời gian quy định. Ngoài ra nếu em đang ở TPHCM thì có thể nộp hồ sơ ĐKDT tại Văn phòng đại diện của Bộ GD-ĐT ở TPHCM.
Về phần hồ sơ thì em chỉ cần lưu ý một số điểm chính sau: Về mã trường THPT em nên tham khảo lại để tránh việc Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh nhưng vẫn dùng lại của các năm trước. Về mã đơn vị ĐKDT thì cần phải đặc biệt lưu ý đến mã dành cho thí sinh tự do và mã dành cho thí sinh vãng lai.
Mã đơn vị ĐKDT dành cho thí sinh tự do áp dụng cho những thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nhưng lại có hộ khẩu thường trú ở địa phương đó. Mã vãng lai áp dụng cho những thí sinh ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nhưng lại không có hộ khẩu thường trú tại đây.
Ngoài ra khi nộp hồ sơ ĐKDT tại Văn phòng đại diện của Bộ hoặc trực tiếp các trường ĐH, CĐ sẽ có những mã quy định riêng. Em có thể tham khảo trực tiếp các quy định về mã đơn vị ĐKDT ở phần cuối cuốn "Những điều cần biết... năm 2011".
Em nghe thông tin năm 2011 sẽ có nhiều thay đổi trong tuyển sinh. Chẳng hạn như một số trường sẽ tuyển sinh riêng, quy trình thi sẽ khác với mọi năm...Vậy thực hư thông tin này như thế nào? (sakuzai1106@yahoo.com)
Em không cần phải lo lắng về vấn đề này. Bộ GD-ĐT đã khẳng định, kì thi năm 2011 sẽ không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Các trường vẫn tiếp tục thi theo hình thức "3 chung" (chung đề, chung đợt và chung kết quả thi).
Riêng đối với phần quy chế tuyển sinh thì có thể sẽ thay đổi một số quy định để đảm bảo tính chặt chẽ hơn mà thôi.
Theo Dân trí
Sở GD-ĐT xác nhận các điều kiện mở ngành Khi xây dưng xong đê an mơ nganh đao tao, cơ sơ đao tao gưi 1 bô hô sơ đên Sơ GD-ĐT đê nghi Sơ kiêm tra thưc tê va xac nhân các điều kiện mở ngành cua cơ sở đào tạo. Đây là một trong những điểm mới quan trọng được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo về việc quy định điều...