Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ
Chất lượng đào thạc sĩ đang đi xuống, tình trạng nới lỏng đầu vào, dễ dãi trong giảng dạy và đầu ra trở nên phổ biến.
Bộ Giáo dục đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế đào tạo thạc sĩ, thay thế cho quy định năm 2011, với nhiều quy định mới. Thứ trưởng Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga đã có cuộc trả lời xung quanh việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc thạc sĩ.
Có 2 hướng đào tạo: Nghiên cứu và ứng dụng
- Dự thảo quy chế đào tạo thạc sĩ mới đã có quy định ngoài hướng nghiên cứu như đang thực hiện còn có hướng ứng dụng. Xin ông cho biết giá trị của loại hình đào tạo này như thế nào? Người học có được sử dụng bằng cấp như bằng thạc sĩ nghiên cứu hay không?
- Đào tạo thạc sĩ theo hướng ứng dụng không phải là mô hình mới. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chỉ quy định một loại hình thạc sĩ chung chung, không ra nghiên cứu cũng không ra ứng dụng khiến cho chất lượng đào tạo thạc sĩ không đảm bảo. LuậtGiáo dục ĐH bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1.2013 đã quy định tách bạch chương trình đào tạo nghiên cứu và ứng dụng. Vì vậy, quy định của Bộ phải điều chỉnh cho phù hợp.
Các thạc sĩ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Quy chế đào tạo thạc sĩ mới có nhiều điểm tăng cường chất lượng ở bậc học này.
Bằng cấp của cả 2 hướng đào tạo đều không phân biệt về trình độ. Người học theo chương trình nào cũng đều có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, nếu theo học nghiên cứu thì có thể làm tiến sĩ ngay. Người theo học hướng ứng dụng chỉ để đi làm. Nếu muốn học lên trình độ tiến sĩ phải bổ sung thêm kiến thức theo yêu cầu của từng trường.
Video đang HOT
- Thưa ông, nhưng hiện nay mẫu văn bằng thạc sĩ chỉ có một loại. Vậy làm sao để phân biệt được 2 loại hình đào tạo này?
- Khi quy chế mới được ban hành thì quy định về văn bằng cũng phải sửa đổi. Bằng thạc sĩ sẽ được chia theo 2 hướng. Loại thứ nhất là nghiên cứu, loại thứ hai gọi theo nghề nghiệp như: bằng thạc sĩ kỹ thuật hoặc quản trị kinh doanh… ghi rõ trên văn bằng. Người học sẽ được cấp kèm bảng điểm, thể hiện chương trình đào tạo để phân biệt người học tốt nghiệp loại hình nào.
- Như vậy, Quy chế đào tạo tiến sĩ cũng sẽ phải điều chỉnh về điều kiện văn bằng để được làm tiến sĩ?
- Đúng vậy. Quy chế đào tạo tiến sĩ cũng sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với luậtGiáo dục ĐH. Xu hướng các nước trên thế giới theo thạc sĩ ứng dụng rất đông, hướng nghiên cứu thường ít hơn. Những người theo hướng nghiên cứu sẽ lên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đầu tư bài bản để đảm bảo chất lượng. Không như ở Việt Nam hiện nay, mục tiêu đào tạo không rõ ràng nên chúng ta không tập trung đầu tư và khó đảm bảo chất lượng.
Kiểm định và xếp hạng các trường
- Như vậy các trường sẽ phải xây dựng lại chương trình cho phù hợp? Làm thế nào để kiểm soát được chương trình của các trường đảm bảo đúng quy chế, thưa ông?
- Bộ không quy định chương trình khung nữa mà sẽ do các trường tự xây dựng và sẽ được kiểm soát khi đăng ký mở ngành đào tạo. Bộ sẽ xem xét các chương trình trường đăng ký khi mở ngành có đảm bảo đúng các hướng đào tạo hay không. Ngoài ra, các trường đều phải tham gia kiểm định chất lượng và chịu sự giám sát của xã hội. Sắp tới, Bộ sẽ cho phép thành lập các trung tâm kiểm định độc lập để kiểm định và xếp hạng chương trình đào tạo của các trường. Như vậy người học sẽ biết chương trình nào đảm bảo chất lượng để đăng ký theo học
- Thưa ông, dự thảo lần này lại cho miễn thi đầu vào ngoại ngữ với một số đối tượng. Điều này, liệu có nảy sinh tiêu cực vì bằng cấp có thể mua bán được? Tại sao lại không thắt chặt đầu ra như quy định hiện hành?
- Quy chế lần này là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ và đã xiết chặt ngay từ đầu vào bằng việc quy định học viên phải dự thi môn ngoại ngữ. Đối với môn ngoại ngữ thí sinh phải đạt yêu cầu trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của khung châu Âu chung; đối với học viên đào tạo trình độ thạc sĩchuyên ngành ngoại ngữ, trình độ năng lực ngoại ngữ thứ hai của học viên cũng phải đạt yêu cầu theo quy định này.
Quy chế chỉ cho phép miễn thi đối với một số trường hợp mà bằng cấp của họ đã đạt yêu cầu như: bằng tốt nghiệp trình độ ĐH được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; bằng tốt nghiệp ĐH chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo; Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ…
Trước đây, quy chế không yêu cầu phải thi đầu vào ngoại ngữ mà chỉ cần đạt trình độ khi tốt nghiệp nhưng quy định này không đảm bảo chất lượng đào tạo. Quy chế lần này có thể dẫn đến việc tuyển sinh khó khăn hơn nhưng Bộ vẫn quyết tâm nâng cao chất lượng của trình độ đào tạo này.
- Theo dự thảo, Bộ cho phép đào tạo thạc sĩ theo hướng ứng dụng ở ngoài nhà trường khi cần thiết. Điều này liệu có đảm bảo được chất lượng không, thưa ông?
- Quy chế khẳng định việc đào tạo thạc sĩ phải được thực hiện ở cơ sở đào tạo, không được phép ngoài nhà trường. Tuy nhiên quy chế cũng để mở để có thể cho phép được đào tạo đối với các trường hợp cần thiết. Ví dụ, tại các vùng khó khăn đang thiếu nguồn nhân lực như Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ. Hoặc đối với những đối tượng đang làm nhiệm vụ đặc biệt không thể đến cơ sở đào tạo để theo học được. Tuy vậy sẽ rất hạn chế việc đào tạo này.
Theo Thanh Niên
Lãnh đạo ĐHQGHN lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ
Trao đổi với Dân trí ngày 19/6, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Kết luận của Thanh tra Chính phủ về liên doanh, liên kết đào tạo của ĐH QGHN như vậy là quy chụp, có nhiều điểm khuất tất".
GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, đến thời điểm này Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH QGHN) chưa nhận được bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc liên doanh, liên kết mà chỉ biết kết luận trên báo chí đăng tải.
Theo GS Vũ Minh Giang, những thông tin kết luận mà Thanh tra Chính phủ đưa ra có những điểm sai và lạ. Kết luận đưa ra nhận định về việc không thi đầu vào, không công nhận bằng cấp của chương trình liên kết đào tạo... nhưng bằng cấp của chương trình liên kết đào tạo là do nước ngoài cấp thì phải theo quy định của nước ngoài, chứ không thể lấy quy chế đào tạo của Việt Nam mà áp dụng vào trường đại học nước ngoài.
"Chúng tôi không biết cụ thể thế nào về kết luận của Thanh tra vì chưa có bản kết luận đó. Nhưng xem trên báo chí tôi thấy kết luận rất quy chụp, rất bất bình thường, có nhiều điểm khuất tất và cần thảo luận lại toàn bộ nội dung. Kết luận ở đây không am hiểu hệ thống giáo dục Việt Nam, thẩm quyền ĐH QGHN, vận dụng quy định của Việt Nam áp dụng với các trường ĐH nước ngoài... Dẫn quy chế đào tạo của Việt Nam xem xét chuyện đầu vào của trường đại học nước ngoài như vậy không đúng. Quy chế đào tạo của Việt Nam là vận dụng cho Việt Nam chứ không vận dụng cho đào tạo nước ngoài. Nếu vận dụng như vậy rất buồn cười" - ông Giang cho hay.
Cũng theo ông Giang, thường các trường ĐH nước ngoài đều thiết kế hai chương trình đào tạo bậc thạc sĩ là định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Làm luận văn chỉ dành cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, còn chương trình định hướng thực hành cần dành thời lượng cho các môn học và nội dung thực hành nên chỉ viết tiểu luận tốt nghiệp. Kết luận nói không theo quy định của Việt Nam như vậy không am hiểu. Tới đây Việt Nam sẽ triển khai theo hướng này.
Về việc đảm bảo quyền lợi cho hơn 2.000 học viên tại Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm (ETC) mà Thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét không công nhận bằng cử nhân, thạc sỹ do đối tác nước ngoài liên kết đào tạo, ông Giang cho biết: "ĐH QGHN có trách nhiệm làm rõ kết luận của Thanh tra vì có nhiều khuất tất. ĐH QGHN có trách nhiệm với quyết định của mình".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Doanh nghiệp chê đại học Việt Nam mắc 'bệnh hàm lâm' Với tâm lý sính bằng cấp, người học cũng như người dạy quá chú trọng đến kiến thức hàn lâm thay vì ứng dụng. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục đại học là đến năm 2020 ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành. Doanh nghiệp chê đào tạo "Nhiều sinh viên tốt nghiệp nộp hồ...