Sĩ tử “quay lưng” với lò luyện thi cấp tốc
“Thờ ơ” với lò luyện thi cấp tốc, các sĩ tử xứ Nghệ chọn cho mình một cách học mới đó là lên mạng, hay học ở bạn bè…, giảm hẳn tình trạng chen chúc nhau trong lò luyện như trước đây.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi ĐH-CĐ trên cả nước, các thí sinh đang từng giờ miệt mài bên đèn sách dùi mài kinh sử. Những ngày cận kề kỳ thi, một số thí sinh lựa chọn đến các cơ sở, trung tâm đăng kí lớp học cấp tốc với mục đích củng cố kiến thức, giải đề… Theo ghi nhận của PV Dân trí tại Nghệ An phần lớn các thí sinh đều ở nhà ôn tập, học trên mạng Internet, học kiến thức của các thầy cô bộ môn.
Khác với năm trước sau kỳ thi tốt nghiệp THPT thì các lò luyện thi trên địa bàn TP Vinh mọc lên như “nấm” sau mưa. Nhưng năm nay, không khí khác hẳn, xung quanh khu vực trường ĐH Vinh – nơi mà trước đây có đến hàng chục lò luyện thi, thì giờ chỉ còn lác đác một số cơ sở mở dạy học.
Các băng rôn quảng cáo thưa dần vì thí sinh đã tự ôn tập tại nhà.
Trong vai sĩ tử đi tìm lò luyện thi, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng một số lò luyện thi lâu năm tại thành phố Vinh. Có mặt tại lò luyện thi L.Q.H (đường Bạch Liêu) có ba cơ sở, nhiều giáo viên giỏi tham gia giảng dạy nên số lượng các học sinh đông nhất. Tuy nhiên, số lượng học sinh ôn thi giảm dần, không còn tình trạng đến lớp không có chỗ ngồi như những năm trước đây.
Một số học sinh từ nơi xa đến TP Vinh tìm lò luyện thi.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, trên địa bàn thành phố Vinh (Nghệ An), các lò luyện thi khai giảng từ tháng 4, còn lớp cấp tốc khai giảng từ ngày 5/6. Lò luyện thi ít hơn nên giá tăng, mỗi ca 2 tiếng với 30.000 nghìn đồng, lớp học hơn 100 học sinh. Lịch học chia đều cho tất cả các ngày trong tuần. Sáng hai ca, chiều hai ca và tối 1 ca.
Cách thành phố Vinh 60km, em Nguyễn Thị Hoa (đến từ huyện Yên Thành, Nghệ An) chia sẻ: “Sau khi thi tốt nghiệp xong, em tự ôn tập làm các dạng đề, chỗ nào không hiểu em nhờ bạn giải. Em quyết định vào Vinh ôn tập lại một lần nữa để củng cố và chắc chắn hơn. Nhờ anh chị đi trước bày cho, nên em tìm đến lò luyện thi có uy tín, chất lượng. Cũng có mấy đứa bạn em nó không đi học lò, tự ở nhà ôn tập”.
Video đang HOT
Các thí sinh tan học tại một lò luyện, không còn cảnh chen chúc nhau ra về. So với năm trước, lượng thí sinh giảm dần do lựa chọn phương pháp tự học ở nhà và lên mạng để làm quen với các dạng đề.
Học ở lò 5 buổi, Trần Thị Lí (Anh Sơn) cho hay: “Thấy bạn bè rủ nhau xuống Vinh ôn tập em cũng đi theo. Các thầy cô hướng dẫn ôn tập như trong sách giáo khoa, giải đề nên em thấy không thích lắm. Cuối tuần em về nhà tự ôn tập, rồi lên mạng học hỏi cũng đủ cung cấp kiến thức cho mình. Cuối tuần này mấy đứa về nhà tự ôn tập luôn”.
Theo tìm hiểu từ các sĩ tử, việc học sinh đến lò ôn luyện ít hơn mọi năm là do các bạn học hỏi kinh nghiệm của anh chị đi trước, học thêm ở trường, rồi về lên mạng tự học, tự ôn tập và hỏi thầy cô bộ môn của mình. Bộ GD-ĐT cho biết đề thi ĐH-CĐ chủ yếu bám sát vào chương trình học cơ bản, nên chỉ cần các thí sinh nắm chắc được kiến thức đã học thì hoàn toàn có thể hoàn thành tốt bài thi của mình.
Theo Dân trí
Sinh viên thế giới vào đại học như thế nào
Ở Hàn Quốc, học sinh đi thi đại học có thể được hộ tống bởi cảnh sát, trong khi ở Anh các tân sinh viên được tự do đăng ký vào bất kỳ đại học nào mà không cần trải qua kỳ thi tiêu chuẩn.
Một sĩ tử đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi đầy thử thách và áp lực. Ảnh: Cfp
Trung Quốc
Ngày 7 và 8 tháng 6 hàng năm là một ngày trọng đại đối với các học sinh Trung Quốc muốn hướng tới những nấc thang cao hơn trên con đường học vấn. Đây là ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học, hay còn gọi là cao khảo, diễn ra trên phạm vi toàn quốc.
Cũng như Việt Nam, kỳ thi này dành cho tất cả những ai đã tốt nghiệp trung học phổ thông, không giới hạn tuổi tác. Năm ngoái, 9,12 triệu người đã tham gia kỳ thi này. Để có thể đặt chân vào những trường đại học tốt và danh tiếng, cuộc cạnh tranh của các sĩ tử cũng vô cùng khốc liệt và cam go.
Mỹ
ACT (American College Testing) và SAT (Scholastic Aptitude Test) là hai bài thi quan trọng để đánh giá năng lực thí sinh ứng tuyển vào các trường đại học của Mỹ.
Trong khi bài kiểm tra SAT đánh giá năng lực học tập, thì ACT lại chỉ ra được khả năng phát triển học vấn của một học sinh. Hầu hết các trường đại học ở Mỹ đều chấp nhận kết quả của hai kỳ thi trên, tuy nhiên đa số học sinh lựa chọn kỳ thi ACT. Hàng năm, có khoảng hơn 2 triệu học sinh đăng ký tham gia kỳ thi này với mức phí phải nộp là 50 USD một người. Kỳ thi được tổ chức 6 lần trong năm. Học sinh tùy ý lựa chọn thời gian và hoàn toàn có thể thi lại để cải thiện điểm số.
Anh
Quốc gia này không có một bài kiểm tra tiêu chuẩn nào để đánh giá cũng như lựa chọn sinh viên vào các trường đại học. Thay vào đó, mỗi trường tự đưa ra những tiêu chí riêng biệt. Đa phần để ứng tuyển vào một trường đại học, học sinh phải nộp bảng điểm bậc phổ thông và phải tham gia một cuộc phỏng vấn với nhà trường.
Một số trường lại có bài kiểm tra riêng, tuy nhiên những bài kiểm tra này không bao quát và toàn diện như kỳ thi SAT của Mỹ hay cao khảo của Trung Quốc. Chứng chỉ và điểm kiểm tra chỉ đóng vai trò thứ yếu, quan trọng là những gì các em thể hiện và đạt được ở cấp trung học phổ thông sẽ quyết định việc được nhận hay không được nhận.
Pháp
Kỳ thi tốt nghiệp bậc nhất (baccalaureate) diễn ra vào tháng 6 hàng năm ở Pháp có thể được coi như thi đại học ở nước này. Học sinh muốn học lên cao có thể chọn tham gia vào 2 hình thức: Đại học hoặc "Grandes Ecoles". Các trường đại học ở Pháp hoàn toàn mở rộng cửa đối với tất cả học sinh đã hoàn thành kỳ thi baccalaureate bậc nhất. Tuy nhiên để có thể được nhận vào một "Grandes Ecoles" thì lại là một câu chuyện khác. Học sinh phải hoàn thành baccalaureate bậc 2, tương đương với năm thứ 3 của bậc học đại học mới hội đủ điều kiện.
Nhật Bản
Ở đất nước mặt trời mọc, để có thể bước chân vào ngưỡng cửa đại học, các em học sinh phải hoàn thành một kỳ thi do Hội đồng khảo thí Quốc gia về tuyển sinh đại học đưa ra. Bài thi này có tính chất tiêu chuẩn được chấp nhận bởi hầu hết các trường công lập và tư thục.
Do học sinh chỉ có cơ hội tham gia kỳ thi này một lần trong năm, áp lực là vô cùng lớn. Năm nay, có hơn 561.000 thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ thi diễn ra vào tháng 1 vừa qua.
Tuyển sinh đại học ở Nhật cũng vô cùng cam go và căng thẳng. Ảnh: Cfp
Hàn Quốc
CSAT (College Scholastic Ability Test) là kỳ thi tuyển tối quan trọng trong hệ thống giáo dục xứ kim chi. kỳ thi này được coi như mở ra hoặc khép lại con đường cũng như cuộc sống tương lai của hầu hết các em học sinh vừa tốt nghiệp bậc trung học.
Trong khi kỳ thi diễn ra, thị trường chứng khoán mở cửa muộn hơn thường lệ, các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm được điều động tăng ca nhằm tránh tình trạng tắc đường, ảnh hưởng tới việc di chuyển đến địa điểm thi của thí sinh. Thậm chí, thí sinh có nguy cơ muộn thi còn có thể được hộ tống bởi cảnh sát.
Quang cảnh làm bài thi hết sức nghiêm túc của các sĩ tử Hàn Quốc. Ảnh: Dfic
Theo VNE
Công thức vàng dành cho sĩ tử khối C Thủ khoa khối C trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2011bật mí những tuyệt chiêu đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học. Tống Thị Thanh Lan Thủ khoa khối C 2011: 25,5 điểm Giải 3 HSG quốc gia môn Địa Học bổng Chung soo Hàn Quốc, học bổng IOE của Nhật Bản cho sinh viên có thành...