Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.
Chỉ còn hơn tháng nữa là kỳ thi vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT bắt đầu. Với khối lượng bài vở lớn, cường độ học tập cao, đây là thời điểm căng thẳng, áp lực đối với các sĩ tử. Ngoài việc tập trung ôn luyện thì việc giữ gìn sức khỏe thật tốt được xem là việc làm quan trọng hơn bao giờ hết.
Để phụ huynh cũng như học sinh có kiến thức, kỹ năng trong việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho con em mình trong mùa thi, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bên cạnh vai trò quan trọng của dinh dưỡng, thì phụ huynh nên định hướng cho các em sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học giữa học tập, nghỉ ngơi và sinh hoạt giải trí.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều cha mẹ quan niệm “ăn nhiều đạm, nhiều chất mới đủ năng lượng để học tập” nên cố gắng tìm mua những loại thức ăn bổ dưỡng nhất để bồi bổ cho con em mình.
Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, bởi nếu ăn quá nhiều các loại thức ăn bổ dưỡng, nhất là các loại thịt, sẽ khiến con bị thiếu chất xơ, thiếu các loại vitamin nhưng lại thừa chất, thừa năng lượng do bổ sung quá nhiều thịt. Ngoài ra, ăn nhiều thịt, có thể dẫn đến tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu, mất cân bằng dinh dưỡng.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Bác sĩ Hưng cho rằng, quá trình ôn thi căng thẳng, não bộ hoạt động nhiều, để việc ôn thi đạt hiệu quả thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, nên có chế độ ăn thích hợp mỗi ngày, không nên ăn quá no, quá nhiều chất đạm để tránh việc cơ thể phải tập trung vào vấn đề tiêu hóa.
Trong bữa ăn phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Việc cung cấp đủ vitamin là rất quan trọng. Bởi đây là thành phần cần thiết bắt buộc phải có trong khẩu phần để đảm bảo chuyển hóa các hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là các hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch, tiêu hóa và nội tiết.
“Nên cho trẻ nên ăn nhiều ngũ cốc vào buổi tối để giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc hơn. Bổ sung thêm các axit béo omega 3, omega 6 có trong các loại cá béo, trong các hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hướng dương, mè và dầu thực vật. Cùng với đó, cha mẹ nên cho con ăn đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt có nhiều trong gan, thịt, trứng, cá, rau xanh để không bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt từ nguồn thức ăn động vật sẽ hấp thu tốt hơn thực vật. Cùng với đó, nên bổ sung vitamin C từ trái cây như bưởi, cam…để giúp hấp thu tốt chất sắt”, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng lưu ý.
Ngủ đủ giấc, tránh xa cà phê
Ôn thi căng thẳng, lượng bài vở lớn, nhiều em học sinh nghĩ rằng, để tránh buồn ngủ, giảm căng thẳng thì uống trà, cà phê, nước tăng lực sẽ giúp cơ thể tỉnh táo hơn, nhưng thực tế không phải vậy.
Video đang HOT
BS. Nguyễn Trọng Hưng lý giải, việc sử dụng chất kích thích để thức đêm ôn thi cần loại bỏ, bởi những chất kích thích mạnh chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, dễ gây ra ảo giác, không có lợi cho trí nhớ. Đáng nói, những chất này còn làm tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, mất ngủ, nhức đầu, có hại cho não và hạn chế quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể. Bộ não vốn đã mệt mỏi lại bị bắt hoạt động khiến cơ thể càng mệt mỏi, thiếu minh mẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Cũng theo BS.Hưng, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc là điều quan trọng để sĩ tử đủ tỉnh táo tăng hiệu quả học tập.
Áp lực bài vở nhiều cộng với tâm lý lo lắng sẽ khiến nhiều em học sinh cho rằng, càng học nhiều càng tốt. Việc thức đêm triền miên, ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến tình trạng não luôn bị kích thích làm việc liên tục, không hiệu quả. Hơn nữa, ngủ ít, cơ thể cũng như thần kinh không được nghỉ ngơi, không có điều kiện để phục hồi là hết sức nguy hiểm.
Do vậy, sĩ tử cần loại bỏ thói quen không tốt như thức quá khuya, lười vận động, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não.
Để bảo đảm sức khỏe và tiếp thu tốt bài vở, cần ngủ đủ ít nhất từ 6 – 7h/ngày; nên duy trì thói quen ngủ trưa, ít nhất là 30 phút. Ban đêm, các em cố gắng ngủ trước 22 giờ, không nên thức quá khuya và buổi sáng có thể dậy từ 5 giờ để học bài.
Nên tuân thủ theo nhịp sinh học, đó là ngủ thỏa mãn theo nhu cầu, ngủ càng sớm càng tốt, ngủ sớm sẽ thức dậy sớm. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, giảm bài tiết hormon tăng trưởng, giảm ăn, ăn mất ngon, chậm tiêu, kéo dài sự kích thích vỏ não dẫn tới suy nhược hệ thần kinh và toàn cơ thể, từ đó sẽ giảm hiệu quả học tập.
Việc học dồn dập, nhồi nhét, thức học thâu đêm là không nên vì cơ thể có thể bị suy nhược, mệt mỏi, khả năng tiếp thu bài vở sẽ giảm dần, khả năng bị “đuối sức” trước giờ thi là rất cao.
Một vấn đề nữa mà chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, các em học sinh nên dành một khoảng thời gian nhất định để tập thể dục, thể thao nhằm cân bằng giữa hoạt động trí óc và hoạt động thể lực. Các em nên chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như đá cầu, đạp xe, đi bộ, tránh các môn va chạm mạnh, tránh đối kháng trực tiếp vì sẽ dễ gây chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả thi.
9 dấu hiệu cảnh báo ung thư không thể bỏ qua
Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, có máu trong nước tiểu hoặc trong phân... là các dấu hiệu cảnh báo có thể bạn mắc ung thư.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, nước ta có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó gần 40.000 trường hợp là các bệnh về ung thư đường tiêu hóa thường gặp như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Bệnh ung thư thường phát triển âm thầm một thời gian dài trước khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng để có thể phát hiện được.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư
Theo thông tin từ Bệnh viện K, có nhiều triệu chứng cảnh báo bạn có thể mắc ung thư, bao gồm:
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Có máu trong nước tiểu hoặc trong phân.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Thay đổi da, vết loét hoặc vết loét không lành.
- Đau dai dẳng hoặc đau đầu.
- Ho mãn tính.
- Sốt, đổ mồ hôi ban đêm.
- Buồn nôn hoặc nôn tái phát.
- Sưng hạch bạch huyết.
Làm gì để ngừa ung thư
Các bác sĩ Bệnh viện K cũng đưa ra một số lời khuyên giúp bạn ngăn ngừa ung thư:
- Tránh hút thuốc: Hút thuốc lá chủ động hay tiếp xúc khói thuốc trong thời gian dài là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi vì vậy hãy bỏ thuốc lá nếu bạn đang sử dụng hàng ngày.
Không lạm dụng rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác để ngăn ngừa ung thư
- Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Chúng ta nên có một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc và ít chất béo bão hòa, chuyển hóa, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Cùng với đó. Bạn hãy nấu nướng đúng cách, thay vì chiên, rán ngập dầu, bạn hãy hấp hoặc nướng. Ngoài ra, bạn nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát để tránh bị hỏng. Sử dụng loại hộp đựng phù hợp với lò vi sóng. Tuyệt đối không ăn thực phẩm có dấu hiệu mốc hoặc có mùi.
- Không lạm dụng rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp xung quanh các chất gây ung thư và hóa chất công nghiệp, chẳng hạn như đeo găng tay và đảm bảo không gian làm việc được thông gió.
- Sàng lọc ung thư định kỳ, phù hợp với độ tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ của bạn. Bởi vì một số bệnh ung thư có thể tồn tại trong một thời gian dài trước khi chúng gây ra các triệu chứng, nên việc tầm soát và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng.
- Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Đi bộ nhanh, tập gym, aerobics, yoga... hãy chọn hình thức tập luyện phù hợp với bạn và tập hàng ngày trong khoảng 30 phút để giảm nguy cơ ung thư.
- Uống nhiều nước hỗ trợ cơ thể loại bỏ các độc tố. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại đồ uống nhiều đường.
Bảo vệ sức khỏe cho bé với hướng dẫn sử dụng gia vị từ chuyên gia Ngoài các lưu ý về chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ, việc sử dụng gia vị của bé cũng cần được dùng với liều lượng cẩn trọng nhằm bảo vệ sức khỏe trong tương lai. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khoa học hơn về...