Dưới đây là những món ăn dễ khiến trẻ béo phì mà phụ huynh không ngờ tới.
Đồ uống có ga, nước hoa quả đóng chai, bánh kẹo ngọt hay thịt đỏ là những thực phẩm khiến trẻ em dễ bị béo phì.
Đồ uống có ga
Chất tạo ngọt nhân tạo trong đồ uống có ga là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ béo phì. Đồ uống này không có dinh dưỡng và không mang đến bất cứ lợi ích nào cho cơ thể. Kể cả khi phụ huynh chọn đồ uống có ga dành cho người ăn kiêng thì nó vẫn mang hàm lượng đường rất cao.
Theo các chuyên gia, một ly đồ uống có ga tương đương với 6 thìa đường, không những thế, nó còn gây hại cho sức khoẻ bởi các chất tạo màu và chất tạo hương vị có trong thành phần.
Đồ uống có ga là một trong những thực phẩm làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Nước hoa quả đóng chai
Nước ép tự nhiên từ hoa quả rất giàu vitamin và tốt cho sức khoẻ, nhưng với những loại nước ép đóng chai thì ngược lại. Những loại nước ép đóng chai chứa nhiều đường và hoá chất khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh mãn tính trong đó có béo phì. Đồng thời, nước ép đóng chai còn tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ, khiến trẻ khó phát triền chiều cao vượt trội.
Bánh keọ ngọt
Video đang HOT
Hầu hết trẻ em đều rất thích hương vị thơm ngon và ngọt từ các loại bánh kẹo. Tuy nhiên, đây lại là một trong những thực phẩm dễ gây béo phì ở trẻ nếu sử dụng quá nhiều. Bởi bánh kẹo chứa lượng đường và mỡ cao, hai chất này tích tụ trong cơ thể dần dần sẽ khiến trẻ tăng cân chóng mặt, sức khoẻ cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
Thưc phẩm ăn liền và thịt đỏ
Thịt đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, cùng vói mùi vị thơm ngon nên được rất nhiều phụ huynh ưa chuộng cho con sử dụng. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm ăn liền và thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ gây dư thừa năng lượng cho trẻ. Vì thế, các loại thực phẩm ăn liền hay thịt đỏ cũng là nhóm thực phẩm dễ gây béo phì ở trẻ em.
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô dễ ăn và thường là món ăn vặt khoái khẩu của trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng trái cây sấy khô có nguy cơ béo phì cao gấp 6 đến 8 lần so với trái cây tươi. Nguyên nhân của tình trạng này là quá trình sấy khô sẽ làm mất nước trong trái cây. Hơn nữa, các loại trái cây sấy khô cũng được cho thêm đường cùng các phụ gia khác để tạo màu, hương vị và độ ngọt.
Kem
Kem là món ăn yêu thích của đa số trẻ em. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng calo, chất béo và đường, do đó trẻ không nên ăn quá nhiều kem.
Bột ngũ cốc
Các loại bột ngũ cốc rất tiện dụng vì nhanh gọn, đơn giản nên phụ huynh thường lạm dụng để làm bữa sáng hoặc cho trẻ ăn khi đói. Điều này đã vô tình khiến trẻ dễ bị béo phì bởi bột ngũ cốc cũng chứa hàm lượng đường cao trong khi dinh dưỡng lại thấp.
Mật ong
Mật ong tốt hơn nhiều so với đường tinh luyện, nhưng không vì thế mà phụ huynh để trẻ thoải mái ăn mật ong. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ uống một lượng rất ít vì 2 thìa mật ong tương đương với 10gr đường, sử dụng nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì.
8 thói quen âm thầm tàn phá gan mà nhiều người mắc phải
Nhiều thói quen hàng ngày gây tác động xấu đến sức khoẻ của gan mà bạn không biết.
Dưới đây là 8 thói quen bạn nên hạn chế hoặc thậm chí nên tránh để bảo vệ lá gan của mình.
Uống nước có ga
Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, đặc biệt với người men gan cao, dễ gây tổn thương gan. Đồ uống có ga khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh, tình trạng tăng men gan càng nặng hơn. Đồ uống này cũng chứa nhiều chất kích thích, có thể là etanol gây huỷ hoại các tế bào gan, thường xuyên sử dụng sẽ gây ra béo phì.
Ăn mặn
Thói quen ăn mặn có hại cho gan vì lượng muối quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan. Ngoài ra, những người có bệnh gan có thể dẫn tới phù nề do bị giữ nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ gan của bạn.
![8 thói quen âm thầm tàn phá gan mà nhiều người mắc phải - Hình 1]()
Bạn nên hạn chế thói quen xấu để bảo vệ lá gan.
Rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Khi gan bị tổn thương đến mức không thể phục hồi là lúc cơ thể gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Ăn nhiều chất béo
Chế độ ăn giàu chất béo có thể làm ảnh hưởng đến lá gan của bạn. Theo chuyên gia, chế độ ăn giàu chất béo tạo ra tình trạng quá tải chất béo dư thừa, sau đó tích lũy dần vào gan gây hại gan của bạn.
Uống không đủ nước
Thói quen quên uống nước khiến cơ thể gặp vấn đề về chuyển hoá, thải độc, lâu dần hại gan và thận. Uống nước thường xuyên làm cho máu loãng hơn, giúp gan dễ lọc và thải bỏ độc tố.
Ngủ không đủ giấc
Nhiều người có thói quen làm việc hoặc vui chơi khuya nên rất dễ gây ra bệnh gan. Việc thường xuyên thức đêm sẽ khiến bạn ngủ không đủ giấc, sức để kháng giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi sức khoẻ ban đêm của gan. Những người mắc bệnh viêm gan mà thường xuyên thức đêm bệnh sẽ càng nặng thêm.
Lạm dụng thuốc bổ
Nhiều người cho rằng các loại vitamin và thuốc bổ có thể dùng thoải mái, đây là quan niệm sai lầm. Việc lạm dụng thuốc kể cả thuốc bổ cũng làm hại và gây tổn thương gan. Bởi một trong những vai trò của gan là phân huỷ các chất mà cơ thể tiêu thụ, kể cả thuốc uống, thuốc bổ và thảo mộc.
Bác sĩ chia sẻ 5 bí quyết giảm béo bụng tức khắc mà không cần ăn kiêng khổ sở Mới đây, tiến sĩ Sara Kayat của chương trình This Morning, Anh chia sẻ bí quyết hàng đầu của mình để giảm béo và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn một nửa số người trưởng thành ở Anh (63%) được xếp vào loại thừa cân hoặc béo phì. " Muốn biết bạn có thuộc nhóm...
Tin mới nhất
Lạm dụng bia rượu vào bữa tối, điều gì xảy ra với cơ thể sau thời gian dài?
05:22:11 27/06/2022
Nếu uống bia lâu dài, chất ether và ethanol trong nó sẽ làm giảm sức đề kháng và khả năng phản ứng của cơ thể. Các chuyên gia về ung thư của Mỹ đã phát hiện ra rằng, người uống bia trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị ung thư miệng, ung...
Bộ Y tế: 'Biến thể COVID-19- Omicron mới độc gấp 5 lần Delta' là tin giả
05:10:22 27/06/2022
Đại diện Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng trước những thông tin không chính xác. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, người dân không nên chủ quan, nên thực hiện các khuyến cáo của ng...
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, 30 trường hợp tử vong
05:05:05 27/06/2022
Nguyên nhân được Bộ Y tế chỉ ra, do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển. Bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, tron...
Tỷ lệ tiêm mũi 3 ở 12 tỉnh dưới 50%, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ phải huỷ vaccine
05:04:35 27/06/2022
Theo thống kế, 12 tỉnh có tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 thấp dưới 50% gồm: Hải Phòng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang. Do đó, Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn ...
Nhiều vụ nổ ở Kiev sau 3 tuần chưa ghi nhận tấn công từ Nga
17:52:47 26/06/2022
Sáng chủ nhật 26-6 (giờ địa phương), nhiều vụ nổ được ghi nhận ở khu vực trung tâm thủ đô Kiev của Ukraine. Tuy nhiên, chưa ghi nhận thương vong
Chuyên gia: Mùa mưa nên ăn gì tránh gì?
13:52:07 26/06/2022
Mùa mưa đến với các hình thái thời tiết luôn thay đổi. Các vấn đề tiêu hóa phổ biến hơn trong mùa mưa khi quá trình trao đổi chất của cơ thể trở nên chậm lại và mọi người có thể gặp phải các vấn đề như trào ngược axit, đầy hơi, buồn nôn...
WHO: Đậu mùa khỉ chưa phải là vấn đề y tế khẩn cấp
10:15:11 26/06/2022
Tuy nhiên, những người khác cho rằng WHO đang gặp khó khăn sau COVID-19. Trước đó, khi tổ chức này tuyên bố vào tháng 1/2020 rằng virus corona mới đại diện cho tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng, nhiều quốc gia vẫn chưa thực sự có hà...
Tưởng tăng cân, đi khám phát hiện khối u trong bụng to bằng thai 9 tháng
09:50:53 26/06/2022
Chị T.T.L (46 tuổi, ở quận 4, TP.HCM) bị mù từ năm 15 tuổi, hai năm gần đây chị cảm nhận bụng ngày càng căng tròn hơn nhưng nghĩ mình tăng cân nên không chú ý
Cảnh báo số trẻ mắc tay chân miệng tại Hà Nội tăng gấp 4 lần
09:34:31 26/06/2022
Ghi nhận tại khoa Cấp cứu Nội - Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy, số trẻ bị sốt, nôn, nhiễm khuẩn tiêu hoá, tay chân miệng… nhập viện viện gia tăng thời gian qua. Trung bình một ngày, khoa tiếp nhận 20 - 25 bệnh nhi, với số lượng trẻ ...
Thở máy, lọc máu vì sốt xuất huyết
18:53:22 25/06/2022
Theo báo cáo mới đây từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) của TP.HCM, các ca bệnh nhập viện điều trị đang gia tăng. 626 trường hợp đang nằm điều trị nội trú với 82 trường hợp SXH-D nặng, 50% số bệnh nhân nặng...
Bị hoại tử chân do tự ý dùng thuốc nam để trị bệnh tiểu đường
13:27:31 25/06/2022
Ngày 24.6, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cho biết đơn vị này vừa chữa trị cho một nam bệnh nhân bị hoại tử chân do tự ý mua thuốc nam về điều trị đái tháo đường (tiểu đường)
7 bí quyết giúp bạn trẻ ra hàng chục tuổi
13:18:51 25/06/2022
Y học cổ truyền TQ cho rằng một trong những điều quan trọng nhất của sắc đẹp và tuổi trẻ là giải độc. Bên cạnh việc ăn thực phẩm tươi và tránh các thói quen xấu, việc ăn chay ít nhất 1 ngày mỗi tuần có thể rất hữu ích
Ăn nấm thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư
10:24:15 25/06/2022
Chất xơ có sẵn trong nấm tạo cảm giác nhanh no bụng, đồng thời duy trì trao đổi chất ở cấp độ cao. Trong thành tế bào nấm có hai loại chất xơ là beta-glucan và chitin, những hợp chất này gíup giảm thiểu cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, ăn nấ...
Nguy kịch vì sốt xuất huyết: Cách phân biệt với sốt do COVID-19 thế nào?
10:21:39 25/06/2022
Người lớn hay trẻ nhỏ sốt do COVID-19 không đáng lo bằng sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sốt liên tục, khó hạ không kèm các triệu chứng khác. Trong khi đó, sốt so COVID-19 thường kèm theo triệu chứng ho, viêm họng và đặ...
Chế độ ăn hạn chế calo, nhịn ăn gián đoạn 16 giờ để giảm cân: Cách nào tốt hơn?
05:08:34 25/06/2022
Theo đó, chia sẻ trên trang TheHealthSite, TS Varsha Gorey, Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cao cấp tại bệnh viện Apollo, Navi Mumbai đã giải thích sự khác biệt giữa chế độ ăn hạn chế calo và chế độ ăn giới hạn thời gian, cũng như tính h...
Cô gái khó thở tưởng do Covid-19, đi xét nghiệm mới biết là ung thư
20:21:41 24/06/2022
Khi cảm thấy khó thở, cô Jade Colburn nghĩ rằng có thể mình bị nghẹt mũi do thay đổi thời tiết. Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ cô nhiễm Covid-19. Kết quả xét nghiệm sau đó mới phát hiện cô bị ung thư ruột kết
Có gì trong bánh trôi ngô khiến 4 người nguy kịch, 1 người tử vong?
20:19:46 24/06/2022
Bột làm bánh trong quá trình bảo quản không đảm bảo có nguy cơ nhiễm nấm mốc, khiến người ăn ngộ độc nặng, thậm chí tử vong
TP.HCM xử phạt trường hợp đã được hướng dẫn vẫn để phát sinh muỗi truyền sốt xuất huyết
19:48:41 24/06/2022
UBND TP.HCM yêu cầu UBND các quận, huyện khi phát hiện lăng quăng trong phạm vi hộ gia đình phải hướng dẫn người dân biện pháp xử lý và yêu cầu ký cam kết loại trừ lăng quăng, nếu sau 2 lần vi phạm sẽ xử phạt vi phạm hành chính
Thời điểm trong ngày ung thư phát triển nhanh nhất
17:21:00 24/06/2022
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, các tế bào ung thư phát triển liên tục trong ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu mới ghi nhận trong ung thư vú, các tế bào bệnh lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể chủ yếu vào ban đêm khi mọi người đan...
Những ai có nguy cơ cao bị sỏi thận?
16:09:15 24/06/2022
bệnh về thậndấu hiệu bệnh sỏi thậnai có nguy cơ bị bệnh sỏi thậntriệu chứng của sỏi thậncan thậnbiến chứng bệnh sỏi thận