Sĩ tử ‘gồng gánh’ lương thực đổ về thành phố
Thay vì lều chõng như các cụ ngày xưa, sĩ tử năm nay bên cạnh chiếc ba lô mang sách vở là những túi đồ khá lớn chứa gạo, thức ăn.
Ngày mai (3/7), thí sinh thi khối A và V sẽ đến các địa điểm thi để xem số báo danh và làm thủ tục thi. Đến sáng nay (2/7), thí sinh và người nhà đã đổ về thành phố Hà Nội với số lượng đông nhất và cũng là giai đoạn cao điểm nhất trong đợt tuyển sinh lần một này.
Từng đoàn sĩ tử nối đuôi nhau ra khỏi bến xe Giáp Bát.
Tại bến xe Giáp Bát, các tuyến xe bus chỉ vừa cập bến là dòng người đổ dồn đến, xe luôn ở tình trạng chật cứng người, đến các bến tiếp theo trên đoạn đường Giải Phóng thì hầu như không thể dừng lại để đón thêm người nữa.
Đứng ngồi thành dãy dài ở điểm chờ xe bus.
Chen chúc lên xe.
Lực lượng xe ôm không tranh cướp khách.
Dù trong giai đoạn cao điểm nhưng khu vực bến xe Giáp Bát rất trật tự và tương đối an toàn. Ngay cửa từ chỗ xe đậu đến lối ra đã có lực lượng an ninh túc trực để đảm bảo an ninh cho thí sinh, bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ A đến Z của một số lượng vô cùng đông đảo của tình nguyện viên tiếp sức mùa thi.
Chính vì thế, so với những năm trước đây, sĩ tử và người nhà bớt bỡ ngỡ hớt, bớt lo lắng hơn, bớt “sợ bị lừa” hơn. Bác Nguyễn Minh Hải, quê ở Nam Định, có con trai thi ở trường ĐH Thương Mại cho biết: “Ở nhà bố con cũng đã tìm hiểu đường đi, điểm thi rồi, nhưng lên đây lại được các cháu tình nguyện giúp nên tôi thấy yên tâm lắm. Đầu tiên là các cháu cho nước uống, hỏi chỗ thi, rồi đưa ra tận tuyến xe bus đi đến đó, rất chu đáo và an toàn”.
Video đang HOT
Cũng mùa thi năm nay, có lẽ hiểu được tình cảnh lạm phát ở thành phố nên rất nhiều sĩ tử “tay xách nách mang” lương thực từ quê lên. Ngoài những bao tải gạo, các bạn trẻ còn mang theo rau, trứng, sữa, bánh ngọt, hoa quả….
Sách vở, quần áo và cả bánh đa.
“Em lên ở chỗ anh trai nên mẹ bảo phải mang đồ ăn đi để khỏi phải mua, tốn tiền, mà cũng làm quà cho chị dâu luôn” – một chàng trai quê ở Hà Nam, thi vào trường ĐH Thủy Lợi chia sẻ. Trong hai bao tải nhỏ của chàng trai này không chỉ có gạo, hoa quả mà còn có cả rau.
Bạn Nguyễn Thu Phương, quê ở Ninh Bình cũng mang theo 10 kg gạo và một hộp thịt mẹ đã kho sẵn để ăn trong những ngày thi. Phương sẽ ở với chị gái tại phòng trọ nên cô bạn cho biết hai chị em tự nấu ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm tiền.
Có lẽ đây là một giải pháp tốt trong thời điểm này, khi mà giá nhà trọ và dịch vụ ăn uống ở khu trọ và địa điểm thi đã tăng lên chóng mặt.
Một số hình ảnh khác về sĩ tử lên Hà Nội trong ngày cuối cùng trước khi làm thủ tục thi đợt 1:
Bố và con trai.
Mẹ và con gái, mỗi người xách ít nhất hai túi đồ nặng.
Các sĩ tử thi vào ĐH Thủy Lợi cũng mướt mồ hôi vì nắng và đồ đạc mang theo.
Nữ sinh một mình lên thành phố dự thi.
Miền Bắc đang mùa vải và đây sẽ là nguồn lương thực bổ trợ cho thí sinh trong mấy ngày thi.
Thời tiết năm nay không nóng kinh hoàng như năm ngoái nhưng trời vẫn nắng, sĩ tử che kín mít như ninja.
Theo BĐVN
"Vừa làm bài thi, em vẫn không tin mẹ đã ra đi..."
Đến trường thi môn đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT, nét mặt thí sinh Nguyễn Quyết Thắng nặng trĩu nỗi đau mất mẹ. "Mẹ ra đi quá bất ngờ, em chưa kịp hình dung về tương lai của em và gia đình như thế nào...
Vừa làm bài thi, em vẫn không tin mẹ đã vĩnh viễn ra đi. Khi đọc câu 2 đề Văn, em chỉ thầm khóc thương mẹ, 2 đứa em nhỏ và bà nội già yếu.", Thắng tâm sự sau khi kết thúc môn Toán sáng nay 4/6.
Thí sinh Nguyễn Quyết Thắng mang số báo danh 423, dự thi tại Hội đồng thi trường THPT Ba Gia, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi; ngụ ở thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh.
Mẹ mất, thí sinh Nguyễn Quyết Thắng gắng gượng hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trong căn nhà hiu quạnh, bà nội Thắng - bà Phạm Thị Ánh, 67 tuổi rưng rưng nước mắt khi nghĩ về tương lai 3 đứa cháu, bà tâm sự: "Giờ này sức tôi đã già yếu, không làm gì để ra tiền được, trong khi cháu Thắng là đứa lớn nhất nên khả năng duy trì cuộc sống sẽ không biết như thế nào. Tôi cầu mong, các cháu tôi vượt qua sự bất hạnh này, tiếp tục sống trưởng thành và ăn học được đến nơi đến chốn", bà lại khóc òa bên ba đứa cháu thơ dại.
Gia đình Thắng trông chờ vào 3 sào mì và 3 sào ruộng, nhưng ruộng đồng nơi đây chỉ biết nhờ trời tưới tiêu. Nay sức bà nội không thể làm được, còn 3 cháu phải đến trường, cuộc sống như ngàn cân treo sợi tóc.
Bà Ánh kể lại; "Cha mẹ tụi nhỏ cưới nhau lúc cả hai đều 18 tuổi, cuộc sống cứ mãi quanh quẩn với nghề nông. Trời xui đất khiến, cách đây khoảng 2 năm, cha tụi trẻ mất vì tai nạn giao thông khi trên đường đi làm về, rồi mẹ nó đổ bệnh ung thư, gia đình chạy chữa ở các bệnh viện Đà Nẵng, TPHCM và ở Quảng Ngãi. Tệ hơn, con dâu tôi lại mất đúng ngày đầu tiên cháu Thắng đi thi tốt nghiệp, ai cũng lo lắng đến kết quả thi của cháu vì phải gánh chịu nỗi đau ngoài sức tưởng tượng này".
Bà Phạm Thị Ánh dặn dò các cháu hãy cố gắng vượt qua khó khăn và nỗ lực học tập.
Chị Đặng Thị Thủy (mẹ em Thắng) ra đi về cõi vĩnh hằng khi chỉ ở tuổi 38, còn ba em mất lúc 36 tuổi; họ ra đi khi còn quá trẻ nhưng tội hơn là 3 đứa con ngây thơ phải bơ vơ trên cõi đời bon chen. Quyết Thắng còn có 2 đứa em là Nguyễn Thị Thúy My chuẩn bị tham gia dự thi chuyển cấp vào lớp 10, còn đứa em trai út (tên Nguyễn Huy Hoàng) được 10 tuổi, học Trường tiểu học Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Ba anh em Thắng bên di ảnh mẹ.
Nuốt nước mắt thương đau, em Nguyễn Quyết Thắng vẫn mơ ước và quyết tâm đến với giảng đường đại học, chỉ có con đường họ mới giúp tương lai bản thân Thắng và hai em thoát nghèo.
"Dù biết bây giờ em không có điều kiện đi thi đại học, nhưng em vẫn quyết tâm và nuôi ý nguyện phải thi và tiếp tục học. Bởi trước khi mẹ ra đi, mẹ luôn dặn dò em phải học và lo cho hai em trưởng thành", Thắng bày tỏ ý nguyện cuối cùng của mẹ.
Đăng ký thi ĐH, CĐ năm 2011, em Thắng đã nộp hồ sơ vào Trường ĐH Quy Nhơn (khoa Quản trị kinh doanh) và Trường CĐ Thương mại Đà Nẵng.
Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 4/6, thầy Nguyễn Hồng Danh - hiệu phó Trường THPT Ba Gia bày tỏ: "Chúng tôi xin chia buồn đến hoàn cảnh của em Nguyễn Quyết Thắng khi mẹ mất đúng vào kỳ thi tốt nghiệp. Trước hoàn cảnh này, nhà trường đã kịp thời quan tâm và động viên em tiếp tục tham gia thi. Ở trường, em rất ngoan hiền và nỗ lực học tập".
Thầy Thái Văn Đồng - giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho biết: "Hoàn cảnh em Thắng rất đáng thương, cá nhân tôi và ngành giáo dục xin chia buồn cùng em. Sau khi thi môn Văn, nếu em Thắng đạt kết quả trên 5 điểm, thì chúng tôi sẽ đặc cách cho em miễn thi các môn còn lại. Về phần mình, em Thắng cho biết gắng tiếp tục tham gia thi những môn còn lại và chúng tôi đề nghị Hội đồng thi trường THPT Ba Gia giúp đỡ cho em".
Rời căn nhà nhỏ dưới tiết trời nắng gắt, tôi không khỏi chạnh lòng với hoàn cảnh ngặt nghèo ấy. Giờ đây, 3 đứa trẻ thơ phải mồ côi cha mẹ, bà nội già yếu với căn bệnh dạ tràng hành hạ. Ngoài 2 sào mì và 3 sào lúa khô cằn, hàng tháng bà nội Thắng được nhận chính sách là 1,7 triệu đồng (chồng liệt sĩ và lương thương binh).
Chia tay chúng tôi để chuẩn bị dự thi môn cuối cùng, em Thắng quyết tâm: "Chỉ có con đường học mới giúp gia đình thoát nghèo, em sẽ cố gắng thi tốt và quyết bước vào giảng đường đại học".
Theo Dân Trí
Thí sinh cả nước căng thẳng trước giờ thi tốt nghiệp Chỉ còn chưa đầy một ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ bắt đầu. Nhiều thí sinh không khỏi lo lắng, căng thẳng. Ngay trong ngày phổ biến quy chế hôm nay, 1/6, nhiều teen vẫn mang theo cặp sách, chăm chăm cầm vở để ôn bài. Sáng nay, thí sinh cả nước đã tập trung tại địa điểm thi để...