Sĩ tử chọn người hợp tuổi đưa đi thi
Trước mùa thi, không ít sĩ tử quy ước: không ăn trứng, chuối, xôi lạc…, không đụng vào đồ sứ, thủy tinh vì sợ nếu làm vỡ sẽ có điềm chẳng lành. Thậm chí không ra ngoài hàng tháng trời vì sợ gặp con gái hay bà đẻ thì sẽ “trượt” đại học.
Ăn chay cho lành
Mặc dù đã chuẩn bị kỹ càng những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho kỳ thi ĐH sắp tới nhưng nhiều sỹ tử vẫn lo lắng chuyện hên, xui nên đã làm đủ cách để càng tránh được nhiều “điềm gở” càng tốt. Từ việc kiêng không ăn chuối vì sợ sẽ bị trượt vỏ chuối, không ăn xôi lạc vì làm bài sẽ bị lạc đề, không ăn đỗ đen vì đi thi sẽ gặp vận đen…Nhiều bạn còn có những kiểu kiêng quái gở với cả 1001 lí do.
Để tránh đụng vào bát đĩa không ít sĩ tử chọn cách “trường kỳ cơm hộp”
Như trường hợp của Phan Trang (Lý Nhân, Hà Nam), dù bố mẹ Trang có dùng đủ mọi lý lẽ để thuyết phục nhưng cô bạn vẫn nhất quyết không ăn thịt cá hay những chất bổ dưỡng mà chỉ ăn đồ chay cả tháng trời. Theo Trang, ăn chay để tâm “tịnh”, hướng Phật phải “toàn tâm toàn ý” thì mới gặp điều lành nên bữa ăn trong những ngày “khổ luyện” của cô chỉ toàn rau, đậu phụ và muối lạc. “Những lần thi hết học kỳ, cả thi tốt nghiệp em đều ăn chay trước đó một tháng hoặc một tuần, làm thế may mắn lắm, lần nào cũng trúng tủ hoặc đề dễ. Em hi vọng lần nay thi ĐH cũng như thế” – Trang chia sẻ.
Còn Quỳnh Nga ( Yên Châu, Sơn La) thì trước ngày thì hai tháng không dám đụng vào bất kỳ đồ sứ hay thủy tinh vì sợ nếu làm vỡ sẽ đen đủi. Bởi vậy, tất cả đồ dùng cá nhân của Nga từ cốc, chén, bát, đĩa….đều chuyển sang chất liệu nhựa, hoặc sắt, chỉ cần là đồ dễ vỡ là cô bạn tránh xa. Thậm chí, trước ngày thi Nga còn kiêng không cắt móng tay với lí do : “Bạn em bảo nếu cắt móng tay thì đi thi xui xẻo lắm, thường không làm được bài nên em cứ tránh cho chắc ăn, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà!”.
Cũng như Nga, bạn Huy Hùng (Diễn Mỹ, Diễn Châu, Nghệ An) từ khi lên Hà Nội ôn thi ngày nào cũng “trường kì cơm hộp” , một phần vì ngại nấu nướng phần nhiều vì Hùng sợ vỡ bát nên chọn giải pháp an toàn. Hùng cho biết: “Cơm hộp vừa nhanh, vừa tiện lại tránh không phải đụng đến bát đĩa, trước khi thi vỡ bát rất xui nên em không muốn động chạm”. Ngoài ra Hùng còn “bật mí” thêm một điều cậu thường tránh làm trước khi thi như : tránh gặp bà bầu, bạn gái, không ăn thịt vịt, thịt chó, đi đường phải “né” đám cưới, và trước ngày thi vài ngày không được gội đầu vì như thế sẽ “trôi hết kiến thức”.
Độc chiêu hơn có nhiều bạn rủ nhau đi xem bói để xem vận mệnh và “tuân thủ” đúng theo mọi điều thầy “phán” để mong sẽ “vượt vũ môn” một cách suôn sẻ nhất. Như nhóm bạn của Phương Anh (Đông Anh, Hà Nội) sau khi đi xem bói mỗi người đã xin được một chiếc bùa hộ mệnh và một chai “nước thánh”. Theo lời Mai Anh, chỉ cần luôn mang theo bùa trong người sẽ gặp may mắn, thêm vào đó những ai uống được nước thánh được lấy từ giếng Mẫu thì công danh nở rộ. Tuy nhiên, nếu sau khi đỗ đạt rồi nếu ai không quay về tạ lễ sẽ gặp tai ương, sự nghiệp dở dang, khốn đốn. “Tất cả các bạn trong nhóm đều coi bùa như báu vật, và luôn mang theo bên mình, sách có thể rời ra chứ bùa thì phải ôm theo cả lúc ngủ”. – Mai Anh cho biết.
Không chỉ riêng các sỹ tử, trước kì thi ĐH, các bậc phụ huynh cũng chen chân nhau tới các chùa, đền cầu khấn để xin lộc, cầu may. Nhiều người còn đổ xô đi mua tờ 2 USD cho con để hi vọng điều phúc, điềm lành sẽ tới.
Video đang HOT
Chỉ là chuyện may , rủi?
Khi những tân sỹ tử đang ngày đêm áp dụng những cách kiêng kỵ để “tránh” vận xui trước kỳ thi thì nhiều người đi trước lại thấm thía mỗi lúc kể về kinh nghiệm xương máu của mình về chuyện “có kiêng mà….chẳng lành”.
Nhiều thí sinh đi xem bói để chọn người hợp tuổi đưa đi thi.
Thu Vân – Trường Trung cấp Y, Ninh Bình từng “trượt vỏ chuối” trong kỳ thi ĐH năm trước kể lại: “Năm ngoái mình cũng kiêng nhiều lắm, không dám ăn đỗ đen, lạc, trứng, không cắt tóc trước khi thi… nhưng kết quả may mắn đâu chả thấy, điểm vẫn lẹt đẹt. Giờ học Y mới nhận ra một điều, những thức ăn mà mình kiêng đều là những đồ bổ dưỡng, có nhiều vitamin cần thiết cho việc tăng cường trí nhớ, sức khỏe nhất là khi ôn thi mà ngày đó mình lại không dám ăn”.
Nguyễn Mạnh (CĐ Điện Lực Hà Nội) cho biết: “Trước đây mình cũng xem bói để chọn người hợp tuổi đưa đi thi, lúc đi cũng xem ngày, rồi thì “đi hơn về kém” với hi vọng sẽ may mắn nhưng giờ thì không tin lắm, chuyện trượt, đỗ do năng lực của mỗi người thôi, lười học thì có kiêng cả ngàn thứ cũng trượt”.
Hoa khôi Tài chính: Nhật kí tình nguyện mùa thi
Trở lại trường múa sau mùa &’vén màn tự sự’
Khắp nơi đồng hành cùng sỹ tử mùa thi
Treo giải bạc tỷ dụ con thi đại học
Còn một số sinh viên đã từng trải qua kỳ thi ĐH một cách nhẹ nhàng với điểm số ngất ngưởng lại cho rằng chuyện kiêng kị chỉ là những lời đồn nhảm nhí, hoặc là cách để giải tỏa tâm lý căng thẳng cho mỗi thí sinh trước ngày thi. Còn để làm bài thi đạt kết quả cao nhất phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức mà các sĩ tử đã “dùi mài”, “tu luyện” trong suốt quá trình học.
Bạn Phương Chi – sinh viên ĐH Ngoại Thương, Hà Nội chia sẻ: “Mình thấy một số em có cách kiêng kị rất phản khoa học như : không gội đầu vì sợ trôi kiến thức, hoặc sợ gặp con gái sẽ đen đủi. Trước đây khi mình thi mình chẳng kiêng gì cả, chỉ chú tâm vào ôn luyện và luôn tạo tâm lý thoải mái nhất để làm bài thi cho tốt. Kết quả vẫn đỗ đấy thôi”.
“Năm ngoái mình ôn thi cũng không kiêng kỵ điều gì mà vẫn đậu ĐH với số điểm khá cao, thậm chí còn tăng cường ăn trứng, chuối và các loại đỗ vì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng đó là những thức ăn giúp giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ” – Minh Hà (sinh viên Học viện Ngân Hàng) chia sẻ.
Rất nhiều sinh viên ĐH đều cho rằng việc kiêng kỵ không hề giúp các sỹ tử gặp may mắn, thậm chí có nhiều cách kiêng phản khoa học sẽ gây hại tới sức khỏe cũng như tâm lý của thí sinh trước ngày thi. Để có kết quả như mong đợi, mỗi người cần trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và sự tự tin vào bản thân.
Theo VNN
Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh trước kỳ thi ĐH
Chỉ còn 5 ngày nữa đến kỳ thi đại học đợt 1, để không gặp những rắc rối và mất điểm trong khi thi, thí sinh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nhé!
Mất thẻ dự thi phải làm giấy cam đoan
Thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi.
Xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước); Nhận thẻ dự thi (nếu Giấy báo dự thi không kiêm thẻ dự thi); Nhận phòng thi và nghe phổ biến quy chế dự thi.
Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi, trường và ngành học..., thí sinh phải báo cáo Hội đồng tuyển sinh để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để Uỷ viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý.
Thí sinh đến chậm 15 phút không được dự thi.
Thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi không được dự thi. Vắng mặt một buổi thi, không được thi tiếp các buổi sau.
Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định: Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi (CBCT); xuất trình giấy chứng minh thư khi cán bộ coi thi yêu cầu.
Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản.
Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.
Yêu cầu cán bộ coi thi ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi
Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi.
Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xoá.
Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của thí sinh khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài.
Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý.
Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào bản danh sách theo dõi thí sinh;
Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho CBCT, trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định.
Theo BĐVN
44 tuổi, 15 lần thi ĐH Năm nay 44 tuổi, anh Liang Shi ởcã trải qua 14 lầi c trong 28 năm qua. Hm nay 7/6, ngiàn ng trung niên này bco kỳn thứ 15. Anh Liang Shiang cầu nguyệỗ ĐH. Hm nay 7/6, cùng vi hơn 9 triệu thí sinh Trung Quốc, anh Liang bco kỳH vi mong muốỗể hoànnh mơ ca mình. (Ảnh: Daily Chilli) Liang bắtầu...