Sĩ tử “chê” lò luyện thi
Kỳ thi đại học đang cận kề nhưng nhiều lò luyện thi tại Hà Nội vẫn đìu hiu.
Vài ba năm trước, đặt chân vào bất kỳ một lò luyện thi nào vào thời điểm này, người ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng: Giáo viên một tay cầm micro, tay kia hí hoáy ghi công thức, phía bên dưới là hàng trăm mái đầu cặm cụi ghi chép. Lớp học đông nghịt nên 4 -5 sĩ tử cùng chen nhau ngồi trên một chiếc ghế dài chừng mét rưỡi là chuyện thường. Nhưng nay “gió đã đổi chiều” một loạt trung tâm luyện thi ở Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tạ Quang Bửu (HN)… đang rơi vào tình trạng ế ẩm.
Đi vào khoảng 200 mét, ngõ 239, Xuân Thủy, Cầu Giấy là trung tâm bồi dưỡng kiến thức khá nổi của thầy T, cô Th.
Trái với không khí tấp nập, sôi động thường thấy những mùa thi trước, lò luyện năm nay vắng vẻ đến lạ thường. Hai tấm biển to được dựng ngay cổng ra vào trung tâm với những dòng quảng cáo khá “kêu”, song lượng thí sinh đăng kí chỉ lác đác.
Phạm Xuân Long (PTTH Lý Thái Tổ, Hà Nội) đang ôn luyện tại một lò có tiếng trên đường Xuân Thủy bộc bạch: “Hôm tôi đến ghi danh, chỉ thấy có hai thí sinh nữa đăng ký học.
Do sĩ số quá ít nên phải hơn ba tuần sau, trung tâm mới sắp xếp được lớp. Không biết có phải vì lý do ít người không mà nhiều hôm thầy giảng bài mới được hơn 90 phút đã cho nghỉ”.
Đến thời điểm này, Trung tâm luyện thi số 4 – 6 Chùa Bộc (gần Học viện Ngân Hàng), các lớp học vẫn rất im ắng, chỉ có duy nhất một phòng đang học nhưng số học sinh cũng chỉ có khoảng 40 em.
Video đang HOT
Trung tâm này dạy cho cả học sinh các lớp 10, 11, 12, tập trung chủ yếu vào hai khối là khối A và D. Giá mỗi buổi học chỉ từ 20.000đ – 25.000đ/ buổi.
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có điều hòa nhưng số lượng sinh viên tới đăng kí học vẫn lèo tèo. Thực trạng này cũng diễn ra ở các trung tâm luyện thi khác như ngõ 336 ĐH KHXH&NV, 40 Tạ Quang Bửu, ĐH Sư Phạm…
Sở dĩ càng ngày càng có nhiều thí sính “hờ hững” với “luyện lo”â vì cấu trúc đề thi ĐH – CĐ bám sát chương trình trong sách giáo khoa. Thay vì “đánh đô”ë học sinh bằng những bài có cách giải quá lắt léo, đề thi chỉ hướng đến phần kiến thức cơ bản.
Hơn nữa, sự nở rộ của hình thức ôn luyện trực tuyến cũng góp phần khiến trung tâm luyện thi rơi vào cảnh “vãn chợ chiều”. Chỉ cần chiếc máy tính nối mạng và một cú click chuột, học sinh đã có thể tiếp cận với hàng ngàn dữ liệu đề thi trắc nghiệm của tất cả các môn học, từ các môn thuộc mảng tự nhiên cho đến xã hội.
Hơn nữa, chi phí của các khóa học trực tuyến cũng rẻ hơn rất nhiều so với việc ôn thi tại các lò luyện. Chỉ khoảng 100 nghìn cho một thẻ học online là các sĩ tử dễ dàng khám phá, tra cứu cũng như tải về máy những mẫu đề thi và đáp án tham khảo.
Vì thế, luyện thi online đang là một xu hướng thịnh hành, không chỉ đối với teen ở các khu vực trung tâm, thành phố lớn mà còn cả những cô cậu học trò ngoại thành.
Trao đổi với PV, Ông Phạm Minh Hạc, nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc thí sinh không chen nhau đến lò luyện thi là một xu thế tất yếu của giáo dục.
Bởi một khi các em học sinh đã nắm đầy đủ bài giảng trên lớp, có thể tự ôn luyện và học theo chương trình trực tuyến, thì không cần đến những lò luyện nữa.
“Cò” sĩ tử hết đường làm ăn
Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Việc thi đại học đề chung bám sát chương trình phổ thông chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các lò luyện thi vắng bóng thí sinh. Các em chỉ cần học chắc kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm tốt bài thi. Chính điều này đã làm giảm tải việc học thêm, dạy thêm tràn lan. Việc này cũng giúp các em ở tỉnh xa về Hà Nội hay các thành phố lớn khác ôn thi đỡ tốn kém. Mặt khác, việc tự ôn ở nhà, sẽ làm cho các “cò” sĩ tử hết đất làm ăn, trả lại sự trong lành cho môi trường giáo dục”.
Theo VNN
"Biết thế này mình ôn ở quê cũng được..."
"Thầy dạy cũng tạm, nhưng tiền phòng, tiền ôn đắt quá. Mình mà không đỗ chắc bố mẹ mắng chết. Biết thế này mình ôn ở quê..." - tâm sự của thí sinh quê Nghệ An, hiện ôn thi tại một trung tâm trên đường Võ Thị Sáu, TP Vinh.
Điệp khúc ôn thi, thi, rồi lại ôn thi năm nào cũng đến hẹn lại lên. Dạo qua một vòng thành phố Vinh, Nghệ An thấy la liệt các lò luyện thi CĐ, ĐH cấp tốc. Tờ rơi quảng cáo, chỉ dẫn địa chỉ các lò luyện thi được dán nhan nhản ở mọi nơi. Đoạn đường Phạm Kinh Vỹ - cạnh trường ĐH Vinh khiêm tốn cả về chiều rộng lẫn chiều dài nhưng theo các sĩ tử thì các trung tâm luyện thi nơi đây đã có một bề dày luyện thi.
Bạn Phan Bá Vũ quê tận Can Lộc, Hà Tĩnh khăn gói ra thành phố Vinh ôn thi đại học vui vẻ chia sẻ: "Đây là lần thứ hai mình đi ôn nên kinh nghiệm lắm. Lò nào, thầy nào dạy hay mình cũng biết". Vũ thuê trọ trên đường Bạch Liêu đã 4 tháng nay để nuôi quyết tâm vào giảng đường đại học. Với 3 môn Toán, Lý, Hóa bạn lại theo học ở 3 trung tâm luyện thi khác nhau vì kinh nghiệm "thầy nào dạy hay mình cũng biết".
Chia tay Vũ, chúng tớ bắt gặp một bác đang nghển cổ đọc tờ quảng cáo trung tâm luyện thi chất lượng cao trên đường Võ Thị Sáu. Có vẻ mệt mỏi vì cả buổi sáng hỏi thăm và đi tìm lò luyện thi cho con nên bác hơi sẵng giọng: "Vừa thi tốt nghiệp xong không chịu nghỉ ngơi cho khỏe đã bắt bố đi thuê phòng với tìm lò luyện thi. Tôi đi từ Nghi Đức (Nghi Lộc, Nghệ An) vào thành phố Vinh từ sáng sớm đến giờ hoa cả mắt mà vẫn chưa tìm được lò luyện thi nào ưng ý cho thằng cu cả. Mà thú thật vào đây chật chội quá, chen chúc nhau, không khí ngột ngạt biết cháu nó học hành có ổn không nữa đây".
Theo quan sát, những tờ quảng cáo trung tâm luyện thi CĐ, ĐH cấp tốc chất lượng cao được dán nhan nhản khắp nơi kèm theo những chỉ dẫn địa chỉ khá cụ thể như: "Đến quán bún bò giò heo hỏi thăm thầy X ai cũng biết". Thậm chí cả tiệm cầm đồ cũng treo biển "Ôn thi Đại học cấp tốc, bán đề thi và đáp án các khối, có phòng trọ cho thuê, liên hệ số điện thoại 0383...".
Lịch thông báo luyện thi cấp tốc!
Vô tình đụng xe một sĩ tử vừa ở trung tâm luyện thi trên đường Võ Thị Sáu lao ra chưa kịp hỏi thăm, bạn đã xua tay: "Em vội lắm, phải về nấu cơm ăn để chiều còn đi lò khác học". Nhìn bề ngoài, các trung tâm luyện thi đều treo biển khá bắt mắt, quảng cáo kêu như: Luyện thi cấp tốc, đảm bảo chất lượng, cơ sở có đầy đủ tiện nghi... và hầu như trung tâm nào cũng có người ngồi ngay trước cửa để sẵn sàng tiếp đón các sĩ tử vào đăng ký ôn thi kiêm trông xe.
Hỏi thăm một bác xe ôm trên đường Nguyễn Văn Trỗi và được bác chỉ dẫn nhiệt tình địa điểm các trung tâm luyện thi. Bác còn chia sẻ: "Con tôi cũng đang ôn thi ở đó, phải cho vào lò mới yên tâm cô ạ, chứ tự học ở nhà tôi không tự tin tý nào".
Trong khi đó, bạn Nguyễn Thị Trà My đến từ huyện Diễn Châu, hiện đang ôn thi tại một trung tâm trên đường Võ Thị Sáu tâm sự: "Thầy dạy cũng tạm, nhưng tiền phòng, tiền ôn thi đắt quá. Mình mà không đỗ năm nay chắc bị bố mẹ mắng chết. Biết thế này mình ôn ở quê cũng được...".
Được biết giá phòng trọ tại thành phố Vinh thời điểm này dao động từ 300 nghìn đến 600 nghìn đồng/phòng, giá cho một buổi ôn thi lại các trung tâm là 20.000 đồng cho một ca học với thời gian 2 tiếng, áp dụng đối với tất cả các môn học. Giá cả như vậy so với thành phố không đáng bàn, nhưng với các sĩ tử đến từ nông thôn là việc cần phải cân đo đong đếm, nhất là trong thời buổi "bão giá" hiện nay.
Theo Dân Trí
Dạy thêm - "nồi cơm" của giáo viên nghèo Nhiều phụ huynh cho rằng họ có nhu cầu cho con đi học thêm để bồi dưỡng thêm kiến thức. Và xã hội cũng không lên án việc dạy thêm - học thêm. Nhưng thời gian qua, việc dạy thêm - học thêm đã có những tiêu cực nên bị xã hội phản ứng. Về phía giáo viên, không ít người cho rằng...