Sĩ tử cao 2,04 m và những thí sinh đặc biệt ở kỳ thi ĐH 2013
Chàng trai cao kều 2, 04 m, cô gái thấp 1 m, nữ sinh bị nhiễm chất độc màu da cam… là những thí sinh đặc biệt của kỳ thi đại học 2013 khiến nhiều người khâm phục.
Nếu Hải Yến có chiều cao tí hon thì ĐứcTài lại gây ấn tượng với chiều cao khủng của mình. Thí sinh Hồ Nguyễn Đức Tài (học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, TP.HCM) cao 2,04m dự thi trường ĐH Sài Gòn (dự thi khối D1) và ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM. Bị nhiều người hiếu kỳ chỉ trỏ nhưng với Tài, chiều cao không phải là trở ngại mà còn là thuận lợi cho em trong việc chơi thể thao, học tập. (Ảnh: Phunuonline).
Thí sinh cao tuổi nhất kỳ thi đại học năm 2013 là ông Hoàng Văn Toán (Thanh Hóa), sinh năm 1960. Ông đạt được 22 điểm trong kỳ thi ĐH năm 2013. Trước đó, năm 1981 ông đã thi đậu vào trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội. Tuy nhiên, khi vừa học được 1 năm thì do điều kiện gia đình khó khăn đông anh em nên ông đã bỏ về. (Ảnh: Giáo dục thời đại).
Kém tuổi hơn là chị Tân Thị Lụt (42 tuổi, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thương Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế) do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chỉ học hết lớp 9. Năm 38 tuổi, chị Lụt bắt đầu vào học lớp 10. (Ảnh: Người lao động).
Video đang HOT
Nguyễn Thị Hải Yến, đến từ Hải Dương là cô bé hạt tiêu chỉ cao 1m đã lén bố mẹ thi ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hải Yến cho biết: “Do mình sợ bị áp lực từ sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ, mình thích được thoải mái và chỉ biết cố gắng làm bài thật tốt thôi”. (Ảnh: Đất Việt).
Nguyễn Thái Hiền (Quảng Nam) từ nhỏ gần như trở thành người không xương, chỉ nằm một chỗ. Lên 5 tuổi Hiền mới biết đi, lớn lên với thể trạng yếu ớt nhưng bù lại Hiền học rất giỏi. Em thi vào ngành Công nghệ Thông tin (ĐH Khoa học – ĐH Huế) đạt 20,5 điểm và ngành Quản lý Đất đai (ĐH Nông lâm – ĐH Huế) với số điểm 16,5 điểm. (Ảnh: Người đưa tin).
G
Nguyễn Minh Trí (An Giang) là chàng trai con nhà nhà nghèo, bị tật bẩm sinh không có tay đỗ khoa Công nghệ Thông tin trường ĐH An Giang năm 2013. Không có hai cánh tay từ lúc lọt lòng mẹ nhưng với đôi chân, hằng ngày Trí vượt 4km đến trường. Chỉ bằng đôi chân, Trí vượt kênh, vượt đường lầy hoàn thành 12 năm học phổ thông trong sự nể phục của bạn bè và quý mến của thầy cô. Minh Trí được mệnh danh là chàng trai Nick Vujicic của Việt Nam. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM).
Cô gái Phan Thị Kim Vân (SN 1991, dự thi vào ngành Luật – ĐH Kinh tế) bị nhiễm chất độc màu da cam nhưng ước mơ đến giảng đường. Bố của em là ông Châu Nguyên đã cõng em đến phòng thi. Cô đã thi đỗ vào ngành Luật trong sự khâm phục của nhiều người. (Ảnh: Giadinh.net).
Theo zing
Sửa đổi quy chế đánh giá, xếp loại học viên giáo dục thường xuyên
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT.
Theo dự thảo này, điểm kiểm tra theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10 và là một số nguyên. Điểm kiểm tra học kỳ có thể số thập phân, phần thập phân được giữ lại một chữ số, là số 0 hoặc số 5 theo quy tắc làm tròn.
Hình thức kiểm tra gồm kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra viết một tiết trở lên, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kỳ với các hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình: phiếu hỏi, phiếu quan sát, nhật kí học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập, hồ sơ học tập, phỏng vấn, thông tin phản hồi của bạn bè và học tập hợp tác.
Điểm trung bình các môn học kỳ là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ tất cả các môn học.
Điểm trung bình cả năm là trung bình cộng của điểm trung bình môn cả năm của tất cả các môn học.
Điểm trung bình học kỳ, cả năm là một số nguyên hoặc số thập phân, phần thập phân giữ lại một chữ số theo quy tắc làm tròn.
Dự thảo cũng ghi rõ một số đối tượng học viên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm. Đó là: Học viên học theo hình thức vừa làm vừa học và học viên học theo hình thức tự học có hướng dẫn.
Học viên học theo hình thức vừa làm vừa học gồm có: Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang; người lao động từ 20 tuổi trở lên đối với cấp THCS và 25 tuổi trở lên đối với cấp THPT.
Dự thảo bổ sung nội dung đánh giá học viên khuyết tật. Theo đó, đánh giá học viên khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học viên.
Học viên khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDTX cấp THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học viên bình thường.
Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học viên khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá dựa trên sự nỗ lực, tiến bộ khi thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không xếp loại đối tượng này...
Theo GDTĐ
Thí sinh khuyết tật được tuyển thẳng vào nhiều đại học lớn Mùa thi năm nay, ĐH Bách khoa, Khoa học xã hội nhân văn, Sư phạm và nhiều trường lớn của các địa phương đều đưa ra chính sách tuyển thẳng thí sinh khuyết tật. ĐH Bách khoa Hà Nội, người khuyết tật đặc biệt nặng, nếu có điểm trung bình học tập trong 3 năm bậc THPT tất cả các môn theo khối...