Sĩ tử cặm cụi học vẽ trước kỳ thi đại học
Tuy chưa phải mùa ôn thi, nhưng nhiều học sinh từ tỉnh lẻ đã cất bước lên thủ đô “dùi mài kinh sử”, đặc biệt là những học sinh phải rèn môn vẽ, một chuyên ngành đòi hỏi nhiều năng khiếu.
Tháng 6 mới thực sự đông sĩ tử luyện vẽ để dự thi vào khối các trường hội họa, mỹ thuật nên các lớp vẽ chưa thực sự đông.
Những bức tượng được chọn làm mẫu để vẽ. Vẽ tượng là bước khởi đầu căn bản cho bộ môn hội họa.
Thanh (trái) và Thành, hai sĩ tử năm nay thi ĐH Kiến Trúc lặn lội từ Thanh Hóa ra con ngõ Đại An để ôn luyện.
Vẽ đòi hỏi độ chính xác cao, từ khuôn hình đến bố cục, màu sắc đều phải đạt chuẩn.
Video đang HOT
Anh Sơn, chủ một lò vẽ trên phố Đại An (gần ĐH Kiến Trúc Hà Nội) cho biết, học vẽ đòi hỏi cả kỹ thuật và sự tự tin, nếu chịu khó trau dồi sẽ thành công.
Những bức tượng được các sĩ tử tô từng nét, có khi phải mất hàng tiếng đồng hồ để chỉnh sửa.
Luyện vẽ đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và quan trọng nhất là đam mê.
Các bạn trẻ ấp ủ giấc mơ hội họa đòi hỏi một sự nỗ lực lớn…
… đằng sau cánh cửa này, các sĩ tử ấp ủ cả một giấc mơ, hoài bão…
LÊ HIẾU
theo infonet
Học sinh coi thường môn năng khiếu
Nhiều giáo viên dạy các môn năng khiếu nói đùa rằng chưa bao giờ "khỏe" như lúc này nhờ việc vào điểm vô cùng đơn giản, mau lẹ và không sợ sai, vì chỉ có hai loại: đạt (Đ) và chưa đạt (CĐ).
Nhưng gần như các cột điểm đều là Đ, hiếm hoi vài ba chữ CĐ cho ra vẻ... tự nhiên.
Có giáo viên thừa nhận không cần tốn công dạy dỗ gì cho hao hơi tổn sức. Bởi học sinh được chia ra hai loại ấy, khỏi dạy cũng có thể phân loại được.
Thay đổi liên tục
Trên thực tế, các môn năng khiếu (thể dục - nhạc - mỹ thuật) lâu nay luôn được xếp sau môn học khác và còn mang dáng dấp của "kẻ phá bĩnh", bởi nếu xếp loại của một trong ba môn này làm "vướng chân" học sinh được xếp loại giỏi học kỳ hay cuối năm, giáo viên chủ nhiệm một là năn nỉ giáo viên năng khiếu nâng xếp loại lên hoặc nếu không xin (hay xin không được) thì sẽ nhìn giáo viên năng khiếu bằng đôi mắt khó chịu.
Dĩ nhiên không phải ai cũng vậy. Tuy điều quan trọng hơn là sự rối rắm bởi những quy chế dành riêng cho môn năng khiếu. Trong vòng vài năm mà quy chế xếp loại thay đổi liên tục. Từ xếp loại bằng chữ (giỏi - khá - trung bình - yếu - kém) đến cho điểm như các môn khác (chỉ có một năm) rồi chuyển lại kiểu xếp loại bằng chữ, bây giờ theo thông tư mới nhất, sức học của học sinh chỉ còn gói gọn vào đạt và chưa đạt yêu cầu. Đến kiểu xếp loại này, coi như chấm hết những lý tưởng, hoài bão của các giáo viên năng khiếu trẻ, luôn xây dựng những tiết học thu hút học sinh bằng đồ dùng dạy học sinh động, bắt mắt.
Cô H.Y. một giáo viên dạy mỹ thuật tại An Giang, cho biết bây giờ có làm sao cũng vô ích, trừ những em thật sự có năng khiếu yêu thích môn mỹ thuật còn chăm chú học tập, còn lại các em học rất chán, vì các em bảo nhau học làm sao cũng đạt thôi. Vào tiết, học sinh thờ ơ, vẽ vời hát hò lung tung, vớ vẩn, những em ngoan hiền thì vẫn học tốt (sợ bị ghi sổ đầu bài). Cũng dễ hiểu - những bài xuất sắc bị đánh đồng với các bài thường thường (cũng là đạt yêu cầu), không có sự phân biệt rõ ràng như điểm 10 với điểm 5, các em học không có sự phấn đấu.
Giờ học nhạc của học sinh lớp 7A8 Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM
Ngược mục tiêu
Còn môn nhạc, một thầy giáo dạy môn này tâm sự: "Từ khi xếp loại theo quy chế mới, học sinh học sa sút thấy rõ, bảo nó hát tập đọc nhạc, nó đọc đoạn đầu một khúc, đoạn sau một khúc, hay làm sao vừa đủ đạt yêu cầu thì thôi". Đặc biệt là thái độ thiếu tôn trọng giáo viên của các em thể hiện rõ, nhưng chúng tôi bất lực vì không thể dùng biện pháp gì để khiến các em nể sợ, làm gì cũng vướng vào các chính sách chủ trương giáo dục tích cực, thân thiện. Dù hết lòng thiết kế tiết học tốt, các em cũng không thiết tha tiếp thu hay tham gia xây dựng nữa, hoặc chơi xong tiết đó rồi thôi, tiết sau quên hết những gì vừa được chơi - học ở tiết trước. Bị xếp loại không đạt yêu cầu đồng nghĩa với thi lại, nên cấp trên luôn "nháy mắt" với chúng tôi để hạn chế xếp loại chưa đạt, để học sinh "rộng cửa", và thành tích của trường không bị ảnh hưởng. Làm vậy có đúng theo các tiêu chí trong "chuẩn nghề nghiệp" hay không? Nhưng vẫn phải làm!
Muốn thay đổi cái gì cũng phải lấy ý kiến của những người trong cuộc, tiếp cận gần gũi với hoàn cảnh thực tế, và ít nhất cũng phải áp dụng từ đầu năm học. Giáo viên chúng tôi luôn trong thế bị động, phản ứng nguội, nhưng sai sót thì luôn phải chịu khiển trách...
Năng khiếu thì phải thoải mái, dễ học, nhưng bị biến thành tầm thường, đơn giản thì việc dạy và học chỉ còn con đường đi ngược với mục tiêu giáo dục hoàn thiện con người bằng văn - thể - mỹ.
Theo TT
Sự thật phũ phàng về những "thần đồng" Việt Trẻ biết sớm là một điều tốt và có thể đó là dấu hiệu của một thiên tài. Các nhà khoa học về tâm lý đều biết rằng nếu không nuôi dưỡng và phát triển thì qua cái ngưỡng phát cảm về tâm lý, những thần đồng đó cũng sẽ lại... bình thường. Hai mặt của danh hiệu "thần đồng" Như lời cảnh...