Showroom xe hơi Trung Quốc trống trơn do khan hiếm chip
Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đang làm gián đoạn nguồn cung thị trường xe hơi Trung Quốc mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Bán dẫn ngày càng quan trọng với xe hơi hiện đại. Do đó, khi khủng hoảng kéo dài, nó ảnh hưởng đến tất cả nhà máy ô tô trên thế giới, buộc các hãng xe phải tạm dừng hoặc trì hoãn sản xuất. Hiệu ứng có thể thấy rõ tại Trung Quốc, nơi nỗ lực thúc đẩy các dòng xe năng lượng mới NEV ( xe điện và xe kết hợp xăng – điện) bị chững lại.
Một showroom Mercedes-Benz tại Bắc Kinh, bao quanh bởi các trung tâm thương mại xa xỉ, từng chứa đầy những chiếc xe điện EQC đời mới. Tuy nhiên, khi tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ghé thăm tuần trước, nó chỉ có độc một mẫu xe duy nhất. Một nhân viên môi giới tên Yu cho biết, các xe trưng bày khác đều đã được chọn và bán hết. “Sẽ không thể có xe Benz sớm tại Bắc Kinh. Công ty cắt giảm bán hàng vì khủng hoảng chip”, người này chia sẻ.
Video đang HOT
Theo Yu, khi tất cả linh kiện cần thiết đã sẵn sàng, một chiếc SUV điện sẽ được lắp ráp tại Bắc Kinh và giao trong 10 ngày, nhưng nay mất ít nhất 2 tháng.
Các hãng xe truyền thống gánh chịu hậu quả của khủng hoảng chip do họ không đề phòng đứt gãy trong chuỗi cung ứng bán dẫn. Khi họ tiếp tục bổ sung các tính năng công nghệ cao như tự lái, giải trí, xe cần tới nhiều chip hơn bao giờ hết. Một thương hiệu cao cấp có thể cần tới hơn 3.000 con chip trên mỗi chiếc xe. Nếu thiếu dù chỉ 1 con chip, xe cũng không thể hoàn thành.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT), sản lượng xe tại nước này giảm 6,8% vào tháng 5, xuống 2,04 triệu xe so với cùng kỳ năm 2020, trong khi doanh số giảm 3,1% xuống 2,11 triệu xe.
Các thương hiệu nội địa bị ảnh hưởng ít hơn, ít nhất là tại thời điểm hiện tại. Một nhân viên môi giới của dòng xe điện Marvel R thuộc SAIC Motor cho biết, dòng SUV mới chỉ bị tác động nhất định do “doanh số không lớn”. Người mua Marvel R có thể nhận xe trong vòng 2 tuần.
Theo Bộ Công nghiệp, sản lượng xe NEV trong nước tăng 150% trong tháng 5 so với một năm trước, đạt 217.000 đơn vị, doanh số tăng 160%.
Khủng hoảng chip nổi lên từ nửa sau năm 2020 dự kiến khiến các hãng xe tổn thất 3,8 triệu chiếc, tương đương 5% doanh thu thường niên ước tính trong năm 2021. Đáp lại, các hãng đang ưu tiên những mẫu xe có tỉ lệ sinh lời cao nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Theo hãng nghiên cứu Gartner, cuộc khủng hoảng có khả năng kéo dài tới quý II năm sau.
Thiếu chip bán dẫn, Subaru đóng cửa nhiều nhà máy
Đến lượt Subaru chịu ảnh hưởng của khủng hoảng chip bán dẫn toàn cầu.
Ngày 18/6, Subaru Corp tuyên bố cắt giảm sản xuất chuỗi nhà máy ở Gunma, Nhật Bản trong tháng 7, do tình trạng khan hiếm chip bán dẫn toàn cầu.
Trụ sở Subaru Corp tại Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng này đã buộc nhiều hãng xe cắt giảm hay tạm ngưng sản xuất kéo dài trong quý I, trong đó có: Hyundai, Tesla, General Motors, Toyota, Honda, Nissan, Mitsubishi...
Theo Subaru, đây là một phần kế hoạch điều chỉnh sản xuất vì thiếu chip bán dẫn. Các nhà máy tại tỉnh Gunma, tây bắc Tokyo sẽ ngừng hoạt động vào ngày 16/7.
Suzuki Motor Corp cũng cho biết đang cân nhắc cắt giảm sản xuất trong tháng 7 này ở Kosai và Sagara, tỉnh Shizuoka. Nhân viên sẽ làm việc xen kẽ khoảng 2-7 ngày trong tuần.
Trong khi chờ quyết định chính thức, phát ngôn viên Suzuki cho biết hãng đang cố gắng hạn chế tối thiểu thiệt hại.
Vì sao nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc kêu gọi ân xá cho "thái tử" Samsung? Nhiều chính trị gia từng ủng hộ bỏ tù ông giờ đảo ngược quan điểm với hy vọng sức ảnh hưởng của ông sẽ giúp Hàn Quốc giải quyết được tình trạng khan hiếm chip và có thêm vắc xin Covid-19. Phó Chủ tịch Samsung Electronics - ông Jay Y Lee Trong phần lớn nhiệm kỳ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in,...