Shinhan được Standard & Poor’s đánh giá triển vọng phát triển ổn định
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (“Ngân hàng Shinhan Việt Nam”) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (“S&P”) đánh giá xếp hạng tín nhiệm ở mức BB (ổn định) trong dài hạn.
S&P là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới. Quy trình đánh giá và xếp hạng hướng đến sự minh bạch và hoạch định hướng phát triển theo những quy chuẩn của thông lệ quốc tế. Tại S&P, xếp hạng tín dụng là chỉ số thể hiện quan điểm về rủi ro tín dụng.
Theo đánh giá của S&P, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đóng vai trò không thể thiếu trong mục tiêu mở rộng kinh doanh trên toàn cầu của Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan Financial Group – SFG), đồng thời giữ vị trí chiến lược quan trọng đối với SFG trong khoảng thời gian từ 18 – 24 tháng tới. Bên cạnh đó, Ngân hàng Shinhan Việt Nam còn dẫn dắt chiến lược mở rộng của SFG ở Việt Nam bằng cách phối hợp với các tổ chức phi ngân hàng ở thị trường này, nhằm tăng cơ hội kinh doanh chéo sản phẩm. Ngân hàng Shinhan Việt Nam là đơn vị mang đến lợi nhuận từ nước ngoài lớn nhất cho ngân hàng mẹ tại Hàn Quốc và là một đơn vị chủ chốt trong SFG.
Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 09/2019, 14% tổng thu nhập ròng của ngân hàng mẹ tại Hàn Quốc được tạo ra từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Một phần ba nguồn thu nhập này được đóng góp bởi Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ qua, Ngân hàng Shinhan Việt Nam chưa trả bất cứ khoản cổ tức nào mà sử dụng để tiếp tục tái đầu tư nhằm phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Lợi nhuận trung bình trên tài sản trung bình của Ngân hàng Shinhan Việt Nam đạt vào khoảng 2,0% trong suốt 05 năm qua. Việc đánh giá tín nhiệm Ngân hàng Shinhan Việt Nam được S&P xem xét theo mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam (BB/Ổn định/B). Nếu không bị hạn chế này, xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ chỉ thấp hơn một bậc so với hồ sơ xếp hạng tín nhiệm (A ) của SFG.
Video đang HOT
Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã cho thấy năng lực quản trị rủi ro rất tốt ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Cụ thể, Ngân hàng Shinhan Việt Nam là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam thực hiện Hiệp ước Basel II và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( CAR) của Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã đạt đến 18,05% vào tháng 12/2019, cao hơn nhiều so với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%).
Phát biểu về kết quả đánh giá của S&P, ông Shin Dong Min, Tổng Giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam, cho biết: “Là một trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín và lớn nhất thế giới, S&P đưa ra những kết quả đánh giá, nhận xét rất có giá trị cho hoạt động phát triển của ngân hàng. Dựa vào đây, Ngân hàng Shinhan Việt Nam có thể đánh giá được các hoạt động của mình một cách khách quan, theo quy chuẩn và quan điểm của các chuyên gia đầu ngành trên thế giới. Từ đó, Ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ có những điều chỉnh chiến lược phù hợp và nỗ lực nhiều hơn nữa để giữ vững vị thế của mình tại thị trường Việt Nam”.
Việt Nam là một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng, rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang mở rộng sản xuất và hoạt động của họ ở thị trường này. Tận dụng lợi thế về thị trường, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã tập trung phát triển ổn định hoạt động kinh doanh và vươn lên nắm giữ vị thế ngân hàng nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, xét về tiêu chí tài sản và mạng lưới, tính đến thời điểm hiện tại.
Hà An
Theo ngaynay.vn
Giới siêu giàu thế giới xây hầm bí mật để tích trữ vàng thỏi
Giới phân tích chỉ ra rằng các yếu tố như bất ổn chính trị, nguy cơ khủng hoảng đang khiến các nhà tỷ phú toàn cầu tăng cường đầu cơ tích trữ vàng trong hầm bí mật.
Boongke tích trữ vàng. Ảnh minh họa: Getty Images
Dẫn dữ liệu từ một nghiên cứu của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs, kênh RT (Nga) đưa tin kim loại quý hiếm này vẫn luôn được coi là một trong những kênh đầu tư an toàn của giới tinh anh thế giới nhằm đối phó với các rủi ro.
Thống kê thể hiện các hoạt động mua vàng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt trong 3 năm qua.
"Kể từ cuối năm 2016, hoạt động đầu tư vàng không minh bạch nhiều hơn so với việc xây dựng các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) bằng vàng", công ty Goldman gửi khuyến cáo cho khách hàng.
Điều đó cũng đồng nghĩa rằng đối với giới siêu giàu vốn có thói quen tích trữ vàng trong các boongke bí mật, nhu cầu này đang tăng nhanh và việc sở hữu vàng thỏi là điều bắt buộc.
"Dữ liệu này đồng nhất với các báo cáo cho rằng nhu cầu về kho tích trữ vàng trên toàn cầu đang tăng mạnh", Goldman lưu ý.
Theo ông Gary Lynch - Tổng giám đốc công ty sảm xuất boongke Rising S có trụ sở tại Texas (Mỹ), doanh số các boongke cao cấp được bán ra vào năm 2016 tăng 700% so với năm 2015, trong khi doanh số chung tăng 300% kể từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016.
"Rủi ro chính trị là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động mua vàng. Nếu một cá nhân muốn tìm cách giảm thiểu rủi ro từ các lệnh trừng phạt hoặc thuế quan, họ sẽ mua vàng miếng và cất giữ chúng trong hầm bí mật - nơi mà chính phủ khó tiếp cận. Phương thức này cũng phản ánh thái độ phòng ngừa của các cá nhân đối phó với các kịch bản rủi ro kinh tế và chính trị. Họ không muốn bất kỳ tổ chức tài chính nào đảm nhiệm vai trò trung gian vì rủi ro tín dụng của bên đối tác", Goldman kết luận.
Bất ổn chính trị thế giới được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc giới nhà giàu trên thế giới tìm tới một kênh dự trữ an toàn đó là vàng. Xung đột leo thang giữa Mỹ và Iran hồi đầu tháng này, khiến hai nước từng đối mặt với nguy cơ chiến tranh, đã đẩy giá vàng lên cao kỷ lục trong vòng 9 năm.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
[Cổ phiếu nổi bật tuần] Trở lại vùng đỉnh 2019, CTG còn có thể vươn lên mức giá nào? Cổ phiếu CTG đang có cơ hội trở lại bắt nhịp cùng xu hướng tăng trưởng của ngành Ngân hàng sau khi có tuần tăng mạnh 10,56% vừa qua. Ảnh minh họa. Diễn biến của cổ phiếu CTG Trong khi VCB đang phải xoay xở với lực bán chốt lời của khối ngoại, tuần qua, cổ phiếu Ngân hàng có sự "thay ngựa...