SHB đặt mục tiêu đứng nhóm ba ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam
Ngày 13-11, tại Hà Nôi, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì (lân thứ hai) và nhiêu danh hiêu cao quý khác.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho SHB.
Tham dự buôi lê có đông chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bô Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng đại diên lãnh đạo các bô, ngành và khách hàng, đôi tác chiên lược của SHB.
Báo cáo tại Lê kỷ niêm, Tông Giám đôc SHB Nguyên Văn Lê nêu rõ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Nhơn Ái) được thành lập ngày 13-11-1993 tại Cần Thơ, có tổng vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng. Với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, SHB đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. SHB đã xây dựng thành công một nền tảng tài chính phát triển bền vững với số vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng – tăng gấp hơn 30.000 lần so với khi thành lập. Tổng tài sản từ 1 tỷ đồng năm 1993 tăng lên gần 300.000 tỷ đồng; vốn tự có đạt hơn 23.000 tỷ đồng. Từ một ngân hàng chỉ có tám nhân viên nghiệp vụ, hai điểm giao dịch, SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại hơn 500 điểm giao dịch trong nước và nước ngoài, phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.
Đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế đất nước, thương hiệu của SHB đã được khẳng định trên thị trường tài chính với vị trí Nhóm năm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam; Nhóm 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng; Nhóm 10 ngân hàng thương mại uy tín nhất Việt Nam; Nhóm 1.000 ngân hàng toàn cầu… Nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế liên tục đánh giá cao SHB ở các mảng hoạt động như: Ngân hàng bán lẻ tốt nhất, Ngân hàng bán buôn tốt nhất, Ngân hàng SME (doanh nghiêp vừa và nhỏ) tốt nhất; Sáng kiến thẻ tín dụng tốt nhất, Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú ghi nhận, với sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên, SHB đã có bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của ngành ngân hàng và kinh tế – xã hội của đất nước. Chỉ ba năm sau khi được chuyển đổi mô hình hoạt động, năm 2009, SHB là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Tháng 8-2015, SHB tiên phong trong việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, sáp nhập các ngân hàng yếu kém (thực hiên sáp nhâp thành công Habubank). Sau khi sáp nhập, SHB nỗ lực thực hiện các biện pháp cơ cấu lại và đạt được những kết quả tích cực, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có quy mô lớn nhất Việt Nam, được nhiều tổ chức quốc tế xếp hạng…
Trong định hướng phát triên thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng đề nghị SHB chú trọng phát huy thế mạnh 25 năm hoạt động trên địa bàn nông thôn, đơn giản hóa các thủ tục giao dịch với khách hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiến đến ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân. “SHB cân tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu, xóa nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng…” – Phó Thông đôc Đào Minh Tú nhân mạnh.
Video đang HOT
Tại Lễ kỷ niệm, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao Huân chương Lao đông hạng Nhì tặng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nôi. Đây là lần thứ hai, SHB được đón nhận phần thưởng cao quý này. Nhân dịp này, Tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê cũng vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Ngoài ra, sáu tâp thê và cá nhân SHB đã được nhân Bằng khen của Thông đôc Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam.
HỒNG ANH
Theo nhandan.com.vn
Đánh thức nguồn lực trong dân
Làm thế nào để người dân yên tâm và mặn mà đưa phần tích lũy và tiết kiệm của gia đình mình vào các kênh như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, ngân hàng..., thay vì chuyển vốn vào các công ty ẩn chứa đầy rủi ro?
Nhiều câu chuyện về các vụ vỡ nợ tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng liên quan tới huy động vốn, lừa đảo đầu tư, cùng với đó là trăn trở làm sao để đánh thức nguồn lực tích lũy được ước tính lên tới 60 tỷ USD trong dân vào sản xuất - kinh doanh đã được các đại biểu Quốc hội đề cập trong phần thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội trên nghị trường.
Trong hoàn cảnh bội chi ngân sách lớn và nợ công cao, công cuộc đánh thức tiềm lực này càng được đặt ra cấp thiết.
Làm thế nào để người dân yên tâm và mặn mà đưa phần tích lũy và tiết kiệm của gia đình mình vào các kênh như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, ngân hàng..., thay vì chuyển vốn vào các công ty ẩn chứa đầy rủi ro?
Khi huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng một cách hiệu quả và bền vững, nền kinh tế sẽ có thêm các nguồn vốn dài hạn. Nhưng để mong muốn biến thành hiện thực, nếu không mạnh mẽ bắt tay vào hành động, sẽ vẫn chỉ là mong ước và "hô khẩu hiệu".
Chẳng nói đâu xa, ngay trên thị trường chứng khoán, để thu hút nhà đầu tư đang có rất nhiều việc cần làm.
Việc lồng ghép chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào phát triển thị trường được làm khá tốt, rút ngắn thời hạn phải đăng ký giao dịch/niêm yết chứng khoán sau IPO (chào bán chứng khoán ra công chúng), tăng cường áp dụng niêm yết và đăng ký giao dịch với lưu ký tự động... đã giảm thiểu các khâu phát hành sổ/giấy chứng nhận sở hữu.
Quy mô vốn hóa thị trường đã tăng đáng kể, tạo ra niềm hy vọng lớn về việc nâng hạng Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi trong bảng xếp hạng của MSCI.
Trong khoảng 2 năm qua, đã có nhiều động thái tích cực trong kế hoạch nâng hạng thị trường Việt Nam, song những thay đổi là chưa đủ để các nhà đầu tư nước ngoài cũng như MSCI đưa Việt Nam vào danh sách các thị trường có khả năng nâng hạng.
Trong khi nhiều hạn chế của thị trường trong nội dung đánh giá của MSCI cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ, ngành để tháo gỡ, đã có không ít nhà đầu tư cho rằng, những thay đổi tích cực của thị trường trong thời gian gần đây cần được Việt Nam cập nhật với MSCI để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và đánh giá lại của tổ chức này.
Liệu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đứng ra đóng vai trò chủ đạo trong việc trao đổi thông tin, phối hợp với các bộ ngành khác, cũng như xây dựng một kế hoạch tổng thể cho việc nâng hạng thị trường Việt Nam hay không?
Hay như việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, trước đây từng được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Nhưng hiện nay, các thông tin về doanh nghiệp thay đổi room được công bố rời rạc trên website của các Sở Giao dịch chứng khoán hoặc của bản thân công ty đại chúng, công ty niêm yết.
Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài chưa tìm được nguồn thông tin tập trung, cập nhật, chính thống về room của tất cả các công ty niêm yết, công ty đại chúng, để từ đó có bức tranh tổng quát cho việc cân nhắc ra quyết định đầu tư.
Thị trường càng đại chúng, càng có nhiều nhà đầu tư lớn tham gia, khả năng bị kéo - xả theo những toan tính của "cá mập" sẽ càng giảm bớt. Khi ấy nhà đầu tư đại chúng mới mạnh dạn đưa những đồng vốn ngủ yên vào thị trường.
Năm 2017 đã gần trôi qua và thị trường chứng khoán Việt Nam tỏ ra khó khăn hơn dự liệu.
Từ mốc 1.020 điểm, VN-Index đã trải qua 2 nhịp giảm: về 933 điểm, rồi bật lên 974 điểm và lại giảm về 885 điểm. Một nhịp giảm nữa được dự báo sẽ kéo VN-Index tạo đáy mới trong năm nay.
Nếu không tìm cách giải những bài toán căn cơ và có tầm nhìn dài hạn, sự luẩn quẩn của chứng khoán Việt Nam sẽ vẫn chưa thấy đường ra.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Người khiếm thị sẽ được mở tài khoản thanh toán, sử dụng thẻ ngân hàng Các ngân hàng thương mại nghiên cứu xây dựng quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và có biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với trường hợp người khiếm thị (người khuyết tật) nhằm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng này. Người khiếm thị có nhu cầu mở thẻ ATM, tài khoản ngân hàng sẽ không...