SGK Tiếng Việt lớp 1 vừa phát hành: Nên thu hồi!
Giáo dục là lĩnh vực toàn dân đều quan tâm, bởi nó liên quan đến vận mệnh quốc gia. Sách giáo khoa không thể tùy tiện sai đâu sửa đó là dùng được mà cần phải thu hồi…
Rất nhiều bạn đọc đã đề nghị như vậy với SGK lớp 1.
Bạn đọc CCB 559 bức xúc: Giáo dục là tương lai của đất nước, cớ sao Bộ Giáo dục và Đào tạo lại xem như chuyện bình thường – chỉ cần rà soát và chỉnh sửa. Những sai sót này đâu có thể sửa sai một cách đơn giản như vậy. Sách mà đầy sạn thì không nên sử dụng.
Bạn đọc Liem thẳng thắn: “Nói thật với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đầu óc trẻ con mới vào lớp 1 chưa phát triển bao nhiêu, vậy nên chỉ cần sử dụng SGK lớp 1 của các năm trước cho các cháu học là đủ, không cần phải sáng tác gì thêm cho đỡ tốn kém, đỡ thảm họa cho gia đình và xã hội”.
SGK Tiếng Việt lớp 1 nhiều sai sót gây bức xúc dư luận
“Không lẽ Việt Nam mình không có thơ, văn hay sao mà phải trích từ nước ngoài, SGK mà câu từ lủng củng, khó đọc, khó nhớ. Đã là SGK chung cho cả nước thì dùng từ phải thông dụng, phổ biến” – bạn đọc Le Duyen góp ý.
Bạn đọc Huy Quang bực bội: Lấy từ điển Hoàng Phê ra để bao biện. Từ điển thì đủ loại từ. Nhưng dùng thế nào mới là quan trọng!
Video đang HOT
“Các vị phải biết rằng đây là SGK cho học sinh lớp 1, tâm hồn các cháu tựa như tờ giấy trắng, không thể đem những từ ngữ của “dân chợ trời” ra để gieo vào đầu con trẻ”; “Các cháu sao đã có thể hiểu từ ăn có thể nói là “nhá”, là “gặm” là “đớp” là “chén”? Như vậy, khi người lớn yêu cầu cháu hãy ăn đi, cháu sẽ nói là cháu đang “nhá” đây; hay cháu đang “đớp” đây hoặc cháu đang “chén” đây. Ông Bộ trưởng nghĩ sao về cách dạy này?” – nhiều bạn đọc bất bình nêu ý kiến.
Bạn đọc cũng đặt ra nhiều câu hỏi: Hội đồng vừa thẩm định vừa rà soát liệu có khách quan không? Chẳng lẽ chúng ta dạy cho con trẻ trở thành lớp người luôn nghi kỵ, không tin tưởng lẫn nhau như để tránh rơi vào cảnh như cá bị cò lừa gạt, lớp người lười nhác, trốn việc như ngựa Tía?
Bạn đọc Hà Thủy cũng tâm tư: Trẻ em Việt nam khó tiếp thu ca dao, tục ngữ Việt Nam hơn truyện ngụ ngôn nước ngoài hay sao? Bạn đọc Nguyễn Thành Phước thì băn khoăn: Sách tiếng Việt dùng chung cho cả nước mà lại dùng khá nhiều từ một vùng miền liệu có chuẩn?
Bạn đọc Công Thành thì bộc bạch: Thời của chúng tôi ca dao, tục ngữ mẹ ru thuở còn thơ đã ngấm vào máu thịt, nhân sinh quan đặc biệt là tình yêu quê hương, ông bà, cha mẹ. Dạy cho con nít biết lẽ phải, lòng nhân từ, bao dung và không côn đồ, hiếu thắng, bạc nghĩa. Dạy làm người tốt…
Chẳng lẽ những điều này không còn phù hợp sao?
“Đã thẩm định xong để đưa ra giảng dạy, bây giờ còn rà với soát gì nữa. Việc này là việc quốc gia, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai mà như thế, cả một hội đồng thành lập ra để làm gì? Những người có trách nhiệm xin đừng bao biện nữa. Và sách SGK chi chít sạn này không cần phải rà với soát gì mà tốt nhất là nên thu hồi”- nhiều bạn đọc đề nghị.
Sách giáo khoa lớp 1: Lắng nghe, để cần thì điều chỉnh
Trước phản ánh của báo chí về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có phương án xử lý phù hợp vấn đề này.
Trên thực tế, không chỉ từ phía Hội đồng biên soạn và thẩm định, chính các bậc phụ huynh cũng cần lắng nghe để không vội vàng, bởi giáo viên vẫn là người quyết định cuối cùng trong một giờ học.
Những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu và báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về Bộ GD&ĐT trước ngày 17-10-2020.
Công văn nêu rõ, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.
Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở một số địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy, sách giáo khoa lớp 1 đã được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học bước đầu đáp ứng yêu cầu; học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.
Một giờ học tiếng Việt theo chương trình mới, sách mới của học sinh trường TH Lê Quý Đôn, quận Hà Đông. (Ảnh: P.T)
Tuy nhiên, trước ý kiến về số tiết học môn Tiếng Việt tăng, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: Thời điểm chương trình, sách mới triển khai một tháng mà nói sách nặng hay nhẹ là chưa đủ căn cứ, tuy nhiên, Bộ sẽ có kiểm tra, đánh giá, có điều chỉnh nếu cần.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Phó tổng Chủ biên CT GDPT 2018 cho rằng: Trong giai đoạn đầu, giai đoạn học âm chữ, không phải sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mới nào cũng tăng nhiều kiến thức, kĩ năng như phụ huynh phản ánh. Chẳng hạn, có thể tham khảo vài so sánh Tiếng Việt 1 năm 2000 và Tiếng Việt 1 mới, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXBGD Việt Nam).
Ở sách giáo khoa Tiếng Việt 1 năm 2000: Phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 31 bài, trong đó có 5 bài ôn tập và kể chuyện. Mỗi tuần 5 bài, mỗi bài 2 tiết, tổng: 62 tiết (khoảng 6 tuần, 10 tiết/tuần). Còn với sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống": Phần âm chữ (kể cả 3 nguyên âm đôi) học trong 30 bài, trong đó có 6 bài ôn tập và kể chuyện. Như vậy, tổng thời gian cho phần âm chữ là: 60 tiết (buổi sáng) 12 tiết (buổi chiều) = 72 tiết. Như vậy, cùng số lượng âm chữ như nhau, nhưng sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mới dành thời gian nhiều hơn hẳn so với Tiếng Việt năm 2000.
Còn với những bài học mà nội dung đang gây băn khoăn (như bộ sách Cánh Diều đang bị ý kiến về việc dạy trẻ con thói lười nhác, thủ đoạn và khôn lỏi...), PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn - Chương trình Giáo dục phổ thông mới nhận xét: "Tôi nghĩ, việc đưa 1 câu chuyện vào dạy cho trẻ thế nào còn phụ thuộc vào câu hỏi hướng dẫn đọc và cách dạy của thầy cô giáo.
Cũng truyện ấy nhưng giáo viên hướng học sinh hiểu thế nào cho đúng, cho nhân hậu, có ý nghĩa giáo dục cao là do tấm lòng, từ nhận thức, hiểu biết của người thầy... Trong chuyện này, nếu có hạn chế thì chỉ là các tác giả khi phỏng theo, biên tập lại cần chau chuốt hơn để câu văn hay, tránh thô thiển dễ gây hiểu nhầm" .
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống viện dẫn, chẳng hạn bài học "Chữ số 4" với ví dụ về "Bốn cái làn" được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua là sai hoàn toàn bởi thực chất không cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 nào có nội dung như vậy.
Trước ý kiến về việc sách đưa nhiều ngữ liệu là truyện ngụ ngôn được dịch từ nước ngoài có nội dung phản giáo dục; PGS. TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng, truyện nếu lấy từ tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng nước ngoài thì sao có thể bảo là phản giáo dục được?
Chẳng qua là truyện ngụ ngôn thường có nhiều ý nghĩa và có thể suy luận theo nhiều cách hiểu khác nhau. Và nếu cứ suy luận kiểu như thế thì tất cả các câu chuyện cổ đều sẽ bị phê phán.
Vì vậy, PGT.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng: "Mỗi cuốn sách đều có những ưu điểm và hạn chế. Không nên chỉ nhìn thấy một vài thiếu sót rồi vội vã khái quát, phủ nhận sạch trơn toàn bộ cuốn sách".
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, với những ý kiến phản ánh, Bộ GD&ĐT, các hội đồng viết sách, thẩm định sách lên lắng nghe và có sự cầu thị, với những nội dung chưa thật sự phù hợp, gây hiểu lầm cần có điều chỉnh nếu cần.
Tuy nhiên, ngay cả phía phụ huynh, dư luận, cũng cần có cái nhìn khách quan, lắng nghe thông tin đúng, để không phủ nhận sạch trơn, chỉ trích cá nhân. Đổi mới giáo dục là một quá trình dài mà trong khi thực hiện, toàn xã hội phải có sự chung tay, đóng góp, phản biện có tính chất xây dựng, như vậy, những bước đi của đổi mới mới vững chắc và tiến đến thành công được.
SGK lớp 1 có 'sạn', chủ biên phải chịu trách nhiệm Đại diện hội đồng thẩm định cho rằng nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những "hạt sạn" trong sách giáo khoa lớp 1 vì hội đồng đã khuyến cáo nhưng nhóm tác giả vẫn giữ quan điểm của mình. Trước nhiều xôn xao của dư luận về những "hạt sạn" của sách giáo khoa (SGK) lớp 1 Cánh Diều...