‘SGK sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo’
Trả lời tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng GD&ĐT cho biết sách sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ không khuyến khích loại sách này.
Trước tình trạng thiếu sách giáo khoa, nhiều người đặt ra vấn đề lãng phí khi nhiều cuốn chỉ sử dụng một lần do học sinh phải làm bài tập lên đó.
Ngày 30/8, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết thực hiện nghị quyết 40 của Quốc hội về thực hiện chương trình phổ thông mới, SGK vẫn triển khai và được thực hiện từ năm 2000 đến nay, được 17 năm. Tinh thần chung là SGK cũ đã ổn định, có chăng chỉ điều chỉnh một chút.
Nhiều SGK chỉ sử dụng một lần gây lãng phí.
Hàng năm, sách được tái bản, bổ sung thêm. Theo chương trình hiện nay, SGK cũ vẫn còn hiệu lực trước khi thực hiện chương trình mới theo Nghị quyết 88 (theo lộ trình sẽ bắt đầu từ năm 2019 hoặc 2020, triển khai từ lớp 1). Khi có chương trình mới, SGK cũ sẽ không còn hiệu lực.
Ông nói thêm trong chuyến công tác lên Lai Châu, ông thấy SGK cũ vẫn còn đầy đủ và được luân chuyển để thế hệ sau sử dụng.
Liên quan đến các sách bài tập tham khảo có viết trực tiếp lời giải lên, ông Độ khẳng định đó là sách tham khảo. Còn SGK là sách riêng, đảm bảo sự luân chuyển lâu dài.
Về sách tham khảo, tùy theo điều kiện gia đình, nhà trường có thể lựa chọn.
Bộ GD&ĐT đã ra các văn bản, cụ thể là văn bản 2572, 2372 ban hành ngày 11/4/2013 về việc sử dụng sách tham khảo. Năm 2014 là ban hành thông tư 21 về quy định quản lý và sử dụng sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Video đang HOT
Theo đó, quyền quyết định lựa chọn sách tham khảo, thủ trưởng, hiệu trưởng nhà trường quyết định sử dụng cuốn nào để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương.
“Tinh thần thì Bộ cũng chỉ đạo để các sách tham khảo mà viết trực tiếp lên là không nên, không khuyến khích”, Thứ trưởng GD&ĐT nói.
Trước đó, tại một số nhà sách trên địa bàn TP Hà Nội, phụ huynh lớp 10 không thể mua được trọn bộ SGK cho con em mình.
Trước hiện tượng lạ này, đại diện NXB Giáo dục giải thích do số lượng học sinh tăng đột biến ở vài địa phương nên dẫn tới một số cửa hàng bán SGK nhỏ lẻ thiếu sách tạm thời.
Để khắc phục tình trạng đó, NXB đã khẩn trương cung ứng bổ sung SGK, phục vụ đầy đủ nhu cầu của học sinh trước ngày khai giảng.
Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo NXB Giáo dục Việt Nam rà soát, nắm bắt ngay tình hình, xác định nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời tình trạng thiếu SGK.
Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc thiếu SGK đầu năm học mới. Nó còn đặt ra vấn đề lãng phí khi nhiều cuốn có sẵn phần câu hỏi, bài tập buộc học sinh phải ghi chép hoặc điền vào nên chỉ dùng được một lần. Sự lãng phí này khiến dư luận bức xúc.
Theo Zing
GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng về clip dạy học sinh đánh vần Tiếng Việt
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - đã có những chia sẻ về cách đánh vần "lạ", cũng như sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại.
GS Nguyễn Minh Thuyết.
"Cách đánh vần lạ không liên quan chương trình phổ thông mới"
Những giờ qua, đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con vào lớp 1 đánh vần Tiếng Việt đã thu hút sự quan tâm của dư luận, với nhiều tranh cãi.
Nhiều người gọi đây là cách đánh vần "lạ", khi chữ cái c/k/q đều đọc là "cờ", chữ "ki", "qua" lần lượt đánh vần là "cờ-i-ci" và "cờ-ua-qua". Cách đánh vần này không giống cách đánh vần tiếng Việt được dạy nhiều năm nay trong bộ sách giáo khoa hiện hành. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng, hoang mang.
Cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - cho biết, thực ra cô giáo trong clip đã hướng dẫn học sinh đánh vần đúng theo sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" của GS Hồ Ngọc Đại. Đây không phải cách đánh vần mới xuất hiện mà đã được GS Hồ Ngọc Đại đưa vào thực nghiệm trong các trường tiểu học từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh: Sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" không liên quan gì đến chương trình giáo dục phổ thông mới và cũng không liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đồng thời, đây cũng không phải sách giáo khoa bởi các lý do sau:
"Thứ nhất, Chương trình giáo dục phổ thông chỉ quy định vấn đề khái quát nhất về mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp dạy học, cách đánh giá chứ không đi vào chi tiết quy định dạy đánh vần tiếng Việt ở lớp 1 như thế nào.
Thứ hai, Chương trình môn học phổ thông mới hiện nay chưa được ban hành, khi chưa được ban hành thì chưa có gì gọi là sách giáo khoa cả. Vì vậy, sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" không phải sách giáo khoa nằm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, bởi hiện nay vẫn đang thực hiện một chương trình, một bộ sách giáo khoa. Đây càng không phải sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới".
Là một thí nghiệm khoa học
Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" được triển khai từ những năm 80 của thế kỷ trước, đến năm 2002 thì dừng vì Luật Giáo dục 2005 quy định thực hiện một chương trình, một bộ sách giáo khoa thống nhất trong cả nước. Sau đó, sách vẫn được Bộ GDĐT tiếp tục cho phép thực nghiệm trong nhà trường. Dù vậy, đến nay sách vẫn là một thí nghiệm khoa học.
"Theo tôi biết đây chỉ là một thí nghiệm khoa học của Trung tâm Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Đã là thí nghiệm khoa học thì có thể đúng hoặc có thể sai. Còn thí nghiệm này muốn chuyển thành tài liệu dạy học được đưa vào trong nhà trường sẽ phải được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua.
Tức là sách được biên soạn theo đúng quy định của chương trình giáo dục phổ thông, không vượt quá yêu cầu của chương trình đối với mỗi lớp học, cấp học.
Nhưng khi nhìn qua thì tôi thấy sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" không phù hợp, vì chương trình tiểu học chúng ta chú trọng phát triển kỹ năng đọc-viết-nói-nghe, chứ không dạy lý thuyết chuyên sâu về ngôn ngữ học.
Khi thực hiện chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", cách dạy đơn giản, hiệu quả sẽ là một yếu tố quan trọng để người dạy, người học lựa chọn sách"- GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.
Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng cho biết, hiện nay chương trình môn học phổ thông mới vẫn đang được biên tập để chuẩn bị ban hành. Khi nào có chương trình thì mới tổ chức viết sách giáo khoa. Vì thế, phụ huynh học sinh không nên hoang mang.
ĐẶNG CHUNG
Theo Laodong
Sẽ đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, các nhà trường đã thống kê và tập hợp nhu cầu sử dụng SGK của học sinh để Sở GD&ĐT chỉ đạo các công ty chủ động đảm bảo sách cho học sinh lớp 1. Tình trạng khan hiếm sách giáo khoa lớp 1 xảy ra tại Hà Nội Trước phản ánh...