SGK Ngữ văn 6: ‘Thách thức lớn nhất là thay đổi cách dạy’
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, việc lựa chọn hệ thống văn bản ngữ liệu đọc trong SGK Ngữ văn 6 trước hết phải đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018, theo yêu cầu vừa kế thừa, vừa đổi mới…
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn, Chủ biên sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 6 – Bộ Cánh Diều đã trao đổi với VietNamNet về việc đưa những ngữ liệu mới vào SGK.
Khó khăn nhiều hơn thuận lợi
Những tiêu chí nào được các ông đưa ra trong quá trình lựa chọn ngữ liệu mới?
- Các tiêu chí được chúng tôi đặt ra như sau:
Thứ nhất, các văn bản đọc trước hết phải bảo đảm tiêu chí về tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ; phù hợp với tâm lý lứa tuổi…
Thứ hai, văn bản phải tiêu biểu đáp ứng yêu cầu thể loại và kiểu văn bản do chương trình quy định để hình thành cho học sinh cách đọc các văn bản tương tự, đồng thời trang bị vốn văn học, văn hóa.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống
Thứ ba, hệ thống văn bản phải ngắn gọn, có độ dài và độ khó vừa sức với học sinh lớp 6. Vì thế một số tác phẩm dài phải trích và cắt bớt, bên dưới ghi là “theo…”.
Thứ tư, hệ thống văn bản phải đa dạng, hài hòa giữa văn học Việt Nam và nước ngoài, miền xuôi và miền núi, đề tài và chủ đề, giới tính, văn bản đơn và đa phương thức…
Thứ năm, các văn bản thông tin và nghị luận xã hội cần đáp ứng yêu cầu kiểu văn bản và phải lựa chọn được văn bản có nội dung mang tính thời sự, vừa gần gũi với học sinh, vừa mang tính giáo dục cao về các vấn đề mà quốc gia và thế giới đang quan tâm.
Chẳng hạn như trong SGK Ngữ văn 6 của Cánh diều, đã có tổng số văn bản đọc là 30 với 2/3 là văn bản mới được lựa chọn theo các tiêu chí này.
Những thuận lợi, khó khăn nào các ông đã trải qua trong quá trình lựa chọn văn bản mới?
- Việc lựa chọn được một hệ thống văn bản đọc hay, hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu của chương trình, vừa kế thừa, vừa đổi mới… là rất khó.
Video đang HOT
Quy trình tìm ngữ liệu cần bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình 2018, xem Lớp 6 học đọc các thể loại và kiểu văn bản nào? Cần đáp ứng yêu cầu gì về nội dung, hình thức và yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối; cần đáp ứng các kiến thức gì về tiếng Việt và văn học… Từ đó mới tìm các văn bản. Trước hết xem văn bản nào trong SGK hiện hành còn đáp ứng được yêu cầu; sau đó tìm những văn bản ngữ liệu mới…
Việc tìm văn bản ngữ liệu theo các tiêu chí nêu trên, nhìn chung là khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Thuận lợi duy nhất là có thể kế thừa một số văn bản hay trong SGK Ngữ văn hiện hành, vì các văn bản ấy đã được các tác giả đi trước lựa chọn khá kĩ, tinh tế và chính xác, lại có cả phần chú thích, tiểu dẫn, câu hỏi để người đi sau có thể tham khảo…
Khó khăn lớn nhất của việc tìm ngữ liệu là do chương trình Ngữ văn 2018 thiết kế theo hướng mở, không nêu các văn bản, tác phẩm cụ thể bắt buộc cho mỗi lớp; chỉ nêu yêu cầu cần đạt về năng lực đọc; nên những người biên soạn hoàn toàn phải độc lập, tự chủ, tự quyết định.
Số lượng văn bản, tác phẩm thì rất nhiều, nhưng đáp ứng cho đầy đủ các tiêu chí vào SGK như đã nêu trên là rất khó. Ví dụ chương trình yêu cầu đọc hiểu thơ lục bát. Mà thơ lục bát thì có hàng vạn bài khác nhau, rất nhiều bài hay… Nhưng chọn 3 bài lục bát để đưa vào sách sao cho phù hợp với học sinh lớp 6 không hề đơn giản. Chúng tôi phải tìm các bài lục bát viết về người mẹ để có nội dung thân thuộc, gần gũi với tâm hồn, tình cảm các em…Ngay cả đề tài người mẹ cũng đã có rất nhiều bài lục bát hay. Nhiều bài hay nhưng lại chỉ phù hợp với người lớn, không hợp với học sinh lớp 6…Các thể loại khác cũng khó khăn tương tự.
Rất may trong quá trình tìm văn bản đọc cho bộ sách Ngữ văn (của Cánh Diều), chúng tôi đã tham vấn ý kiến và được sự gợi ý của nhiều nhà văn như Trần Đăng Khoa, Tạ Duy Anh, Phạm Xuân Nguyên, La Khắc Hòa…
Học sinh các bậc học sẽ dần được tiếp cận với nhiều tác phẩm văn học mới trong SGK
‘Thay đổi cách dạy mới là thách thức lớn nhất’
Theo ông, giáo viên (GV) sẽ gặp những thách thức nào trong việc tiếp cận với một tác phẩm “mới tinh”? Họ nên làm như thế nào để vượt qua?
- Dạy học theo thể loại không có gì mới, đã có từ lâu, ngay Chương trình hiện hành (2006) cũng đang dạy đọc hiểu theo thể loại, chỉ khác là thể loại xếp theo các giai đoạn văn học.
Nói thế để thấy nếu GV đã quen và thành thạo dạy đọc hiểu theo thể loại thì các văn bản mới không có gì khó cả.
Chẳng hạn đọc hiểu truyện ngắn, sách Ngữ văn 6 cũ đang dạy văn bản Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), nay bổ sung thêm 2 truyện mới: Điều không tính trước ( Nguyễn Nhật Ánh) và Chích bông ơi (Cao Duy Sơn).
Với các truyện mới này, chỉ khác về nội dung, còn đặc điểm thì vẫn là truyện ngắn hiện đại.
Thách thức với GV không phải là văn bản mới mà là cách dạy mới, ngay cả với văn bản cũ.
“Việc giao lưu giữa các nhà văn có tác phẩm trong SGK Ngữ văn là cần thiết và có ích không chỉ với chương trình mới. Vì các cuộc giao lưu như thế có nhiều tác động rất tốt với việc học Ngữ văn, giúp học sinh hiểu thêm tác phẩm… Tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc, nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi giáo viên và nhà trường” – PGS.TS Đỗ Ngọc Thống
Dạy học phát triển năng lực khác dạy học chạy theo nội dung. Với Ngữ văn, GV phải chuyển từ dạy theo kiểu giảng văn sang dạy đọc hiểu. Cụ thể chuyển từ việc nói nhiều, nói hộ, đọc hộ, cảm thụ hộ học sinh sang tổ chức các hoạt động cho các em tự đọc, tự tìm hiểu văn bản. GV vẫn có vai trò rất lớn trong việc nghĩ ra các các bài tập, câu hỏi , đưa các em vào tình huống cần giải quyết để hiểu văn bản; uốn nắn những sai sót và tham gia phân tích, bình giá sau khi học sinh đã trình bày…
Thay đổi cách dạy mới là thách thức lớn nhất.
Có những giáo viên do cảm nhận của bản thân sẽ không thích một tác phẩm hay tác giả nào đó, và vẫn phải dạy vì yêu cầu của công việc. Điều này, theo ông, sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng bài giảng, và làm sao để hóa giải?…
- Đúng là có thực tế ấy và cũng dễ hiểu trong việc tiếp nhận các tác phẩm văn học. Khi GV gặp các văn bản mới nào đó mà mình không thích thì chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng bài giảng. Trong trường hợp này, có 2 cách để xử lí, hóa giải.
Thứ nhất là dạy đúng yêu cầu đọc hiểu 1 văn bản theo thể loại; có thể không có hứng thú, không có độ hứng khởi như các văn khác…
Và còn có cách thứ hai, là Chương trình 2018 cho phép GV có thể thay văn bản trong SGK bằng một văn bản khác, miễn là đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu của chương trình.
Do có 3 bộ sách Ngữ văn, nên GV có thể tìm 1 văn bản tương tự ở các bộ sách còn lại hoặc tham khảo trong sách Văn bản đọc hiểu Ngữ văn lớp 6 – NXB ĐHQG HN 2021, hoặc tự mình tìm văn bản có nguồn dẫn rõ ràng…
Xin cảm ơn ông!
Nhà văn, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: Việc đưa những tác phẩm mới vào chương trình giáo dục là phù hợp. Ở các nền giáo dục tiên tiến nước ngoài, những tác phẩm văn học kinh điển, đã trở thành di sản của quốc gia và nhân loại luôn được giữ lại dạy cho các thế hệ học sinh, còn các tác phẩm văn học đương đại vẫn có sự thay đổi.
Đối với Việt Nam, những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương… thì phải giữ trong SGK, ở mỗi bậc học sẽ có các cấp độ khai thác khác nhau.
Còn những tác phẩm đương đại “ở lại” trong SGK 10, 15 năm là đủ, sang giai đoạn mới có thể thay thế bằng các tác phẩm khác.
Xu thế đưa tác phẩm mới vào chương trình giảng dạy đang được thực hiện như hiện tại là đúng. Còn việc lựa chọn như thế nào là việc của các nhà làm SGK. Tuy nhiên phải chọn được những tác phẩm đại diện tiêu biểu cho những gì tinh túy nhất của văn chương, ngôn ngữ và thậm chí là đời sống của thời đại đó.
Sửa lỗi sách giáo khoa lớp 1: Coi chừng bên trọng, bên khinh
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều phải chỉnh sửa ngay nhiều nội dung, trong khi 4 bộ sách lớp 1 khác cũng sai nhưng lại xin... năm sau sẽ sửa
Bộ Giáo dục và ào tạo (GD-T) ngày 23-12 cho biết đã đồng ý phê duyệt phương án điều chỉnh nội dung ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều.
Thay thế ngay 12 bài đọc
Theo đó, tài liệu gồm 2 phần, trong đó phần 1 giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên sử dụng thay thế các bài đọc, bài tập chưa phù hợp; phần 2 hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài. Cụ thể, về ngữ liệu, có 12 bài đọc được thay thế, ngoài ra, điều chỉnh từ ngữ ở 14 trang sách.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý phê duyệt phương án điều chỉnh nội dung ngữ liệu SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều câu, từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, chẳng hạn "thở hí hóp", "hí hóp", "bê be be", "ngủ", "tivi", "kêu". Một số từ được thay thế như trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép" được điều chỉnh thành "có kẻ đã tha gà nhí đi"; câu "Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ" thay bằng "Nó la cà chỗ nọ, chỗ kia"; câu "Giữa trưa, chị quạ "quà quà", "A, anh thỏ thua rùa" thay bằng "Giữa trưa, rùa đã bỏ xa thỏ. Thỏ thua rùa". Câu "Tổ của nó nhỏ như hộp diêm mà đẹp" được thay bằng "Tổ của nó nhỏ mà đẹp lắm"; câu "Cả xóm ồ ra, nom rõ quạ tha gà nhép" được thay bằng "Cả xóm ùa ra, quạ sợ quá"...
Ở phần bài đọc trong SGK, bài "Lỡ tí ti mà" được thay bằng "Nhớ bố", "Ve và gà" 1 thay bằng "Bờ Hồ", "Ve và gà" 2 thay bằng "Chăm bà", "Quạ và chó" thay bằng "Phố Thợ Nhuộm"... Những bài đọc được thay thế được nhiều giáo viên nhận xét là gần gũi, dễ hiểu và dễ học hơn đối với học sinh.
Trong văn bản gửi NXB ại học Sư phạm TP HCM, đơn vị xuất bản bộ SGK Cánh Diều 1, Bộ GD-T yêu cầu NXB này khẩn trương cung cấp tài liệu này đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học đang sử dụng SGK môn Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều.
Không thể chờ năm sau mới sửa!
Việc Bộ GD-T yêu cầu NXB H Sư phạm TP HCM khẩn trương cung cấp tài liệu điều chỉnh của sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học, trong khi 4 bộ SGK lớp 1 do NXB Giáo dục Việt Nam (GDVN) biên soạn và xuất bản, vốn rất nhiều "sạn", lỗi lại không phải điều chỉnh ngay khiến nhiều chuyên gia giáo dục bức xúc.
Một giáo viên đang dạy tại một trường tiểu học của Hà Nội cho hay sở dĩ trường chị chọn bộ Cánh Diều bởi khi chọn sách, các thành viên của hội đồng thẩm định trường đều đánh giá bộ Cánh Diều kiến thức nhẹ nhàng và ít lỗi hơn 4 bộ còn lại. Chính ông ỗ ức Thái, Chủ tịch HĐTV NXB GDVN, trong báo cáo kết quả rà soát 4 bộ SGK lớp 1 mới do NXB GDVN tổ chức biên soạn gửi Bộ GD-T, đã cho hay cả 4 bộ SGK do NXB này biên soạn là "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Cùng học để phát triển năng lực", "Chân trời sáng tạo", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" đều phải chỉnh sửa. Thậm chí không phải chỉ sách Tiếng Việt 1 mà nhiều môn khác cũng phải chỉnh sửa nội dung. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Bộ GD-T, ông Nguyễn ức Thái đề xuất việc chỉnh sửa được thực hiện trong lần tái bản các bản mẫu SGK sắp tới để phục vụ năm học 2021-2022, chứ không phải ngay lập tức như đối với bộ Cánh Diều.
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban Quốc gia về đổi mới GD-T, cho rằng lần đổi mới giáo dục này được cả xã hội rất quan tâm, vì thế SGK có "sạn" cần phải xử lý sớm, phải yêu cầu các tác giả, NXB chỉnh sửa ngay. "Mục tiêu của chúng ta là phải có một bộ sách tốt, đã phát hiện sai sót thì phải sửa ngay chứ không thể để đến sang năm. Như thế là thiệt thòi cho học sinh vì phải học những thứ không hoàn chỉnh" - TS Vinh nói. Ông cũng cho rằng Bộ GD-T đã yêu cầu NXB H Sư phạm TP HCM chỉnh sửa ngay sách Tiếng Việt của bộ Cánh Diều thì các bộ sách khác của NXB GDVN cũng cần chỉnh sửa ngay. "Nếu không, có khi xã hội sẽ lại nghi ngờ Bộ GD-T "nhất bên trọng, nhất bên khinh" - TS Hoàng Ngọc Vinh nói.
Cũng chung quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Hữu ạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương ông, người từng chỉ ra một loạt "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, cho rằng NXB GDVN và các tác giả cần công khai tiến độ chỉnh sửa ở 4 bộ sách. Theo PGS ạt, không nên để đến khi tái bản SGK cho năm học tới mới chỉnh sửa bởi có "sạn" thì phải bỏ ngay.
PGS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam, nhấn mạnh nếu NXB và các tác giả sách để xảy ra lỗi và phát hiện sau khi sử dụng thì phải chỉnh sửa và thẩm định lại ngay lập tức.
"Nếu sách giáo khoa sai sót mà không sửa ngay thì học sinh sẽ là đối tượng chịu thiệt thòi và như vậy là không ổn".
PGS-TS PHẠM TẤT DONG, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam
4 bộ SGK lớp 1 của NXB GDVN gặp bao nhiêu lỗi?
Theo yêu cầu của Bộ GD-T, NXB GDVN đã mời các nhóm tác giả phối hợp đội ngũ biên tập viên, ban tổng biên tập của NXB rà soát, kiểm tra toàn bộ 4 bộ SGK lớp 1 do NXB này biên soạn và phát hành. Kết quả rà soát cho thấy bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" phải chỉnh sửa ở 37 trang, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" phải sửa lỗi ở 24 trang, bộ sách "Chân trời sáng tạo" phải sửa lỗi ở 7 trang, bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" sửa lỗi ở 1 trang trong SGK Tiếng Việt 1 (tập 1), phải điều chỉnh nội dung văn bản do ngữ liệu không đúng trong thực tế.
Đề Văn thi tốt nghiệp THPT đợt 2 khó hơn đợt 1? Các giáo viên so sánh độ khó, dễ đề môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 và đợt 2. Hơn 11.000 thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vào sáng nay. Thầy Dương Trung Thành, Trưởng bộ môn Ngữ văn, trường Phổ thông dân tộc nội trú Bắc Giang...