SGK mới Ngữ văn 6: Hiểu chương trình để triển khai hiệu quả
Chỉ còn thời gian ngắn nữa, sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 6 theo Chương trình mới được đưa vào giảng dạy.
Cô và trò Trường THCS – THPT Ban Mai. Ảnh: NTCC
Dù Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai, tập huấn đến GV khoảng 2 năm nay, nhưng GV cần tâm thế tốt nhất cho thay đổi lớn lao này.
Đổi trục trong giáo dục
Chúng tôi gọi Chương trình phổ thông mới môn Ngữ văn là sự đổi trục trong giáo dục. Nói như vậy có nghĩa, đây là sự thay đổi căn cốt từ mục tiêu, quan điểm giáo dục và giá trị cốt lõi của bộ môn. Nếu chương trình phổ thông hiện hành (2006) chủ yếu hướng tới phát triển kiến thức, kĩ năng cho HS, chương trình phổ thông mới chuyển trục hình thành, nuôi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho người học.
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm của các chương trình hiện hành. Chương trình đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng theo mô hình phát triển năng lực của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững, phồn vinh.
Mục tiêu giáo dục phát huy tính chủ động, tiềm năng của mỗi HS, hình thành, phát triển cho người học phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách, phát triển cá tính thông qua hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn bản ngôn từ, đặc biệt là văn bản văn học cùng việc rèn luyện nghe, nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng.
Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Ở mỗi cấp học, chương trình Ngữ văn được thiết kế để hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể.
Về nội dung cốt lõi: Cấp tiểu học, THCS (giai đoạn giáo dục cơ bản), chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức văn học, tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói, nghe. Ngữ liệu được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi cấp học. Cấp THPT (giai đoạn giáo dục hướng nghiệp): Chương trình môn học củng cố, phát triển kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp HS nâng cao năng lực ngôn ngữ, yêu cầu cao hơn về năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực với việc đọc và viết về văn học.
Chương trình phổ thông mới môn Ngữ văn còn thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ chỉ đánh kết quả qua các bài kiểm tra định kì để xếp hạng sang đánh giá quá trình nhằm cân bằng và điều chỉnh quá trình dạy học. Chuyển từ đánh giá việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và sáng tạo. Chuyển từ một kênh GV đánh giá sang đánh giá đa chiều, HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
HS Trường THCS – THPT Ban Mai (Hà Nội) trong giờ học Ngữ văn.
Video đang HOT
Lưu ý 4 năng lực
Năm học 2021 – 2022 chờ đón sự thay đổi đầu tiên với chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6. Vì trục giáo dục thay đổi từ kiến thức sang năng lực nên chương trình Ngữ văn 6 được thiết kế theo các năng lực sẽ hình thành ở người học: Nghe – nói – đọc – viết.
Với kĩ năng nghe: GV rèn cho HS cách nghe chủ động theo quy trình bốn bước cũng là bốn yêu cầu cơ bản của kĩ năng này: Nghe – hiểu, nghe – phản hồi, nghe – chắt lọc, nghe – ghi nhớ. GV áp dụng các phương pháp phát triển kĩ năng nghe chủ động qua hoạt động cụ thể trong giờ học như: Nghe đọc truyện, nghe và điền từ, nghe để trả lời câu hỏi, nghe để tóm tắt lại… và kết hợp nghe – nói tương tác qua thảo luận, tranh biện, bày tỏ quan điểm.
Kĩ năng nói: Với chương trình Ngữ văn 6, kĩ năng nói được cụ thể hóa qua nội dung học tập như: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ với bản thân, kể được một truyền thuyết và cổ tích một cách sinh động, trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Đặc biệt, kĩ năng nói được phát triển kết hợp với nghe qua hoạt động “nói – nghe tương tác” qua thảo luận nhóm nhỏ để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Kĩ năng đọc: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của chương trình Ngữ văn nói chung, Ngữ văn 6 nói riêng. HS cần đọc hiểu văn bản văn học, nghị luận và văn bản thông tin với các yêu cầu cụ thể như: Đọc – hiểu nội dung và hình thức. Đọc để so sánh và kết nối văn bản, đọc mở rộng; yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thầm và đọc thành tiếng, đọc lướt, ghi chép trong khi đọc… Điều mới mẻ, thú vị nhất của chương trình Ngữ văn mới là HS được định hướng đọc mở rộng với những gợi ý, yêu cầu cụ thể. Hoạt động này giúp người học mở rộng kiến văn, thực hành kĩ năng đọc – hiểu văn bản đã được GV hướng dẫn.
Kĩ năng viết: Viết là hoạt động, cũng là kĩ năng vô cùng quan trọng với người học Văn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng, HS vô cùng vất vả, chật vật với việc tạo lập văn bản. Thông qua tìm hiểu chương trình Ngữ văn lớp 6 mới, chúng tôi thấy những khó khăn HS gặp phải được hỗ trợ, định hướng rõ ràng hơn. Kĩ năng viết được hướng dẫn cụ thể từ quy trình viết đến hình thức thực hành viết. Về quy trình, HS được hướng dẫn 4 bước từ chuẩn bị trước khi viết đến tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa. Chương trình Ngữ văn 6, HS được thực hành viết bài văn miêu tả, tự sự (như chương trình hiện hành) và luyện viết kiểu bài mới như thuyết minh, nghị luận ở mức độ đơn giản.
Triển khai Chương trình, SGK mới, cấp quản lí cần nắm vững cách thức vận hành nhà trường theo chương trình mở; tạo điều kiện cho GV được tự chủ, linh hoạt trong quá trình dạy học. Nhà trường cần chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai chương trình mới. Với GV Ngữ văn, cần nắm vững định hướng chương trình, hiểu mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu một cách sáng tạo, linh hoạt; tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Đây là ngôi trường cấp 3 đẹp như tranh vẽ, chất lượng dạy học cực đỉnh, mỗi lần xuất hiện ở "Đường lên đỉnh Olympia" đều khiến các tỉnh khác e dè
Ngôi trường này không chỉ là nơi học tập mà còn là địa điểm tham quan nổi tiếng.
Ngôi trường cổ kính, có lịch sử hơn 1 thế kỷ
Trường Quốc Học (thường gọi là Quốc Học hay Quốc Học - Huế; tên chính thức hiện nay: Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học) là một ngôi trường nổi tiếng ở Huế. Trường được thành lập năm 1896 và là một trong 3 trường THPT lâu đời nhất tại Việt Nam.
Ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất. Sau này khi tu sửa, nâng cấp, người ta chọn lối kiến trúc đương thời của Pháp vào đầu thế kỷ 20. Những dãy nhà tranh được phá bỏ thay thế vào đó là hai dãy nhà lầu xây gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu.
Nhìn từ bên ngoài, Quốc Học - Huế nổi bần bật vì cổng trường được xây bằng gạch màu đỏ sậm.
Chính vì thế mà giờ đây ngôi trường có nét cổ kính mang hơi hướng châu Âu rất đặc trưng ở xứ Huế. Nhìn từ bên ngoài, Quốc Học - Huế nổi bần bật vì cổng trường được xây bằng gạch màu đỏ sậm.
Bên trong trường, nhiều dãy phòng học vẫn mang đậm kiến trúc đặc trưng Pháp với màu sắc, các hoa văn, họa tiết trang trí, cửa chính cũng như những ô cửa phụ. Những cầu thang bằng gỗ kết hợp với bê tông dẫn lên các dãy nhà vẫn còn nguyên hiện trạng, tạo nên nét riêng biệt cho ngôi trường.
Phong cảnh bên trong trường đẹp như một bức tranh: Trầm buồn và lãng mạn!
Đến những bậc cầu thang cũng mang nét cổ kính đặc trưng.
Giữa sân trường được đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay đã được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù là trường cổ nhưng trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường luôn được nâng cấp để phục vụ nhu cầu học tập, hoạt động của học sinh. Hiện tại trường có khu thi đấu thể thao đa năng, hồ bơi,... dành cho học sinh.
Giữa sân trường được đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay đã được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, những dãy nhà mới cũng được xây dựng thêm. Dù vậy những cái mới không hề làm ảnh hưởng đến cái cũ mà kết hợp hài hoà. Nhìn tổng thể, trường Quốc học - Huế vẫn đẹp như một bức tranh, cổ kính và mang một nét trầm buồn, sâu lắng riêng của Huế.
Cũng vì vậy mà trường không chỉ là nơi học tập mà còn là địa điểm tham quan. Nhiều du khách khi đến Huế đều dành thời gian ghé thăm trường để được 1 lần đắm chìm trong không gian lịch sử hơn 100 năm.
Một góc rất thơ của trường.
Quốc học - Huế đẹp đến nao lòng.
Chất lượng giảng dạy thuộc tốp đầu cả nước
Quốc học - Huế chính là nơi mà rất nhiều nhân vật nổi tiếng của Việt Nam trong các lĩnh vực từ chính trị, y học, văn học, âm nhạc, hội hoạ, giáo dục,... đã theo học. Năm 1908, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học tại đây và được xem là một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc học (niên khoá 1908-1909).
Trải qua 125 năm, chất lượng giảng dạy của trường Quốc học - Huế không ngừng được nâng cao và luôn lọt tốp đầu cả nước. Những năm qua, học sinh của trường đoạt giải cao trong nhiều kỳ thi Toán, Sinh học, Tin học trong nước và quốc tế.
Đặc biệt tại sân chơi Đường lên đỉnh Olympia, học sinh của trường ghi ấn tượng mạnh và luôn khiến học sinh các tỉnh khác phải e dè mỗi khi đối đầu. Đến nay, học sinh của trường đạt 2 giải Nhất chung kết năm (Hồ Ngọc Hân, Hồ Đắc Thanh Chương); 2 giải Nhì chung kết năm (Nguyễn Nguyễn Thái Bảo, Thái Ngọc Huy), một giải ba chung kết năm (Nguyễn Mạnh Tấn). Ngoài ra học sinh Quốc học - Huế còn đạt nhiều giải nhất, nhì tuần, tháng, quý.
Được biết, Quốc học - Huế là trường có số lượng thí sinh vô địch chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia nhiều nhất, cũng như có nhiều thí sinh lọt vào chung kết nhất (tính đến năm 2020).
Những vấn đề cần sớm giải đáp khi thay sách giáo khoa Đã bước đầu yên tâm về lớp 1 sau một học kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng các địa phương cũng đặt ra một loạt vấn đề cần sớm giải đáp để thực hiện tốt khi 'thay sách' các lớp tiếp theo. Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa...