SGK mới giá cao gấp 4 lần: Cô giáo huyện nghèo lo
Với những trẻ em vùng cao, việc đến lớp thường xuyên đã khó nay phải bỏ ra số tiền lớn mua SGK theo giá mới là điều khó thực hiện.
Sáng ngày 27/3/2020, trao đổi với Đất Việt, nhiều giáo viên đang công tác ở vùng miền núi bày tỏ sự lo lắng trước việc giá SGK đang có chiều hướng tăng cao so với năm học hiện hành khiến tình trạng học sinh đến trường bị ảnh hưởng.
Chị Nguyễn Thị Nguyên Tâm – giáo viên dạy tiểu học tại huyện Bát Xát, Lào Cai cho biết: “Bình thường lo học sinh đến trường đủ đã khó, nếu giờ thêm chi phí cho việc học quá cao e rằng nhiều gia đình sẽ khó cho con đến trường tiếp”.
Theo chị Tâm, đặc thù của học sinh miền núi là gia đình không có điều kiện. Nếu như SKG giá quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình các em. “Bình thường các em học sinh vùng núi thường học nhờ vào sự hỗ trợ của các nhà từ thiện, được cấp SKG cũ để học. Nhưng nếu chuyển đổi sang chương trình mới, sách mới có nhưng không đủ điều kiện mua thì có thể 2 – 3 em phải dùng chung một bộ” – chị Tâm cho biết.
Cô giáo Phạm Nguyệt Thu – dạy học tại trường Tiểu học huyện Phổ Yên, Thái Nguyên cũng cho rằng, giá SGK quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc học của các em học sinh.
“Vào đầu năm học, phụ huynh đã phải nộp nhiều khoản tiền để con em tới trường, bất kỳ một khoản nào tăng thêm cũng khiến cho việc áp lực thu rất khó” – chị Thu nói.
Các bộ SGK lớp 1 mới đều có giá tăng cao với sách cũ.
Theo chị Thu, áp lực này chính những giáo viên đứng lớp phải gánh chịu, đứng trước những truy vấn của phụ huynh học sinh về việc tại sao các khoản thu lại nhiều và cao thế.
“Trong trường hợp ấy chúng tôi chẳng biết giải thích cụ thể như nào vì đây là chỉ đạo tự trên xuống, còn SGK thì cũng có giá niêm yết, không biết có nội dung như thế nào mà giá lại cao thế. Nếu như nội dung không mới, không nhiều hơn mà giá cao hơn thì đó là điều khó chấp nhận” – chị Thu bày tỏ.
Video đang HOT
Trước đó, giữa tháng 3/2020, ba đơn vị là NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội và NXB Đại học Sư phạm TP.HCM đã kê khai giá sách giáo khoa (SGK) thuộc 5 bộ sách gồm 46 quyền đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, gửi cơ quan chức năng.
Theo đó, NXB Giáo dục Việt Nam kê khai giá 4 bộ SGK lớp 1 gồm “Kết nối tri thức với cuộc sống”: 188.000 đồng, “Chân trời sáng tạo”: 197.000 đồng; “Cùng học để phát triển năng lực”: 200.000 đồng và bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong trường học”: 189.000 đồng.
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội và NXB Đại học Sư phạm TP HCM kê khai bộ sách “Cánh diều” giá 215.000 đồng (ngày 23/3 đã điều chỉnh còn 199.000 đồng).
Trong khi đó, giá bộ SGK lớp 1 hiện hành của NXB Giáo dục Việt Nam sử dụng trong năm học 2019-2020 (đã tăng 16,9% so với những năm trước) là 54.000đ với 6 cuốn sách. Nếu so với bộ SGK hiện hành thì bộ SGK lớp 1 mới do các NXB kê khai đều có giá tăng rất cao ở tất cả các cuốn.
Cuốn SGK tiếng Việt lớp 1 năm học 2019-2020 có giá cao nhất là 14.000đ, thì cuốn SGK lớp 1 mới, kê khai giá cao nhất là 36.000đ (bằng 257% giá hiện hành); tương tự, cuốn sách hiện hành giá thấp nhất là 3.000đ thì cuốn SGK lớp 1 mới giá thấp nhất là 11.000đ (bằng 366,6% giá hiện hành).
Đáng chú ý, cùng một môn học nhưng giá SGK lớp 1 mới cũng được kê khai tăng “chóng mặt”. Thí dụ, SGK Tự nhiên và Xã hội hiện hành giá 6.000đ thì cuốn tương tự của NXB Đại học sư phạm có giá 28.000đ (bằng 466,6% giá hiện hành); SGK Toán 1 (dùng chung cả năm) hiện hành có giá 13.000đ thì SGK Toán 1 mới của NXB Đại học sư phạm có giá 35.000đ (bằng 269% giá hiện hành);
Còn NXB Giáo dục Việt Nam có một số cuốn tách làm hai, tập một giá 18.000đ – 23.000đ và tập hai giá 17.000đ – 20.000đ.
Ngoài SGK môn học bắt buộc, các NXB cũng kê khai giá SGK tiếng Anh (môn học tự chọn) theo chương trình giáo dục phổ thông mới có giá từ 45.000đ – 99.000đ/cuốn.
Như vậy, nếu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức dạy học cả môn tiếng Anh thì giá một bộ SGK lớp 1 mới sẽ cao ngất ngưởng. Vì giá trên mới chỉ tính đến SGK, chưa tính sách bài tập hay các loại sách bổ trợ đi kèm.
Ngọc Khánh
Học sinh đất học Hà Tĩnh "mở cửa" tương lai!
Nữ sinh nghèo miền núi thương cha "gà trống nuôi con", đã miệt mài nỗ lực, giành giải nhất học sinh giỏi quốc gia. Chàng trai mồ côi nhọc nhằn mưu sinh nhưng không hề mỏi bước để vươn tới ước mơ... Các em đã và đang viết những trang mới đầy tự hào của vùng đất học Hà Tĩnh.
Quỳnh Trang đang miệt mài trên giảng đường để thực hiện giấc mơ quảng bá với du khách quốc tế về đất nước và quê hương Việt Nam
Với điểm số 27,25 (Sử 10, Văn 8,75, Địa 8,5) Nguyễn Thị Quỳnh Trang - cô học trò nghèo đến từ huyện miền núi Hương Khê - giải nhất quốc gia môn Lịch sử năm 2019 đã trở thành á khoa Trường Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh năm học 2019 - 2020.
Trang chia sẻ: "Mẹ mất năm em học lớp 6, cha thương 4 chị em còn nhỏ dại nên quyết định chịu cảnh "gà trống nuôi con". Cả gia đình sống nhờ nghề thợ mộc với công sá bấp bênh của cha. Cuộc sống khó khăn nhưng sự hy sinh, tình yêu thương và kỳ vọng của cha với các con chính là động lực để em không ngừng cố gắng".
Cùng với sự hỗ trợ về tinh thần, vật chất và kiến thức của các thầy cô giáo, bạn bè dưới mái Trường THPT Hương Khê, Trang tự tin bước vào giảng đường đại học với số điểm ấn tượng. "Chọn chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, em không chỉ thỏa niềm đam mê được khám phá đất nước, con người, nét văn hóa ở từng miền quê mà còn có cơ hội quảng bá đến du khách quốc tế về đất nước và quê hương mình" - Quỳnh Trang cho biết.
Chàng trai Đặng Nguyễn Công Minh đã mở cánh cửa tương lai bằng nghị lực phi thường
Đặng Nguyễn Công Minh - học sinh Trường THPT Nguyễn Đổng Chi (Lộc Hà) mất bố khi chưa chào đời, mẹ bỏ đi khi mới hơn 1 tuổi và đến năm lớp 10, ông bà ngoại - chỗ dựa duy nhất của em cũng lần lượt qua đời.
Một mình côi cút trong căn nhà cũ nát, vừa học, vừa vất vả mưu sinh, thế nhưng, bằng ý chí, khát vọng lớn lao cùng sự tiếp sức từ những tình cảm ấm áp của các thầy cô, bạn bè, Minh đã giành được số điểm 27,25 khối C trong kỳ thi đại học năm 2019, tự tin mở cánh cửa Trường Sỹ quan Chính trị, bắt đầu một hành trình tươi sáng.
Minh cho biết: "Bước chân vào môi trường quân ngũ với cường độ huấn luyện, học tập cao và những kiến thức quân sự mới mẻ, em luôn nhận được giúp đỡ của đồng đội, những lời động viên, khích lệ của thầy cô giáo ở quê nhà. Cuộc sống của em ở giảng đường đại học cũng đã bớt khó khăn hơn bởi ngoài những khoản phụ cấp của trường, thời gian qua, với sự kết nối của Báo Hà Tĩnh, em còn được một gia đình người Việt ở Đức hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng để có thể trang trải cuộc sống".
Chung tay giúp đỡ học sinh nghèo bằng sự động viên vật chất, tinh thần đã trở thành truyền thống của vùng đất học Hà Tĩnh
Không chỉ có Quỳnh Trang hay Công Minh, trên vùng đất nghèo hiếu học Hà Tĩnh luôn ghi danh những tấm gương học sinh vượt khó.
Những tên tuổi được nhiều người nhớ đến như: Trần Văn Cường (Trường THPT Trần Phú, Đức Thọ) - thủ khoa Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh với 28,5 điểm và á khoa Đại học Y Hà Nội tại kỳ thi THPT quốc gia 2016; Lê Trung Anh (Trường THPT Minh Khai, Đức Thọ) đậu Đại học Dược Hà Nội với 27,85 điểm năm 2016; Nguyễn Thị Thương (Trường THPT Đồng Lộc, Can Lộc) đạt giải nhì quốc gia môn Sinh học 2019 và được tuyển thẳng vào Đại học Y Hà Nội...
Điều đáng mừng là trên hành trình gian khó để đi đến ước mơ, các em luôn nhận được sự tiếp sức của nhà trường, các ban, ngành và cộng đồng xã hội.
Thầy Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: "Phong trào lá lành đùm lá rách, giúp đỡ bạn nghèo đã lan tỏa khắp các trường từ bậc tiểu học đến THPT, từ miền xuôi đến miền ngược.
Những hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn này không chỉ động viên, khích lệ học sinh nghèo mà còn giáo dục các em về truyền thống của vùng đất học. Từ đó, các em hiểu rằng, học để chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, học để thành nhân và học để xây dựng tương lai, đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của quê hương, đất nước".
Theo baohatinh
Gian nan học sinh miền núi băng rừng, lội suối đến trường Để đến được điểm trường nằm rải rác ở các thôn, nóc trên núi cao, từ nhà mình, các em học sinh phải trèo đèo lội suối đi bộ vài tiếng đồng hồ. Cuộc tìm kiếm con chữ của học sinh vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) rất khó khăn. Ở huyện vùng cao Nam Trà My bạt ngàn đồi núi, tại...