SGK lớp 3: 1 bài thơ đề tên 2 tác giả, chủ biên xin lỗi
Mới đây trên Facebook, anh Lương Thành Quang đã chia sẻ một bức ảnh chụp nội dung của 2 cuốn SGK kèm theo thắc mắc “Ai là tác giả bài thơ “Về quê ngoại” -Tiếng Việt 3 tập 1?”
Anh Quang cho biết, hiện anh có cả 2 quyển, anh băn khoăn bởi 2 quyển sách này đều là SGK Tiếng Việt 3 tập 1 nhưng không hiểu tại sao cùng một bài thơ Về quê ngoại, cũng nội dung như thế mà lại đề tên 2 tác giả khác nhau.
Một bài thơ trong sách giáo khoa được đề tên 2 tác giả khác nhau.
“Một quyển mọi năm vẫn dùng, còn một quyển sách giáo khoa mới năm nay theo chương trình VNEN (Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam của Bộ GD-ĐT, năm học này VNEN triển khai tại 1447 trường tiểu học nằm trong dự án)” – anh Quang nói.
Cụ thể, bài thơ ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1 hiện hành được đề tên tác giả là “Hà Sơn”. Nhưng cũng bài thơ và nội dung đấy, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1 mới theo dự án VNEN lại đề tên tác giả là “Chử Văn Long”.
Sau khi xem nội dung bức hình anh Quang chia sẻ, một vị phụ huynh khác cũng cho biết: “Con gái tớ cũng vừa thắc mắc sao có 1 bài thơ mà mỗi sách lại ghi tên một tác giả khác nhau”
Một số người khác thì đoán rằng có thể là câu chuyện về bút danh và tên thật của tác giả.
Video đang HOT
Trước băn khoăn của độc giả, bà Nguyễn Thị Hạnh – chủ biên sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 mới theo dự án VNEN cho biết, sẽ yêu cầu đội ngũ biên tập viên kiểm tra lại và có phản hồi với độc giả. “Nếu là của tác giả Chử Văn Long thì sẽ giữ nguyên còn nếu không phải thì chắc chắn sẽ ngay lập tức đính chính”, bà Hạnh khẳng định.
Còn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện hành cho biết cho đến bản in năm 2012 và hiện nay thì vẫn đang được đề tác giả là Hà Sơn. Và ông xác nhận đây là lỗi của những người làm sách hiện hành.
“Tên tác giả đã được sửa lại đúng ở sách giáo khoa Tiếng việt lớp 3 tập 1 mới theo dự án VNEN. Qua báo chí tôi có biết ý kiến của tác giả Chử Văn Long than phiền về việc này. Ông ấy có nói trong sách giáo khoa có đăng bài thơ của ông ấy (đã được in trong tập thơ Sân trường mùa hè do NXB Kim Đồng in ấn, phát hành năm 2002) nhưng đề tên tác giả Hà Sơn lạ hoắc”, ông Thuyết nói.
Ông Thuyết cũng cho biết, qua kiểm tra, thì người nộp bài thơ này về là một nhà giáo làm việc lâu năm ở Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT.
“Mọi người nộp về rồi mình chỉ duyệt thơ thôi nhưng là chủ biên nên tất nhiên vẫn phải chịu trách nhiệm. Chử Văn Long là một nhà thơ có tên tuổi. Thay mặt cho nhóm tác giả biên soạn sách giáo khoa, tôi cũng gửi lời xin lỗi tác giả Chử Văn Long và chắc chắn khắc phục, sửa lại trong sách giáo khoa năm tới”, ông Thuyết chia sẻ.
Theo Thanh Hùng/Infonet
Học sinh lớp 5 thiết kế mô hình 'Cây do thám'
Mong muốn có một thiết bị bao quát được tình hình đất nước trên Biển Đông, một cậu bé đang là học sinh tiểu học đã tạo ra mô hình mang tên "Cây do thám".
Lọt vào top 60 của cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2014 dành cho học sinh tiểu học, Nguyễn Nhật Long (học sinh lớp 5, tiểu học Thiệu Vân, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã khiến ban giám khảo bất ngờ với mô hình Cây do thám.
Cậu bé chia sẻ: "Hiện nay, tình hình Biển Đông là một vấn đề nóng bỏng. Trên mọi phương tiện thông tin đại chúng luôn luôn thông báo tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Điều đó khiến em rất lo lắng cho vấn đề an ninh của tổ quốc.
Vì vậy em muốn tạo ra một cái cây có tên gọi cây do thám để bí mật theo dõi những gì đang xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ đảm bảo an ninh cho đất nước. Thiết bị này sẽ được đặt tại một ốc đảo trên Biển Đông, xung quanh là bãi cỏ hoang ngụy tạo che chắn".
Mô hình Cây do thám.
Theo Long, cơ chế hoạt động của thiết bị này như sau trên các tán cây có những chiếc lá được gắn các con mắt camera để có thể bí mật theo dõi tình hình trên Biển Đông. Các lá cây này sẽ hoạt động được nhờ năng lượng mặt trời và truyền tải hình ảnh thu được qua những sợi dây vi mạch được giấu trong các cành cây, thân cây, rễ cây xuống các thiết bị màn hình theo dõi trong căn cứ bí mật ở trong lòng ốc đảo giúp các chú bộ đội có thể quan sát tất cả hoạt động trên Biển Đông. Từ đó ta có thể kịp thời ngăn chặn các hành vi trái phép và bất hợp pháp của Trung Quốc.
Ý tưởng độc đáo này đã giúp cậu bé lớp 5 vượt qua hàng nghìn bạn nhỏ trên khắp cả nước để lọt vào vòng chung kết cuộc thi.
Bên cạnh sản phẩm này, trong vòng thực hiện và đánh giá mô hình, nhiều bạn nhỏ đã khiến giám khảo ngạc nhiên bởi khả năng sáng chế những mô hình sinh động từ vật liệu có kích thước, chất liệu, hình dáng phù hợp có sẵn trong cuộc sống thường ngày.
Mỗi mô hình là sự tổng hòa của nhiều chi tiết nhỏ, đòi hỏi các em sự kết hợp của nhiều kỹ năng khác nhau như trí tưởng tượng, sự khéo léo, tỉ mỉ và tính kiên trì...
Các nhà sáng chế nhí đã biết kết hợp chế tạo những vật liệu như bìa các tông, vỏ chai lọ hay quạt tản nhiệt của máy tính bị hỏng, sách báo cũ... thành các tòa nhà, tàu thuyền, cây cối hay các động cơ máy móc.
Tiêu biểu, xuất phát từ thực tế của gia đình, Vũ Thủy Tiên, học sinh sinh lớp 3B, trường tiểu học Lĩnh Nam, Hà Nội đã mang đến mô hình ti vi 4 mặt.
Cô bé chia sẻ: "Nhà em chỉ có một cái ti vi ở tầng một mà mỗi người lại thích xem một kênh khác nhau. Ông thích xem thời sự, bà thì thích xem hát chèo, mẹ thích xem thời trang, còn em lại thích xem chương trình cười vui, phim hoạt hình.
Cứ sau bữa cơm tối là mọi người lại trở về phòng riêng để xem kênh yêu thích của mình. Em nghĩ ra ti vi 4 mặt để mọi người trong gia đình cùng được xem kênh yêu thích của mình mà mỗi người sẽ không ngồi riêng một phòng nữa. Ti vi 4 mặt có thể cùng một lúc xem được 4 kênh chương trình khác nhau ở 4 mặt".
Mô hình ti vi bốn mặt do Vũ Thủy Tiên sáng chế.
Để thực hiện mô hình này, Vũ Thủy Tiên đã rất cầu kỳ khi dùng các đoạn ống nhựa sau đó ghép thêm các trục sắt để tạo ra guồng quay cho các hình ảnh chuyển động.
Nông Bích Ngọc và Trần Bảo Ngọc đến từ Lạng Sơn rất nhanh trí khi tận dụng chiếc ống hút đã qua sử dụng để tạo ra những chiếc xúc tu uyển chuyển cho chú Mực cứu hộ. Trong khi đó, Đỗ Nguyễn Lan Anh, Phạm Nam Anh và Vũ Đào Thiên (TP.HCM) lại khéo léo tận dụng những miếng băng dính trong chiếc cặp sách bị hỏng để tạo ra băng chuyền vận chuyển nước và rác thải trong mô hình Sân trường thông minh.
Mô hình Sân trường thông minh.
Dựa trên tính nguyên bản giữa tranh vẽ và mô hình, tính sáng tạo về chuyển động của mô hình, tính logic của bài giải thích, cách sử dụng nguyên vật liệu và tiêu chí tổng quan trong cách phối màu và bố cục của mô hình, ban giám khảo sẽ chọn ra 30 sản phẩm xuất sắc nhất vào vòng chung kết tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 8.
Theo zing
Bài văn vui nhộn của học sinh lớp 3 Đề bài: Hãy tả cô giáo chủ nhiệm lớp em. Bài làm của một học sinh lớp 3 có đoạn: 'Cô giáo em có hai cái mắt hai cái mũi xinh xinh. Cô có hai cái tai yêu yêu, môi cô hồng hồng mỗi khi cười hàm răng như mới đánh. Mắt cô lấp lánh không bao giờ có gỉ. Cô đến lớp...