SGK chưa tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh

Theo GS.TS Đinh Quang Báo, sách giáo khoa (SGK) hiện nay còn bất cập so với những gì mà thời gian tới chúng ta sẽ làm. Hiện nay, SKG chưa tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh dạy và học theo hướng “ tích hợp”.

Sau khi kết thúc hội thảo quốc tế “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam” do Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục và Trẻ em Đan Mạch phối hợp tổ chức, GS. TS. Đinh Quang Báo – nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người được Bộ GD-ĐT cử làm Ban thường trực đề án đổi mới chương trình, SGK khẳng định: “Các chuyên gia Đan Mạch đã cho chúng ta một cách nhìn khác về đổi mới giáo dục”.

SGK chỉ là một yếu tố để thực hiện chương trình

Theo GS Đinh Quang Báo, hiện nay dư luận hiện có ý kiến cho rằng sách giáo khoa (SGK) có nhiều bất cập nhưng ở đây chúng ta phải xác định cho rõ là bất cập ở những điểm nào. Về mặt nội dung khoa học thì SGK nó có thể những sai sót nhỏ ở chỗ này chỗ kia, đây không phải là vấn đề quá lớn. Mấu chốt ở đây là SGK phải đổi mới cho phù hợp với quan điểm chỉ đạo của chương trình. SGK chỉ là cái thể hiện, là 1 yếu tố để thực hiện chương trình chứ SGK không phải là tất cả.

SGK chưa tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh - Hình 1

Giáo viên vẫn là “vai diễn” chính trong việc đổi mới giáo dục

Với cách nghĩ như vậy, SGK hiện nay còn bất cập so với những gì mà thời gian tới chúng ta sẽ làm. Hiện nay, SKG chưa tạo thuận lợi cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) dạy và học theo hướng “tích hợp”. Đây là điều mà thời gian sắp tới cần phải đổi mới một cách rất căn bản.Từ việc xác định thành phần, cơ cấu nội dung, cách cấu trúc nội dung của SGK, việc thể hiện tích hợp giữa các SGK gồm các môn học khác nhau, ví dụ SGK môn khoa học tự nhiên gồm Lý, Hóa, Sinh thì việc thể hiện từng lĩnh vực chuyên ngành và việc khớp nối giữa các lĩnh vực đó với nhau.

“Hiện nay cũng có ý kiến cho rằng chương trình quá nặng thậm chí là dùng từ quá tải nhưng theo quan điểm của tôi thì cần phải nhìn nhận là thể là do nó hơi nặng về những điều không thật sự cần thiết, những điều rất cần thiết lại thiếu, không cân đối giữa các điều ấy thì đúng hơn. Khi chúng ta dạy những điều không cần thiết, không tập trung vào những trọng số thì lúc đó trở nên quá tải. Nếu theo yêu cầu để phát triển năng lực HS thì tôi cho là SGK của chúng ta so với các nước không phải là quá tải” – GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh.

Cũng theo GS Báo, hội thảo lần này có cách tổ chức nội dung logic, các chuyên gia làm việc một thẳng thắn và có nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Đầu tiên các chuyên gia nước ngoài trình bày kinh nghiệm của các nước, những vấn đề về lí luận, xu hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay của thế giới. Từ đó xác định mục tiêu của con người thời đại mới, các nhóm như Toán, Khoa học xã hội, Mỹ thuật…, sẽ tự xác định lấy mục tiêu của mình.

Hội thảo lần này cũng cho chúng ta một nhận thức rằng, chương trình, SGK chỉ là một yếu tố “tĩnh”. Thay đổi chương trình, SGK có thể là khó nhưng không khó bằng việc sau này “kịch bản” đó diễn ra như thế nào để mang lại hiệu quả, đây là một vấn đề khá nan giải. Trong tương lai, SGK sẽ như là kịch bản mang yếu tố kiến tạo và có hướng mở. Kết quả dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào vai trò chủ động của GV. Vai diễn GV quyết định đến sự tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS.

Cần đánh giá giáo viên theo hướng mới

Video đang HOT

Trong bài trình bày bản thu hoạch kết thúc hội thảo, GS Đinh Quang Báo chia sẻ, hiện nay cách đánh giá GV của chúng ta là chưa hợp lý.Đánh giá GV của ta xưa nay là nhìn vào GV thao tác để đánh giá GV, do đó người đánh giá ngồi bên dưới lớp nhìn GVthao tác trên bảng dẫn đến bị co cụm. Nhưng đối với nước ngoài thì ghế ngồi đánh giá lại ở trên cùng bởi họ không quá chú trọng nhìn vào thao tác của GV mà lại tập trung quan sát vào sự chuyển biến của từng học trò, từ diễn biến tâm lý cho đến kết quả học tập. Đánh giá GV phải nhìn vào sản phẩm mà họ tác động vào.

“Vấn đề này đã được các chuyên gia trao đổi khá sâu ở hội thảo lần này và chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề sâu sắc mà Việt Nam cần phải học hỏi” – GS Báo trình bày quan điểm.

Cũng theo GS Báo thì ngay như bản thân cách làm hiện nay là lấy ý kiến đánh giá của HS về GV cũng cần phải thay đổi. Ở đây không nên nhìn nhận là HS đánh giá GV đó tốt hay không tốt mà cần đặt ra vấn đề mình chuyển biến như thế có thỏa mãn hay không. Họ phải tự đánh giá được là với sự tác động của GV thì được chuyển biến như thế nào? Đây là một vấn đề cần phải được quan tâm trong việc bồi dưỡng, đào tạo GV trong thời gian tới.

S.H

Theo dân trí

Sau 2015, bậc THPT chỉ còn 7 môn học?

Theo đề xuất, sách giáo khoa sau năm 2015 thay đổi bởi sự tích hợp. Bậc THPT có thể giảm môn học xuống 7, nhưng khối lượng kiến thức giảm hay không lại là câu chuyện khác.

Hiện nay thực trạng giáo giục Việt Nam còn nhiều yếu điểm nghiên trọng, đặc biệt về vấn đề sách giáo khoa. Trong Hội thảo quốc tế về xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, các chuyên gia giáo dục rất chú trọng đến việc thảo luận, để tìm ra con đường đi của chương trình và sách giáo khoa Việt Nam sau 2015.

Sau 2015, bậc THPT chỉ còn 7 môn học? - Hình 1

Liệu việc gộp các môn học có giúp học sinh giảm tải được kiến thức?

SGK tích hợp ra đời?

Một trong những nội dung quan trọng nhận được nhiều ý kiến bàn luận sôi nổi của các chuyên gia trong hội thảo đó là chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 có sẽ tăng cường các môn học tích hợp.

GS Đinh Quang Báo trong bài tham luận của mình đã phân tích: Giáo dục tích hợp trong chương trình này không đơn giản coi là một phương pháp dạy học, mà là hình thành ở học sinh nội dung tri thức, năng lực tích hợp khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề khoa học hay vấn đề thực tiễn, đời sống.

Giáo sư đưa ra nhận định có thể sẽ tích hợp môn Lịch sử, Giáo dục Công dân và Địa lý thành môn khoa học xã hội; hay tích hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trở thành môn khoa học tự nhiên. Việc làm này không được coi là tăng tải và cũng không được làm quá tải chương trình.

Mặc dù vậy, quan điểm này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia tham dự Hội thảo.

Cô Đỗ Thị Minh Đức (Khoa Địa lý - ĐH Sư phạm Hà Nội) không đồng tình với cách làm trên và đưa ra những ví dụ thực tế các giáo viên giảng dạy phổ thông ở các quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, họ chỉ mong được ra khỏi tích hợp.

Theo cô, áp dụng mô hình này, cả giáo viên và học sinh đều rất mệt mỏi: "Tôi cho rằng kiến thức của riêng môn Địa lý đã rất dài, rất nhiều, như vậy mà còn phải dạy tích hợp thêm môn Sử, Giáo dục công dân nữa sẽ rất đau khổ".

Cô Đỗ Thị Minh Đức cũng rất lo lắng liệu rằng môn Địa lý có bị tích hợp không và đề nghị không nên làm.

Ngoài ra, theo GS Đinh Quang Báo (thành viên Ban soạn thảo Đề án Cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa) chia sẻ: "Sau năm 2015, hệ thống chương trình giáo dục phổ thông sẽ giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn".

Mục tiêu của dự thảo này là không phải giảm tải, cắt giảm chương trình đơn thuần mà giảm để tích hợp tốt hơn. Học sinh thu nạp được lượng tri thức rộng hơn, sâu hơn, nhiều hơn.

Cụ thể: Cấp Tiểu học hiện hành có 11 môn học và 3 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 có 5 môn học và 4 hoạt động giáo dục; cấp THCS hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 có 10 môn học và 3 hoạt động giáo dục.

Đối với lớp 10 của THPT hiện hành có 13 môn học và 5 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 có 11 môn học với 2 hoặc 3 chủ đề tự chọn và 3 hoạt động giáo dục, lớp 11 và lớp 12 hiện hành có 13 môn học với 5 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 còn 4 môn học (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ) và 3 môn học tự chọn bắt buộc, 3 hoạt động giáo dục.

Chương trình và SGK tập trung phát triển năng lực của học sinh

Về vấn đề này, các ý kiến đưa ra tại hội thảo đều đống ý nên thay đổi chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

GS Đinh Quang Báo cho biết: Giai đoạn sau 2015 theo định hướng phát triên năng lực, người học cần phải được trang bị năng lực học tâp chung, cơ bản như năng lực tư duy; năng lực thu thâp (tìm kiêm, tô chức), xử lý thông tin; năng lực phát hiên và giải quyêt vân đê; năng lực giao tiêp; năng lực hợp tác; năng lực tự quản lý và phát triên bản thân.

Ông Đỗ Đình Hoàn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng giáo dục ở phổ thông sau 2015 cần cân đối giữa "dạy chữ" và "dạy người"; trên cơ sở đó tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

Tuy nhiên, thay đổi chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực cần phải dựa trên các tiêu chí nào? Bởi mỗi môi trường giáo dục lại có những đặc điểm riêng và mỗi học sinh lại cần trạng bị các các năng lực riêng biệt.

Ông Đô Tiên Đạt - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: "Khi xây dựng chương trình GDPT, cần xây dựng chuẩn của từng môn học (xuyên suốt theo chiều dọc từ lớp dưới đến lớp trên) và chuẩn theo từng lĩnh vực, từng nhóm môn học có trong mỗi lớp học".

"Ngoài ra, nhà trường không thể đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của cá nhân người học, của gia đình và xã hội, chỉ có thể cung cấp cho người học những tri thức nền tảng của học vấn phổ thông (hạt nhân của học vấn phổ thông). Do đó, cần góp phần xác định hạt nhân của học vấn phổ thông, xác định những lĩnh vực học tập cốt lõi", ông Đạt phân tích.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, GS Nguyễn Viết Thịnh (ĐH Sư phạm Hà Nội) lại cho rằng: "Thực tế nhiều năm qua các môn học đã được thiết kế dựa trên năng lực học sinh như tiếng Anh, thể dục, nghệ thuật. Muốn theo những quốc gia như Singapore, dạy giáo trình phát triển năng lực cho học sinh không đơn giản bởi điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất chưa cho phép".

Còn theo GS Đinh Quang Báo, chương trình và sách giáo khoa Việt Nam nên thay đổi theo hướng Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một chương trình chuẩn, còn học sách giáo khoa nào do chính giáo viên và học sinh lựa chọn, miễn sao đạt được yêu cầu mà Bộ đưa ra.

AN HOÀNG

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong nãoTài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong não
16:20:09 17/05/2025
Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?
17:00:29 17/05/2025
Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?Miss World náo loạn vì loạt người đẹp liên tiếp bỏ thi, Ý Nhi gặp bất lợi?
14:52:26 17/05/2025
Hồ Ngọc Hà và Kim Lý gây xôn xao dư luận lộ mối quan hệ thật giữa Mẹ vợ con rểHồ Ngọc Hà và Kim Lý gây xôn xao dư luận lộ mối quan hệ thật giữa Mẹ vợ con rể
14:00:27 17/05/2025
Phim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thờiPhim ATVNCG vừa ra mắt đã tranh cãi, 1 nhà báo tố bị vu oan phát ngôn hết thời
13:44:28 17/05/2025
Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hônCuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
12:05:59 17/05/2025
Clip bẽ mặt tại Cannes: Đến minh tinh hạng A như Đường Yên cũng bị bảo vệ thẳng mặt đuổi khỏi thảm đỏ!Clip bẽ mặt tại Cannes: Đến minh tinh hạng A như Đường Yên cũng bị bảo vệ thẳng mặt đuổi khỏi thảm đỏ!
13:11:04 17/05/2025
Đã có mỹ nhân thay thế Phạm Băng Băng làm "nữ hoàng thảm đỏ Cannes", đẹp không thể tả khó để chê!Đã có mỹ nhân thay thế Phạm Băng Băng làm "nữ hoàng thảm đỏ Cannes", đẹp không thể tả khó để chê!
13:46:21 17/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa

Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa

Thế giới

18:02:09 17/05/2025
Bất chấp những bất ổn do các mức thuế mới, doanh số xe điện hóa vẫn đang bùng nổ, với xe thuần điện (BEV) và xe hybrid cắm sạc (PHEV) đạt những con số kỷ lục.
Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Tin nổi bật

17:57:30 17/05/2025
Một bà lão 77 tuổi tại TP Hải Dương (Hải Dương) nhận cuộc gọi từ người tự xưng công an, thông báo nợ hơn 3 tỷ đồng và yêu cầu chuyển tiền, nhưng kịp thời đến trình báo công an.
Chiếc que thử thai và bí mật chồng tôi chôn giấu suốt 16 năm

Chiếc que thử thai và bí mật chồng tôi chôn giấu suốt 16 năm

Góc tâm tình

17:54:31 17/05/2025
Chồng tôi là người ít nói, sống chỉn chu và tuyệt đối nguyên tắc. Tôi chưa từng thấy anh trễ hẹn, chưa từng nghe anh nói dối điều gì. Vậy nên, khi phát hiện trong túi áo anh có một hộp que thử thai chưa bóc, tôi thực sự sốc.
Vụ drama "trà xanh" bị đào lại, Thiều Bảo Trâm đăng đàn giữa đêm: "Tôi từng chênh vênh, lo lắng và sợ hãi"

Vụ drama "trà xanh" bị đào lại, Thiều Bảo Trâm đăng đàn giữa đêm: "Tôi từng chênh vênh, lo lắng và sợ hãi"

Sao việt

17:45:28 17/05/2025
Giữa bão mới, Thiều Bảo Trâm chỉ cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm mới, vui vẻ đi dự đám cưới của đàn chị Hồ Quỳnh Hương chứa không giải thích hay đáp trả.
Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó

Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó

Lạ vui

17:44:42 17/05/2025
Đầu tháng 5 năm 2023, tại thành phố Đại Nghiệp, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), hai người cao tuổi đã sập bẫy một vụ lừa tinh vi với số tiền bị chiếm đoạt hơn 5.000 NDT (hơn 17 triệu đồng).
Người đàn ông sở hữu hòn đảo đẹp nguyên sơ, hoàng tử trả nghìn tỷ cũng không bán

Người đàn ông sở hữu hòn đảo đẹp nguyên sơ, hoàng tử trả nghìn tỷ cũng không bán

Netizen

17:43:20 17/05/2025
Mua nguyên một hòn đảo, người đàn ông có cuộc sống như mơ, gần gũi với thiên nhiên. Hoàng tử Ảrập Xê-út từng đề nghị mua lại hòn đảo với giá cao nhưng ông không bán.
Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?

Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?

Nhạc quốc tế

17:40:04 17/05/2025
Thông tin ca sĩ Justin Bieber phá sản dù đã bán cả sản nghiệp lấy về 5000 tỷ khiến công chúng đặt ra nhiều câu hỏi.
10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận

10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận

Nhạc việt

17:36:16 17/05/2025
Sau 10 năm, nhan sắc của hiện tượng mạng xã hội vừa ăn vừa hát thay đổi chóng mặt. Nhưng sự thay đổi này không giúp cô nàng có chỗ đứng vững trong làng nhạc.
Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách

Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách

Tv show

16:59:25 17/05/2025
Sáng 17/5, chương trình truyền hình gia đình Bố ơi mình đi đâu thế? chính thức trở lại sau thời gian dài vắng bóng với những thay đổi đáng chú ý.
Vụ nam sinh gãy 3 sườn: nghi nhắn tin với bạn gái người khác để 'chia rẽ'?

Vụ nam sinh gãy 3 sườn: nghi nhắn tin với bạn gái người khác để 'chia rẽ'?

Pháp luật

16:41:10 17/05/2025
Một nam sinh lớp 8 Trường THCS Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) bị đánh hội đồng ngay tại trường học. Vụ việc được quay video, chia sẻ lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Theo cơ quan công an đây không phải lần đầu tại Bắc Kạn xảy ra bạo lực học...
Á hậu Việt và bạn gái đồng giới "đường ai nấy đi" tan sau 2 năm yêu nhau?

Á hậu Việt và bạn gái đồng giới "đường ai nấy đi" tan sau 2 năm yêu nhau?

Người đẹp

16:37:29 17/05/2025
Vũ Thúy uỳnh và Hà Kino bất ngờ vướng nghi vấn đường ai nấy đi . Thông tin này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, khiến người hâm mộ không khỏi tiếc nuối cho mối tình từng được ngưỡng mộ bởi sự kín đáo nhưng ngọt ngào.