Sếp ngân hàng than khó giữ chân nhân sự giỏi
Lãnh đạo nhiều nhà băng cho biết số lượng nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng số không nhiều và phải đối diện sự cạnh tranh gay gắt về đãi ngộ để thu hút nhân tài.
Tại diễn đàn “Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam 2020″ tổ chức ngày 26/11, lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại lớn đều cho rằng hai trong số những trở lực lớn với quá trình chuyển đổi số tại các ngân hàng hiện nay là vấn đề chia sẻ dữ liệu và nguồn nhân lực.
Phó tổng giám đốc VPBank Phùng Duy Khương hy vọng các ngân hàng lớn sẽ sớm liên kết, chia sẻ dữ liệu với nhau trong việc định danh khách hàng điện tử (eKYC). Theo ông Khương, điều này giúp khách hàng nếu thực hiện thành công eKYC ở một ngân hàng sẽ có được eKYC ở nhà băng khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian của khách hàng cũng như chi phí của ngân hàng.
Lãnh đạo TPBank cũng đồng tình với đề xuất này và đề nghị các ngân hàng cần cùng ngồi lại trao đổi và đề xuất Ngân hàng Nhà nước ban hành khung pháp lý. Khi đó, một khách hàng có tài khoản ở ngân hàng này cũng sẽ sử dụng được dịch vụ ở ngân hàng khác.
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank hy vọng các ngân hàng sẽ sớm thành lập được một liên minh xác thực định danh điện tử. Ông Lân lấy ví dụ ở châu Âu, các ngân hàng đều chia sẻ API để trao đổi dữ liệu với nhau.
Một yếu tố khó khăn khác là vấn đề tuyển dụng nhân sự chất lượng cao để thực hiện chuyển đổi số. Ông Phạm Anh Tuấn, ủy viên HĐQT Vietcombank mong muốn các ngân hàng nên liên kết để tránh tình trạng cạnh tranh, thu hút nhân sự lẫn nhau.
Video đang HOT
Lãnh đạo các ngân hàng thảo luận về quá trình chuyển đổi số ngày 26/11. Ảnh: BTC.
Ông Tuấn cho biết nhân sự giỏi trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành ngân hàng không nhiều, do đó các ngân hàng phải kéo người bằng mức lương rất cao. Ông dẫn chứng từng phỏng vấn thành công nhân sự, đưa ra mức lương rất tốt nhưng sau đó ứng viên này lại nhảy sang một ngân hàng khác với mức lương cao hơn. Theo ông, cuộc chạy đua về lương thưởng để thu hút nhân sự nếu tiếp tục sẽ không có điểm dừng.
Lãnh đạo Vietinbank cũng thừa nhận nguồn cung nhân sự giỏi trong lĩnh vực số hóa hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ông Lân cho biết trong một năm qua, không ít nhân sự giỏi của ngân hàng đã nhảy việc. Ngoài việc cạnh tranh giữa các nhà bằng, ngân hàng cũng phải giải bài toán để giữ chân nhân sự trước mức đãi ngộ rất tốt của các công ty fintech (công nghệ tài chính).
Ông Nguyễn Hải Long, Phó tổng giám đốc Agribank cho biết ngân hàng khó khăn trong việc giữ chân, thu hút nhân sự vì bị khống chế mức lương do mô hình 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước. Năm qua, 20 nhân sự trong bộ phận công nghệ thông tin nghỉ việc nhưng ngân hàng này chỉ tuyển dụng mới được 2 người. Một trong những lý do ngân hàng quyết tâm cổ phần hóa cũng là để có thể có chính sách đãi ngộ tốt hơn nhằm giữ chân nhân sự.
Trong khi đó, Phó tổng giám đốc VPBank Phùng Duy Khương đánh giá việc nguồn nhân sự chuyển dịch giữa các ngân hàng cũng là yếu tố tích cực, trên thị trường. “Một người làm việc lâu năm tại một nơi cũng cần thử thách mới”, ông Khương nói. Theo ông, thực tế có nhiều nhân sự sau thời gian nhảy việc giữa nhiều đơn vị lại quay về với ngân hàng.
Dù có những trở ngại, lãnh đạo các ngân hàng đều khẳng định xu hướng tất yếu là phải tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực chuyển đổi số vì đây là xu thế tất yếu của thị trường. Theo thống kê của IDG, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã tăng lên 28% so với 21% cùng kỳ năm trước.
Thanh toán không tiền mặt: Ngày càng được ưa chuộng
Dịch Covid-19 tạo "cú huých" thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong chi tiêu của người tiêu dùng (NTD). Và, hơn 63% số người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng cũng là điều kiện quan trọng để ngân hàng số phát triển.
Tăng trưởng nhanh
Giao dịch TTKDTM ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt, thói quen tiêu dùng qua kênh mua sắm online trong dịch Covid-19 với nhiều ưu điểm vượt trội đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi của loại hình dịch vụ thanh toán này.
Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - cho hay, TTKDTM đã có sự thay đổi rất lớn khi mọi thứ đều "lên mạng". Trước kia, không có chuyện ngân hàng chịu trách nhiệm về cân gạo, cân thịt của NTD, nhưng hiện giờ người dùng đặt hàng qua ngân hàng và ngân hàng chịu trách nhiệm về những giao dịch này.
Thanh toán không dùng tiền mặt được dự báo sẽ tăng mạnh
Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của hình thức TTKDTM, ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó Tổng giám đốc Napas - cho biết: Hiện Napas xử lý 2,8 triệu giao dịch/ngày, tức gần 21.000 tỷ đồng/ngày, tương ứng gần 1 tỷ USD.
Cũng theo số liệu của NHNN, có đến 65% giao dịch TTKDTM đã được miễn và giảm phí trong đợt dịch Covid-19 vừa qua. Điển hình có ngân hàng đã giảm phí giao dịch từ 7.000 đồng/1 lượt xuống còn 0 đồng, trên 50% ngân hàng đã giảm phí. Hiện, tỷ trọng các giao dịch không dùng tiền mặt dưới 2 triệu đồng chiếm đến 70% giao dịch thanh toán.
"Nuôi dưỡng" thói quen tiêu dùng
Hiện nhiều nơi đã áp dụng TTKDTM và người dân cũng được hưởng nhiều tiện ích với phương thức thanh toán mới này. Tuy nhiên, chính sự thay đổi của người dùng đang đặt ra những thách thức mới cho các ngân hàng.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, xây dựng hệ sinh thái là câu chuyện sống còn của các ngân hàng để giữ chân khách hàng. Vì hiện nay, người dân dùng ngân hàng điện tử không chỉ để chuyển khoản mà còn để thanh toán vé máy bay, bảo hiểm, vay tiêu dùng, mua sắm hàng hóa...
Ông Phạm Tiến Dũng cho hay, tháng 6 tới đây Chính phủ sẽ ban hành nghị định mới về TTKDTM. Nhưng, còn rất nhiều việc phải làm để phương thức này trở nên đại chúng hơn, thao tác thực hiện dễ và nhanh hơn nữa, để người lớn tuổi, người ở nông thôn cũng có thể thực hiện dễ dàng.
Với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) làm nhân tố quyết định, để phát triển TTKDTM thời gian tới, NHNN xác định tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động động thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng CNTT, trong đó tập trung vào ngân hàng số, thanh toán số...
Ngoài những giải pháp thiết thực của NHNN, hiện các ngân hàng cũng đang chung tay đẩy nhanh tiến trình thực hiện số hóa ngân hàng. Cụ thể, VietBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín) đã triển khai ký kết biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu và ứng dụng thẻ chip nội địa Napas (VCCS) với Napas trong thanh toán giao thông, dự kiến thực hiện vào cuối năm 2020. Việc triển khai thí điểm ứng dụng thẻ chip nội địa Napas trong thanh toán giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phổ cập các hình thức TTKDTM tới đại đa số người dân.
Theo số liệu mới nhất của NHNN, Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng. Riêng hệ thống thanh toán của NHNN xử lý 1 ngày 17 tỷ USD. Đến cuối năm 2019, giao dịch qua kênh internet tăng 64% về số lượng và 37% về giá trị.
Sacombank lên kế hoạch lợi nhuận 2020 đi lùi 20% Năm 2020, Sacombank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 20% về còn 2.573 tỷ đồng. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn dự kiến, sẽ điều chỉnh kế hoạch để bằng với năm 2019. Theo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB), trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam...