Sếp Huawei tự tin nói Harmony OS có thể cạnh tranh với iOS trong 2 năm tới
CEO Huawei, ông Nhậm Chính Phi mới đây đã trả lời trong một bài phỏng vấn của tạp chí Fortune rằng Harmony OS có thể cạnh tranh với iOS trong vòng 2-3 năm nữa.
Huawei vừa chính thức giới thiệu hệ điều hành Harmony OS cách đây không lâu, nhưng rõ ràng tham vọng của hãng với hệ điều hành này là không hề nhỏ. Có thông tin cho biết nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ra mắt smartphone chạy hệ điều hành do hãng tự phát triển vào cuối năm nay, nếu lệnh cấm của chính phủ Mỹ không được gỡ bỏ.
Gần đây nhất, hãng điện thoại Trung Quốc đã ra mắt dòng flagship mới nhất Mate 30 với AOSP (Dự án mã nguồn mở Android), nhưng chiếc điện thoại này không được hỗ trợ Google Play Service.
Dù khi ra mắt, Huawei cho biết Harmony OS bước đầu chỉ tập trung vào các thiết bị tiêu dùng như TV, trong vài năm nữa mới tiến đến máy tính và smartphone, tuy nhiên, CEO và nhà sáng lập Huawei là ông Nhậm Chính Phi đang rất tự tin vào hệ điều hành này. Mới đây, ông cho biết Harmony OS có thể cạnh tranh với iOS trong vòng 2-3 năm nữa.
Ông Nhậm Chính Phi trả lời phỏng vấn của tạp chí Fortune
Video đang HOT
Cụ thể, ông Nhậm đã đưa ra một tuyên bố táo bạo trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune, cho rằng HarmonyOS, sẽ có thể cạnh tranh với các đối thủ hàng đầu như Apple, trong vòng 2-3 năm tới.
“Tôi nghĩ rằng sẽ mất ít hơn 2 đến 3 năm. Vì tôi là một phần trong ban lãnh đạo của công ty, tôi cần cẩn trọng hơn khi thảo luận về các mốc thời gian. Nếu không, tôi có thể sẽ gây áp lực quá lớn cho nhân viên của Huawei”.
Tuy nhiên, ông vẫn hy vọng tiếp tục được làm việc với Google và đưa Harmony OS lên smartphone chỉ là phương án cuối cùng:
“Chúng tôi vẫn hy vọng sẽ tiếp tục sử dụng hệ điều hành của Google và vẫn giữ mối quan hệ hợp tác tốt với Google. Chúng tôi cần phải tiếp tục cải tiến phần mềm và có phần còn yếu trong mảng kiến trúc phần mềm”.
Ngoài ra, ông Nhậm cũng phản ánh một thực tế là Huawei đang giảm 10 tỷ USD doanh thu trong bán hàng bởi các sản phẩm smartphone của hãng không thể truy cập vào các dịch vụ của Google. Ngay sau đó, công ty đã công bố tổng doanh thu là 401,3 tỷ nhân dân tệ (58,3 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2019, cao hơn 23,2% so với năm trước.
Nhìn chung, Huawei có vẻ rất tự tin về hệ điều hành tự phát triển của mình. Mặc dù họ hoàn toàn có đủ nguồn lực để thực hiện lời hứa, tuy nhiên cuộc hành trình không hề dễ dàng và chúng ta phải chờ xem tương lai của Huawei sẽ ra sao.
Theo ITC News
Sếp Huawei: Hongmeng OS cần một hệ sinh thái ứng dụng khổng lồ, sẽ mất vài năm để lớn mạnh như Android, iOS
Người đứng đầu Huawei cho rằng, việc Hongmeng OS đi sau trong cuộc đua phát triển hệ điều hành không đáng lo ngại bằng việc thiếu một hệ sinh thái ứng dụng đủ phong phú để cạnh tranh với các đối thủ.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà hệ điều hành Hongmeng OS sẽ phải đối mặt, đó là sự phong phú của hệ sinh thái ứng dụng. Và đây cũng là điều mà sáng lập gia Huawei Nhậm Chính Phi luôn trăn trở.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Le Point của Pháp mới đây, ông lấy Apple và Google so sánh về hệ sinh thái ứng dụng. Ông Nhậm khẳng định, Huawei đang thiếu một hệ sinh thái ứng dụng phong phú.
Do đó hãng sẽ phải mất vài năm mới có thể có một cửa hàng ứng dụng đúng nghĩa và đủ sức cạnh tranh được với các đối thủ. Nhưng để làm được điều này, Huawei rất cần sự trợ giúp từ các nhà phát triển.
Ông chia sẻ: "Hiện tại chúng tôi không có ý định thay thế hệ điều hành Android nhưng nếu Google không còn hợp tác với chúng tôi nữa, Huawei sẽ xây dựng một hệ sinh thái riêng cho hệ điều hành của mình. Tất nhiên mọi thứ vẫn còn đang dang dở và chưa đạt 100% theo mong muốn".
Ngoài ra, ông Nhậm cũng khẳng định, hệ điều hành Hongmeng OS đang được hãng phát triển nhanh hơn cả Android và iOS. Thậm chí nó được thiết kế không chỉ hoạt động trên smartphone của Huawei mà còn trên nhiều thiết bị như bảng mạch, router, smartphone và trung tâm dữ liệu.
Người đứng đầu Huawei thậm chí còn khẳng định, hệ điều hành này đang được thử nghiệm trên một số thiết bị tại Trung Quốc, mặc dù vậy ông không tiết lộ là thử nghiệm nội bộ hay công khai.
Kể từ khi tổng thống Trump ban hành sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ hợp tác với Huawei, hãng công nghệ Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về việc họ không cần các công ty Mỹ và cũng chẳng sợ khủng hoảng vì đã có kế hoạch dự trù cho những biến cố lớn như thế này. Một trong những kế hoạch dự phòng của Huawei, đó là phát triển hệ điều hành riêng.
Công ty hy vọng dù Google có bỏ rơi Huawei và không cung cấp hệ điều hành Android nữa, hãng cũng không lo bị người dùng quay lưng.
Theo GenK
Huawei: Chúng tôi không cần linh kiện 5G của Mỹ Huawei hiện là đơn vị cung cấp hạ tầng 5G hàng đầu thế giới với hơn 200.000 trạm phát sóng 5G trên toàn cầu. Theo Android Authority, Giám đốc điều hành Huawei Nhậm Chính Phi cho biết công ty không sử dụng bất cứ linh kiện của Mỹ để sản xuất trạm phát sóng 5G. Huawei có kế hoạch tăng gấp đôi sản...