Sếp Huawei: Bất cứ quốc gia nào chào đón Huawei, chúng tôi sẽ tích cực đầu tư vào nước đó
Một vị sếp Huawei mới đây đã chia sẻ rằng, công ty sẽ đầu tư mạnh tại bất kỳ quốc gia nào nếu họ sẵn sàng chào đón Huawei như một người bạn đích thực.
Khoảng thời gian này là một liều thuốc thử cực kỳ quan trọng đối với năng lực điều hành của Huawei. Bên cạnh việc chuẩn bị từ sớm cho những kịch bản bị chính phủ Mỹ o ép, ví dụ như tự xây dựng hệ điều hành, chip xử lý, tích trữ nguồn cung linh kiện, Huawei đã chọn cách xử lý khủng hoảng với các chiến lược đầu tư khôn ngoan.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tại Mexico City, phó chủ tịch tiếp thị toàn cầu của Huawei, ông Andrew Wilamson cho biết: “Huawei sẽ đầu tư mạnh vào những quốc gia mà chúng tôi được chào đón”.
Theo hãng tin Bloomberg , ông khẳng định lộ trình thương mại hóa mạng 5G trên toàn cầu sẽ gặp đôi chút khó khăn nếu Mỹ vẫn tiếp tục giữ lệnh trừng phạt hiện tại. Wilamson chia sẻ: “Việc hạn chế cạnh tranh trong xây dựng hạ tầng mạng 5G sẽ làm đội chi phí lên rất nhiều. Chính phủ và các công ty trên khắp thế giới sẽ phải giải quyết những chi phí đó trước khi nghĩ đến những rủi ro an ninh quốc gia”.
Video đang HOT
Wilamson cho rằng, vẫn còn quá sớm để nói liệu những sự cố gần đây liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến các khách hàng tại Mexico hay không. Nhưng ông khẳng định, báo cáo kinh doanh Q2/2019 sẽ làm sáng tỏ mọi chuyện.
Tại châu Âu, vị thế mà Huawei gây dựng bấy lâu nay đang bị lung lay dữ dội khi nhiều nhà mạng, cửa hàng tại Anh và một số nước châu Âu đã ngừng bán smartphone Huawei. Nguyên nhân bởi tâm lý người tiêu dùng dao động mạnh sau khi Google dừng hợp tác và phát hành Android trên các mẫu smartphone mới của Huawei trong thời gian tới.
Kết thúc buổi phỏng vấn, Williamson cho rằng các nước cần có một tiêu chuẩn an ninh mạng chung để từ đó tạo ra sự đồng thuận, bình đẳng cho tất cả công ty công nghệ. Williamson nhấn mạnh, Huawei sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với chính phủ các nước để giải quyết các mối quan ngại liên quan đến an ninh quốc gia.
Tại Mexico, Huawei đang cung cấp công nghệ mạng không dây cho mạng di động Red Compartida. Công ty cũng đang hợp tác với một số nhà mạng như AT&T hay America Movil SAB.
Hồi tháng trước, chính quyền Trump đã ban hành lệnh cấm hạn chế các công ty Mỹ hợp tác với Huawei sau khi đưa công ty này vào danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ.
Ngay sau đó, lần lượt các hãng phần mềm và phần cứng quan trọng như Google, Intel, Qualcomm, Microsoft,…đều đã đồng loạt “nghỉ chơi” với Huawei. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến lộ trình triển khai mạng 5G trên toàn thế giới vì nhiều linh kiện, chip xử lý trên thiết bị mạng 5G đều nhập từ Mỹ.
Theo VN Review
Chủ tịch Yang Chaobin: Huawei đã đầu tư nghiên cứu 5G hơn 10 năm
Trong cuộc họp báo mới đây, Yang Chaobin, Chủ tịch dòng sản phẩm 5G của Huawei cho biết công ty đã đầu tư vào công nghệ 5G trong hơn 10 năm.
Theo đó, Huawei đã đi trước các đối thủ ít nhất 12 tháng ở lĩnh vực mạng 5G và đã tích lũy được hơn 2.570 giấy phép bằng sáng chế cơ bản. "Chúng tôi đã ký hơn 30 hợp đồng thương mại 5G và hơn 40.000 trạm gốc 5G đã được chuyển đến nhiều quốc gia," vị Chủ tịch này cho biết.
"Phải mất 10 năm để công nghệ 3G thu hút được 500 triệu người dùng và 5 năm cho công nghệ 4G. Chúng tôi hy vọng công nghệ 5G sẽ đạt 500 triệu người dùng chỉ sau 3 năm. Năm 2019, hơn 50 quốc gia dự kiến sẽ phổ biến 5G. Huawei đã phát triển công nghệ mạng 5G mạnh mẽ, đơn giản và thông minh nhất thế giới," Yang Chaobin nói thêm.
Dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2019 của Hoa Kỳ vẫn áp dụng một cách không đúng đắn lệnh cấm Huawei dựa trên những lo ngại bảo mật vô căn cứ. Huawei đã hoạt động tại hơn 170 quốc gia và khu vực và duy trì thành tích an toàn tốt trong 30 năm qua.
Việc loại trừ Huawei và làm suy yếu cạnh tranh công bằng sẽ tăng chi phí xây dựng mạng đối với các nhà mạng Mỹ, từ đó làm chậm tốc độ triển khai 5G, gây thiệt hại cho nền kinh tế và cuối cùng ảnh hưởng đến quyền của người dân Mỹ được trải nghiệm mạng 5G tiên tiến.
Giám đốc công nghệ của nhà mạng Telus của Canada cho biết, việc Huawei tham gia cạnh tranh thị trường 5G có thể giúp giảm ít nhất 15% chi phí trong ngành. Từ năm 2017 đến 2020, các nhà mạng ở Bắc Mỹ sẽ chi tới 136 tỷ USD vốn chi tiêu. Nếu Huawei được tự do tham gia cạnh tranh thị trường này, ngay cả khi chỉ có thể tiết kiệm được 15% chi phí trong ngành, khoản tiết kiệm sẽ lên tới 20 tỷ USD.
Nguồn: Gizchina
2 cách Trung Quốc dùng để thực hiện mục tiêu thống trị internet Theo hai nhà báo Emily de La Bruyere và Nathan Picarsic của chuyên mục Bloomberg Opinion, chiến lược địa chính trị mới của Trung Quốc là mối đe dọa với mạng mở toàn cầu. Mỹ và đồng minh cần có động thái đáp trả. Made in China 2025 là kế hoạch gây nhiều tranh cãi Năm qua, Mỹ và Trung Quốc bước vào...