Sếp công ty công nghệ Việt livestream bán hàng
Ông Hoàng Nam Tiến là vị chủ tịch đầu tiên của một công ty công nghệ lớn tại Việt Nam trực tiếp livestream để bán camera, TV Box…
Buổi livestream diễn ra trên Facebook cá nhân với hơn 65.000 người theo dõi của ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom vào tối 17/11. Trong khoảng một giờ, video thu hút hơn 5.000 lượt like, 2.000 bình luận và 1.800 lượt chia sẻ. Ông Tiến chưa công bố đã “chốt” được bao nhiêu đơn hàng, nhưng cho biết vượt qua mục tiêu đề ra trước đó là 25 đơn.
Ông Hoàng Nam Tiến (bên phải) livestream bán hàng.
Buổi livestream được đánh giá thực hiện khá bài bản. Trong lúc phát trực tiếp, ông vừa kể chuyện, vừa nói về sản phẩm, đồng thời đặt một đường link đặt hàng bên dưới. “Tuy nhiên, nếu có khuyến mại riêng cho người share nội dung, hoặc thuê người có sức ảnh hưởng cùng chia sẻ, buổi livestream có thể sẽ thành công hơn nữa”, một người xem cho hay.
Trước đó, ông Tiến nói “sẽ bán như một người bán hàng bình thường, không có khuyến mãi gì để công bằng với tất cả nhân viên”.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, xu hướng livestream nở rộ trong hai năm trở lại đây, trên các nền tảng như Facebook, TikTok… Một số lãnh đạo của các đại lý phân phối và bán lẻ cũng từng tham gia bán hàng trực tiếp trên mạng. Tuy nhiên, ông Hoàng Nam Tiến là vị chủ tịch đầu tiên của một công ty công nghệ lớn tại Việt Nam tự livestream bán sản phẩm.
Theo ông, Việt Nam có hàng chục triệu người dùng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram… “Thị trường, khách hàng và xã hội ngày càng thay đổi nên người bán hàng phải thay đổi theo, buộc chúng tôi cũng có mặt ở đây. Hiện hơn 60% hợp đồng, thậm chí có chi nhánh hơn 80% hợp đồng, có được từ kênh online”, ông Tiến cho biết.
Hình thức livestream bán hàng được một số sếp công nghệ Trung Quốc thực hiện từ năm 2020. Ngày càng nhiều CEO hoặc lãnh đạo cao cấp của các công ty ở nước này sẵn sàng xuất hiện trước ống kính camera để giới thiệu về sản phẩm. Luo Yonghao, CEO Smartisan, kiếm được 15,5 triệu USD thông qua nền tảng bán hàng online với đủ mặt hàng, từ dao cạo râu đến smartphone. “Nữ hàng thiết bị gia dụng” Mingzhu Dong, CEO của Gree, thu về 43,8 triệu USD sau 3 giờ livestream. CEO Xiaomi Lei Jun tham gia livestream trên Douyin để bán bút bi, cân điện tử, smartphone, TV…
Covid-19 bùng phát làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng khiến các công ty cũng phải tìm hướng đi mới. Một trong số đó là trực tiếp bán hàng online. Tuy nhiên, những người trong lĩnh vực sáng tạo nội dung cho biết, sự xuất hiện của các Chủ tịch, CEO có thể tạo sự mới lạ ban đầu, nhưng nếu liên tục xuất hiện, lượng người xem sẽ giảm đi.
Theo báo cáo của Techjury, ngành công nghiệp livestream dự kiến đạt giá trị 247 tỷ USD vào năm 2027. Sức hút của mô hình này nằm ở tính bất ngờ và khả năng tương tác với người xem. Các video livestream thường có lượng tương tác gấp 10-20 lần so với video quay theo kịch bản. 79% người dùng cho biết họ bị thuyết phục mua sản phẩm khi xem video trực tiếp từ một thương hiệu.
Trung Quốc sắp cấm người livestream xoá bình luận
Bên cạnh danh sách những sản phẩm bị cấm lên sóng, dự thảo luật livestream mới của Trung Quốc còn nhiều quy định liên quan đến bán hàng.
Hôm 18/8, Bộ Thương mại Trung Quốc công bố dự thảo luật nhằm chấn chỉnh ngành công nghiệp livestream, trong đó liệt kê những mặt hàng bị cấm kinh doanh như đồ chơi tình dục, dược phẩm, thiết bị theo dõi và ấn phẩm báo chí nước ngoài. Đây được coi là nỗ lực siết chặt hơn ngành thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, trẻ em dưới 16 tuổi không được phép livestream. Cũng theo dự thảo này, người livestream được đề xuất sử dụng tiếng Quan Thoại. Đồng thời, các hành vi xóa, ẩn bình luận tiêu cực hoặc đăng đánh giá giả lười dối người tiêu dùng đều bị cấm.
Livestream bán hàng là ngành công nghiệp tỷ đô ở Trung Quốc
Theo SCMP , Trung Quốc cũng muốn xây dựng một hệ thống điểm tín dụng dành riêng cho người livestream, bán hàng và công ty dịch vụ truyền thông, dựa trên doanh số. Thông tin tín dụng sẽ được chia sẻ trên nhiều nền tảng và quản lý bởi các ban ngành.
Cũng theo dự thảo, các nền tảng livestream phải công khai chính sách riêng tư và đề cập những dữ liệu nào thu thập từ người dùng. Ngoài ra, cách thức thu thập, cách bảo vệ thông tin và mục đích sử dụng những thông tin đó cũng phải được báo cáo trước với cơ quan chức năng.
Những mặt hàng bị cấm trên nền tảng thương mại điện tử livestream đều được coi như mối nguy hại đối với xã hội, trong số đó "phao" thi cử và các mặt hàng hỗ trợ tình dục. Dự thảo luật sẽ được công khai để lấy ý kiến người dân cho đến ngày 2/9.
SCMP đánh giá đây là động thái mới nhất từ Trung Quốc trong chiến dịch tăng cường quản lý hoạt động livestream nói chung và không gian mạng nói riêng.
Thị trường này là nơi sản sinh những influencer (người có sức ảnh hưởng) và streamer nổi tiếng. Họ kiếm bộn tiền từ việc bán sản phẩm trên Taobao (nền tảng thương mại điện tử của Alibaba), Douyin (ứng dụng của ByteDance, tương tự TikTok) và Kuaishou (ứng dụng chia sẻ video của Tencent).
Trong năm 2020, ngành công nghiệp livestream của Trung Quốc đáng giá 1.000 tỷ nhân dân tệ (154 tỷ USD), theo ước tính của KPMG.
Cũng trong thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc cũng càn quét nhiều cộng đồng fan trên mạng sau bê bối hiếp dâm của Ngô Diệc Phàm. Theo nhà cung cấp dữ liệu Qimai, 3 ứng dụng quản lý fandom phổ biến, trong đó có SuperFan, bị gỡ ở Trung Quốc vào ngày 10/8.
SuperFan, hay "Chaojixingfantuan" trong tiếng Trung, vẫn đăng bài thường xuyên trên tài khoản Weibo chính thức, nhưng nhiều người dùng phản ánh rằng không thể tải ứng dụng được nữa.
Trong một bài báo xuất bản hồi tháng 3/2021, Tân Hoa Xã chỉ ra bên cạnh đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số, livestream vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề lớn liên quan đến kiểm soát chất lượng, quảng cáo sai sự thật và dịch vụ bán hàng thiếu chuyên nghiệp.
CEO Microsoft: Phẩm chất này còn quan trọng hơn tài năng hay kinh nghiệm Theo CEO Microsoft Satya Nadella, có một phẩm chất còn quan trọng hơn cả tài năng và kinh nghiệm, và nó là điều ai cũng có thể học được. CEO Microsoft Satya Nadella. Microsoft là doanh nghiệp lớn với nhiều bộ phận, nhân viên và sản phẩm. Công ty sản xuất mọi thứ, từ hệ điều hành máy tính đến dịch vụ điện...