Seoul cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học
Cơ quan giáo dục Seoul (Hàn Quốc) cho biết sẽ cấm các trường tiểu học giao bài tập về nhà từ năm tới, nhằm giảm bớt gánh nặng bài vở cho các gia đình.
Động thái này cũng góp phần tăng cường vai trò của giáo dục công lập. Quy định mới nằm trong kế hoạch do cơ quan giáo dục thành phố đưa ra nhằm hạn chế sự mở rộng của hình thức giáo dục tư nhân vốn là gánh nặng tài chính đối với các gia đình.
Hàn Quốc là một trong những nước có môi trường giáo dục mang tính cạnh tranh nặng nề nhất thế giới. Nhằm nâng cao thành tích học tập, nhiều học sinh phải đến các trung tâm giáo dục tư nhân sau giờ học ở trường để học thêm và học trước chương trình học của học kỳ tới.
Học sinh tiểu học Hàn Quốc trở lại trường sau kỳ nghỉ hè. Ảnh: Yonhap.
Tuy nhiên, cơ quan giáo dục chỉ cấm nhà trường giao bài tập về nhà cho tất cả học sinh. Với những trường hợp cần thiết, giáo viên có thể xem xét tình hình cụ thể để ra bài tập thích hợp, nhằm giúp các em nắm bắt bài vở, theo kịp bạn bè.
Song cơ quan chức năng cũng cấm giáo viên đưa ra hình phạt đối với những em không hoàn thành bài tập.
“Chính sách này cho thấy thái độ kiên quyết của chúng tôi trong việc đảm bảo học sinh có thể học tập đầy đủ trong hệ thống giáo dục công lập, mà không cần phải học trước chương trình tại các trung tâm giáo dục tư nhân”, Cho Hee-yeon – giám đốc cơ quan giáo dục Seoul – cho biết.
Video đang HOT
Theo Zing
'Phụ huynh đừng cho con học thêm theo phong trào'
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khuyên phụ huynh chỉ cho con học thêm khi thấy cần, đừng chạy theo bầy đàn, đừng sợ áp lực.
Đừng khiến trẻ "bội thực" bài tập
Theo phản ánh của nhiều giáo viên, lứa học sinh tiểu học đầu tiên không chấm điểm theo Thông tư 30 không có thói quen làm bài tập, học bài cũ khi lên lớp 6. Nhiều em bị điểm kém trong bài kiểm tra đầu năm học.
Về vấn đề này, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Bộ GD&ĐT cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học có từ 10 năm trước, chứ không phải đến Thông tư 30 mới quy định. Lý do, các em đã học 2 buổi/ngày tại trường, phần bài tập về nhà đã được làm trên lớp. Thời gian buổi tối, học sinh cần nghỉ ngơi, học hỏi nhiều kỹ năng khác để trang bị cho cuộc sống. Học sinh THCS chỉ học 1 buổi/ngày nên cần chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
Ông Phạm Xuân Tiến cho biết, theo ý kiến phản hồi về Sở GD&ĐT, nhiều phụ huynh đã đề nghị cô giáo giao bài tập về nhà cho trẻ tiểu học.
Ông Phạm Xuân Tiến. Ảnh: Quyên Quyên.
Báo Tiền Phong dẫn lời cô Phan Hoài Thu, giáo viên dạy Toán Trường THCS Lê Lợi (Hà Nội) cho rằng, bài kiểm tra môn Toán đầu năm của học sinh lớp 6 ở trường (lứa học sinh đầu tiên thực hiện không chấm điểm theo Thông tư 30), có lớp đạt 60-70% trên điểm 5, có lớp không đạt tỷ lệ này. Số học sinh đạt điểm 8-9 rất ít, điểm 10 đếm trên đầu ngón tay.
Cô Thu chia sẻ: "Năm nay, các cô vất vả hơn vì phải dành khoảng thời gian hết học kỳ để rèn thói quen làm bài tập về nhà cho học sinh".
Trước đó, ngày 28/8/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10/2014) quy định, thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
"Chúng tôi đi khảo sát các lớp bằng hình thức rất đơn giản, ví dụ hỏi học sinh: Các con có thích học Toán không? Bài tập cô giao hôm qua có khó không? Có lớp trả lời không có bài tập về nhà ạ, lớp khác lại cho biết bài tập dễ ợt ạ".
Ông Tiến dẫn dụ hình ảnh trẻ sẽ "bội thực" nếu làm bài tập về nhà: "Mỗi ngày cơ thể thích nghi với 3 bữa cơm, nhưng đêm về lại ăn thêm khẩu phần tương đương bữa trưa thì liệu có tiêu hóa được không? Phụ huynh cần biết ở trường trẻ đã học và tham gia nhiều hoạt động cả ngày, vậy thời gian buổi tối cha mẹ cần chơi với các con. Nếu phụ huynh muốn con làm bài tập để có thời gian làm việc khác thì có thể mua sách tham khảo, đừng bắt nhà giáo dục làm việc này cho các cháu. Tôi nghĩ học 2 buổi/ngày đã đủ kiến thức, kỹ năng cho trẻ rồi".
Từ đó, ông Tiến khẳng định, "không phải do Thông tư 30 làm giảm khả năng tự học của học sinh. Đây chỉ là ý kiến của một số phụ huynh, bản chất thực tế không phải như vậy".
Cũng liên quan Thông tư 30, một số phụ huynh cho rằng, việc không chấm điểm học sinh tiểu học sẽ làm các cháu mất đi niềm vui khoe điểm và không cố gắng.
"Phụ huynh có nghĩ đến việc ngoài mất đi niềm vui của những học sinh đạt 9, 10 điểm, không chấm điểm còn sẽ mất đi nỗi buồn của những em đạt điểm 3, 4; mất đi những bữa tối căng thẳng trong mỗi gia đình? Thậm chí, có những phụ huynh không kiềm chế được cảm xúc đã bạt tai con vì điểm kém", Phó giám đốc Sở nói.
Ông Tiến bày tỏ, phụ huynh không nên đổ lỗi cho Thông tư 30 mà hãy nên mở vở xem con học thế nào, tiếp thu ra sao, giảng dạy con. "Đừng quan tâm con có điểm số bao nhiêu mới biết con đang ở đâu", ông nói.
Cô giáo ra bài khó để học sinh phải học thêm
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Vũ Xuân Tiến cho rằng, vấn đề khiến ông trăn trở nhất không phải bài tập về nhà, mà là dạy - học thêm. Thậm chí, một số cô giáo ra bài khó để học sinh phải đi học thêm.
Theo ông Tiến, học thêm, nếu xuất phát từ nhu cầu, mong muốn phát triển, sở thích hoặc đam mê, là điều chính đáng. Học thêm chỉ có lỗi khi dạy và học tràn lan.
Ông Tiến cho biết, từng cho con đi học thêm khi bị hổng kiến thức, đạt được trình độ nhất định thì cho cháu nghỉ. Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ví học thêm như người bị ốm cần bốc thuốc, đến lúc khỏi bệnh rồi nên bồi bổ và nghỉ ngơi.
Nếu không hiểu rõ bản chất của học thêm sẽ tạo ra hệ lụy cho cả ba đối tượng là giáo viên, phụ huynh và học sinh. Trong đó, phụ huynh ỷ lại giáo viên, không xem bài vở và hiểu hết lực học của con. Học trò lười nghĩ bài giải vì đi học thêm "kiểu gì thầy cũng chữa bài".
Ông Tiến khuyên, phụ huynh chỉ cho con học thêm khi thấy cần, đừng chạy theo bầy đàn, đừng sợ áp lực.
Về việc giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm: "Chương trình của Bộ GD&ĐT không cung cấp hoàn toàn kiến thức cần trang bị cho học sinh. Tôi thấy nhiều trẻ em không biết gì về âm nhạc, các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, kiến thức địa lý, kỹ năng sống, nấu ăn, thể thao... Như vậy, thời gian buổi tối là lúc các cháu có thể học và làm những điều đó.
Điều quan trọng là phụ huynh cần kết hợp nhà trường để giáo dục theo cách tốt nhất, bởi học sinh Việt Nam tương đối giỏi lý thuyết nhưng kém thực hành".
Theo Zing
Học sinh tiểu học Singapore xuất bản sách cho trẻ mầm non Mặc dù còn nhỏ tuổi, 13 học sinh lớp 4 ở Singapore đã có thể tự xưng là tác giả sách thiếu nhi sau khi hợp tác hoàn thành cuốn sách dành cho trẻ em mầm non và tiểu học. Theo Straits Times, trong kỳ nghỉ hồi tháng 4, các tác giả nhí trường tiểu học Teck Whye tập trung làm việc với...