SECUI hợp lực cùng FPT IS giải bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Ngày 19/07, FPT IS cùng SECUI đã tổ chức Hội thảo “Bảo vệ dữ liệu và tài sản số của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”, qua đó giúp doanh nghiệp tháo gỡ nhiều bài toán về an toàn thông tin.
An toàn dữ liệu – vấn đề “sống còn” trong thời đại số
Hơn 2000 sự cố về an toàn thông tin là con số đáng báo động được ghi nhận trong nửa đầu năm 2022 tại Việt Nam. Trong đó, có 2.022 cuộc tấn công cài mã độc, 378 cuộc tấn công lừa đảo và 243 cuộc tấn công thay đổi giao diện. Những cuộc tấn công này đang có xu hướng gia tăng và nhắm vào các tổ chức, doanh nghiệp có hệ thống CNTT yếu kém, chưa chủ động và nhận thức đúng về tính quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thông tin. Ngoài ra lựa chọn giải pháp nào cũng là vấn đề đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Ông Thân Minh Ngọc – Đại diện FPT IS tại Hội thảo
Video đang HOT
Hội thảo là sự tiếp nối của thỏa thuận hợp tác chiến lược được ký kết trước đó giữa FPT IS và SECUI. Theo thỏa thuận, hai công ty sẽ cung cấp các thiết bị an ninh mạng như: Tường lửa thế hệ tiếp theo BLUEMAX NGF, Hệ thống phòng chống xâm nhập BLUEMAX IPS, Hệ thống ngăn chặn xâm nhập không dây BLUEMAX WIPS cho các công ty và thị trường tài chính Việt Nam, đồng thời cùng nghiên cứu phát triển một mô hình dịch vụ quản lý. FPT IS cam kết đầu tư nguồn lực chuyên gia công nghệ cao cấp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh mạng. SECUI cam kết chia sẻ các tài liệu, mô hình kinh doanh thành công và tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về giải pháp cho đội ngũ FPT IS.
Đại diện SECUI giới thiệu các giải pháp BLUEMAX
Hợp lực giải bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Tại hội thảo, các chuyên gia SECUI đã giới thiệu giải pháp BLUEMAX NGF – tường lửa thế hệ tiếp theo của SECUI, cung cấp mạng bảo mật đám mây ảo – một nền tảng bảo mật toàn diện, phát hiện và ngăn chặn tất cả các mối đe dọa bảo mật trong cơ sở hạ tầng CNTT có dây và không dây. Bên cạnh đó, hệ thống phòng chống xâm nhập BLUEMAX IPS là giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với môi trường bảo mật phức tạp và thay đổi nhanh chóng bằng cách sử dụng nền tảng ngăn chặn mối đe dọa để kiểm tra lưu lượng và tệp độc hại, đồng thời hỗ trợ các hoạt động được tối ưu hóa khi tài sản số bị xâm phạm. SECUI cũng giới thiệu giải pháp BLUEMAX WIPS – công cụ phân tích sâu thông minh, có thể phát hiện và phân tích các mối đe dọa bảo mật không dây, phản ứng nhanh chóng trong việc ngăn chặn xâm nhập trái phép.
“Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi được hợp tác với FPT IS – một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam với sự am hiểu nghiệp vụ cùng kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực an ninh mạng. SECUI mong muốn mở rộng thị trường của mình tại Việt Nam, và sự hợp tác với FPT IS sẽ là “bàn đạp” cho các sản phẩm của SECUI tiếp cận được với khách hàng Việt”, ông Sam Yong Jeong – CEO Công ty SECUI chia sẻ.
Ông Sam Yong Jeong – CEO Công ty SECUI chia sẻ tại Hội thảo
Là công ty tiên phong các giải pháp Cyber security trên thị trường, FPT IS tự hào sở hữu nguồn lực cán bộ công nghệ bảo mật với các chứng chỉ hàng đầu thế giới, các giải pháp tối ưu cho bài toán bảo mật cùng mạng lưới đối tác toàn cầu. Các chuyên gia FPT IS đã giới thiệu FPT.EagleEye – giải pháp giám sát an toàn thông tin và phản ứng sự cố bảo mật tự động theo phương thức dịch vụ ứng dụng phần mềm (SaaS) tiên phong tại Việt Nam, giúp phát hiện nguy cơ tấn công mạng và đưa ra cảnh báo chỉ trong vòng 10 phút, tối ưu kiểm soát máy trạm 24/7. Quan trọng hơn, với các giải pháp và dịch vụ do FPT IS cung cấp cùng các đối tác, các doanh nghiệp/tổ chức có thể tiết kiệm tối ưu các chi phí và nguồn lực do việc giám sát an toàn bảo mật đã được ủy quyền qua đội ngũ nhân sự cùng các giải pháp hàng đầu của FPT IS.
Ông Thân Minh Ngọc, đại diện FPT chia sẻ: “Nhiều năm trở lại đây, FPT IS đã tập trung nghiên cứu, cũng như đồng hành với các đối tác công nghệ hàng đầu về bảo mật để cung cấp cho khách hàng những giải pháp và dịch vụ tốt. FPT IS tự hào là đối tác về an toàn thông tin của hàng chục Ngân hàng, Cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Chúng tôi rất vinh dự khi được hợp tác với SECUI để “hợp lực” mang tới những giải pháp an ninh mạng hàng đầu cho doanh nghiệp. Thỏa thuận hợp tác này là sự bổ sung quan trọng cho vấn đề bảo vệ tài sản số tại Việt Nam, tạo tiền đề cho sự phát triển của nhiều hơn nữa các sản phẩm an ninh mạng trong thời gian tới”.
Trung Quốc ra lệnh loại bỏ PC nước ngoài
Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu thay thế tất cả máy tính cá nhân (PC) nước ngoài ra khỏi cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.
Theo Bloomberg, Trung Quốc mới đây đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ trung ương và tập đoàn, doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn thay thế tất cả PC mang nhãn hiệu nước ngoài bằng sản phẩm trong nước trong vòng hai năm. Động thái này đánh dấu một trong những nỗ lực tích cực nhất cho đến nay của Bắc Kinh nhằm loại bỏ công nghệ quan trọng nước ngoài ra khỏi các cơ quan nhạy cảm nhất của đất nước.
Trung Quốc yêu cầu nhân viên cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước ngừng sử dụng PC nước ngoài
Một nguồn thạo tin giấu tên cho biết, sau kỳ nghỉ lễ lao động kéo dài đầu tháng này, nhân viên cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước đã được yêu cầu ngừng sử dụng PC nước ngoài, thay vào đó phải dùng sản phẩm được sản xuất trong nước, chạy trên phần mềm điều hành được phát triển trong nước. Quyết định mới có khả năng sẽ loại bỏ ít nhất khoảng 50 triệu PC do nước ngoài sản xuất, tính riêng ở cấp chính quyền trung ương. Chiến dịch sẽ được kéo dài đến chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới.
Gần một thập niên qua, Trung Quốc đã khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng hàng hóa công nghệ được sản xuất ở đại lục. Chính phủ nước này cũng trao đổi và chuyển giao bí quyết nhập khẩu với các lựa chọn bản địa, trong nỗ lực sâu rộng bao gồm mọi bộ phận từ chất bán dẫn đến thiết bị mạng và điện thoại. Chiến dịch thay thế PC nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến tổng doanh thu của HP và Dell, hai nhà sản xuất PC nước ngoài lớn nhất trên thị trường đại lục, sau Lenovo Group, thương hiệu công nghệ máy tính được thành lập vào năm 1984 tại Bắc Kinh.
Chỉ thị mới nhất của chính quyền trung ương có thể chỉ tập trung vào các nhà sản xuất PC và chương trình phần mềm, không bao gồm những yếu tố khó thay thế như bộ xử lý của Intel và AMD. Về cơ bản, Trung Quốc khuyến khích chương trình làm việc dựa trên hệ điều hành Linux để thay thế phiên bản Windows của Microsoft.
Trung Quốc đưa Tesla, SMIC vào 'sổ trắng' Covid-19 Bắc Kinh sẽ lựa chọn các doanh nghiệp chiến lược trong các ngành khác nhau để được phép hoạt động như bình thường giữa lệnh phong tỏa. Nhà chức trách Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp nhằm củng cố chuỗi cung ứng đang bị đứt gẫy do các biện pháp phong tỏa nghiêm khắc, bao gồm soạn thảo "sổ trắng" các...