Séc và Ukraine sẽ công nhận các môn học trong trường của nhau
Séc và Ukraine hôm 22/11 đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong giáo dục nhằm thống nhất thủ tục trong giảng dạy giữa hai nước.
Theo đó, hai nước sẽ công nhận các chương trình giáo dục và nội dung giảng dạy của nhau. Thỏa thuận được áp dụng cho tất cả các cấp học.
Thỏa thuận được ký bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Séc Vladimir Balas và người đồng cấp Ukraine Serhij Skarlet. Theo đó, sinh viên Ukraine sẽ nhận được chứng chỉ vào cuối năm học, chứng chỉ này sẽ giúp công nhận trình độ học vấn của họ trong thời gian lưu trú tại Séc. Đối với giáo dục dạy nghề trung học và đại học, việc đánh giá kiến thức và kỹ năng có thể được thực hiện thông qua tài liệu Europass).
(Ảnh minh họa: CeskeNoviny)
Bộ trưởng Balas cho biết, hầu hết các trường tiểu học đang hoạt động ở Ukraine đều cung cấp dịch vụ dạy học trực tuyến và những đứa trẻ Ukraine đã theo học trước khi phải di tản đến Séc do cuộc xung đột với Nga. Nếu tiếp tục việc dạy trực tuyến cho những đối tượng này ở Séc, hiệu quả sẽ bị hạn chế.
Theo Bộ trưởng, việc dạy song song thường dẫn đến tình trạng trẻ bị quá tải. Do đó, hầu hết các môn trẻ em Ukraine học ở các trường của Séc sẽ tiếp tục được dạy và được công nhận ở Ukraine. Ngoài ra, những môn học đặc trưng của Ukraine như lịch sử Ukraine, sẽ được học thêm trực tuyến. Điều này sẽ giúp giảm số lượng các môn học được dạy trực tuyến.
Video đang HOT
Thỏa thuận giữa Cộng hòa Séc và Ukraine cũng liên quan đến việc cung cấp học bổng cho sinh viên đại học Ukraine. Theo ông Balas, ngoài một quỹ ngân sách dành để trao học bổng cho những sinh viên này, các dự án khoa học và giáo dục chung cũng đã được lên kế hoạch. Bộ trưởng Balas cũng cho biết, thỏa thuận giáo dục giữa Séc và Ukraine đã bắt đầu được chuẩn bị từ vài năm trước, nhưng dịch bệnh Covid-19 đã khiến việc ký kết thỏa thuận bị trì hoãn. Sau khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra, tài liệu đã được sửa đổi để phù hợp với tình hình và điều kiện hiện tại.
Trước cuộc xung đột, chỉ có khoảng 4.000 học sinh, sinh viên Ukraine đang theo học tại các trường của Séc. Tuy nhiên, kể từ khi xảy ra xung đột, Séc đã tiếp nhận khoảng 80.000 em từ Ukraine trong độ tuổi đi học. Số lượng chính xác người tị nạn từ Ukraine đang theo học tại các trường học ở Séc sẽ được công bố vào cuối tháng 11 này./.
2/34 Giáo sư được công nhận năm 2022 là nữ
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa ban hành quyết định số 88/QĐ-HĐGSNN công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cho 383 ứng viên, trong đó, có 34 Giáo sư và 349 Phó giáo sư.
Bà Trần Thị Thanh Hiền (sinh năm 1965) - một trong hai nữ ứng viên đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh giáo sư năm 2022. Ảnh: TTXVN
Như vậy, tất cả ứng viên có tên trong danh sách đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022 được công bố sau phiên họp lần thứ X của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 (diễn ra ngày 29/10) đã chính thức được công nhận.
Trước đó, danh sách 383 ứng viên này đã được công bố trong thời hạn 15 ngày và không có đơn thư phản ánh, nên chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ký quyết định công nhận theo quy định.
Trong danh sách các Giáo sư, Phó giáo sư được công nhận năm nay, có 3 giáo sư trẻ cùng sinh năm 1979 gồm: ông Lê Văn Cảnh, ngành Cơ học, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; ông Chu Mạnh Hoàng, ngành Vật lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Nguyễn Ngọc Minh, ngành Khoa học trái đất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2 Phó giáo sư trẻ nhất năm nay (sinh năm 1989) gồm: Ông Đoàn Văn Trường, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, và ông Phạm Minh Quân, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2 ứng viên nữ đạt tiêu chuẩn công nhận Giáo sư năm 2022 là bà Đặng Thị Hoàng Oanh, sinh năm 1969 và bà Trần Thị Thanh Hiền, sinh năm 1965, đều công tác tại Trường Đại học Cần Thơ.
Bà Trần Thị Thanh Hiền quê ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Bà được cấp bằng thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản vào ngày 19/1/1999 và bằng tiến sĩ ngành Nông nghiệp vào ngày 27/6/2004, đều tại trường ĐH Thủy sản. Đến ngày 18/11/2009, bà được công nhận chức danh phó giáo sư ngành Thủy sản. Bà Trần Thị Thanh Hiền từng đảm nhiệm qua các chức vụ: Trưởng bộ môn tại Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ (từ tháng 10/2002 đến tháng 3/2005); Phó trưởng Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ (từ tháng 4/2005 đến tháng 6/2012); Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ (từ tháng 7/2012 đến tháng 11/2020). Bà hiện là giảng viên cao cấp tại Khoa Thủy sản, trường ĐH Cần Thơ.
Bà Đặng Thị Hoàng Oanh
Bà Đặng Thị Hoàng Oanh quê ở huyện Thới Lai, tỉnh Cần Thơ. Bà học thạc sĩ ngành Khoa học biển tại ĐH Aarhus, Vương quốc Đan Mạch; được cấp bằng thạc sĩ ngày 28/1/1999. Sau đó, bà học tiến sĩ ngành Vi sinh vật và ký sinh trùng học tại ĐH Queensland, Australia và được cấp bằng tiến sĩ ngày 25/11/2008. Ngày 10/11/2011, bà được công nhận chức danh phó giáo sư ngành Thủy sản. Từ tháng 4 năm 2007 đến nay, bà Đặng Thị Hoàng Oanh là giảng viên tại Khoa Thủy sản, trường ĐH Cần Thơ; từng là Phó trưởng bộ môn, Trưởng bộ môn trong Khoa Thủy sản.
3 nữ Phó giáo sư trẻ nhất được công nhận năm nay (sinh năm 1986) gồm: Bà Trần Nguyễn Phương Lan, Trường Đại học Cần Thơ; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và bà Vũ Bích Ngọc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Trần Nguyễn Phương Lan quê ở TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Năm 2008, bà tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ Hóa học tại trường ĐH Cần Thơ; sau đó làm nhân viên kiểm soát chất lượng tại Nhà máy Sữa Sài Gòn. Từ tháng 7/2009, bà công tác tại trường ĐH Cần Thơ với vai trò giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công nghệ. Năm 2011, bà Lan học thạc sĩ tại trường ĐH Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đài Loan; sau đó chuyển tiếp chương trình tiến sĩ vào tháng 9/2012 cũng tại trường này. Đến năm 2015, bà được cấp bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hóa học. Khi về nước, từ tháng 9/2016 tới nay, bà Lan tiếp tục công việc giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công nghệ, trường ĐH Cần Thơ.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà quê ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bà tốt nghiệp cử nhân ngành Hóa học tại trường ĐH Công nghệ Hóa học Quốc gia Ivanovo, Liên bang Nga. Tới năm 2011, bà được trường ĐH Công nghệ Hóa học Quốc gia Ivanovo cấp bằng thạc sĩ Hóa học. Năm 2014, bà Hà được Bộ Giáo dục và Khoa học, Liên bang Nga trao bằng tiến sĩ ngành Hóa học; chuyên ngành Hóa lý. Từ tháng 1/2016 đến nay, bà là giảng viên Khoa Hóa học, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà
Bà Vũ Bích Ngọc quê ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Năm 2008, bà tốt nghiệp cử nhân ngành Sinh học, chuyên ngành Sinh lý học người và động vật tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Đến năm 2012, bà được trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cấp bằng thạc sĩ ngành Sinh học, chuyên ngành Sinh học thực nghiệm hướng sinh lý động vật. Năm 2017, bà nhận bằng tiến sĩ Sinh học cũng tại trường này. Từ tháng 7 năm 2019 đến nay, bà Ngọc là nghiên cứu viên, Trưởng phòng Trung tâm đổi mới sáng tạo và sản xuất thực nghiệm của Viện Tế bào gốc; giảng viên thỉnh giảng tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Năm nay, các ngành đứng đầu về số lượng Giáo sư, Phó giáo sư gồm: Kinh tế (3 Giáo sư, 45 Phó giáo sư), Hóa học-Công nghệ thực phẩm (1 Giáo sư, 43 Phó giáo sư); Y học (7 Giáo sư, 36 Phó giáo sư).
Cùng với việc công bố quyết định đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học có ứng viên đạt chuẩn tổ chức công nhận và trao quyết định cho các Giáo sư, Phó giáo sư năm nay.
Quy định kiến thức văn hóa THPT trong trường nghề Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)đã chính thức ban hành Thông tư Quy định về việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (THPT) trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Tạo điều kiện để sinh viên trường nghề được học văn hóa. Ảnh: TL. Có 3 môn học bắt buộc, 4 môn lựa chọn Cụ...