Séc tiết kiệm được 1 triệu euro nhờ con đập do đàn hải ly xây dựng
Một đàn hải ly đã giúp chính phủ Cộng hòa Séc tiết kiệm gần 1 triệu euro khi tự tay hoàn thành một dự án đập bị đình trệ nhiều năm.
Dự án xây dựng đập nước ở vùng Brdy của Séc đã được lên kế hoạch trong bảy năm, với nguồn vốn được phê duyệt đầy đủ. Tuy nhiên, kế hoạch này rơi vào bế tắc khi chính quyền gặp khó khăn trong việc xin giấy phép xây dựng.
Thế nhưng, tám “kỹ sư thiên nhiên” đã xuất hiện và tự mình giải quyết vấn đề. Đàn hải ly này, với bản năng xây dựng bẩm sinh, đã hoàn thành dự án một cách hoàn hảo mà không cần đến bất kỳ kế hoạch hay ngân sách nào.
Phát biểu trên Radio Prague, ông Jaroslav Obermajer, Giám đốc Cơ quan bảo vệ thiên nhiên và cảnh quan miền Trung Bohemia, hài hước nhận xét: “Hải ly luôn biết cách làm tốt nhất”.
Với bộ răng sắc bén đặc trưng, hải ly đốn hạ cây để tạo ra các vùng đầm lầy, hay còn gọi là “ao hải ly”, vừa là nơi trú ẩn an toàn, vừa cung cấp nguồn thức ăn.
Video đang HOT
Theo Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Brdy, điều đáng kinh ngạc là đập hải ly xây nằm chính xác ở những vị trí mà con người đã lên kế hoạch trước đó.
Ông Bohumil Fiser, người đứng đầu khu bảo tồn, vui vẻ chia sẻ: “Hải ly đã xây đập mà không cần bản vẽ kỹ thuật và hoàn toàn miễn phí!”.
Các nhà sinh thái học kiểm tra công trình này cũng xác nhận rằng các con đập sẽ tồn tại lâu dài, giúp cải thiện môi trường sống cho nhiều loài động vật quý hiếm như tôm càng đá, ếch và nhiều loài khác.
Hiện tại, các ao nhỏ và vùng đất ngập nước bắt đầu hình thành, trong khi 8 “công nhân” chăm chỉ này vẫn tiếp tục mở rộng dự án của mình.
Hải ly được xem là “kỹ sư hệ sinh thái” vì khả năng biến đổi môi trường sống để tạo ra nguồn tài nguyên. Đập của chúng có thể dài hàng kilomet và ảnh hưởng sâu rộng đến cảnh quan xung quanh.
Ví dụ điển hình là đập hải ly lớn nhất thế giới tại Vườn quốc gia Wood Buffalo (Canada) có chiều dài bằng bảy sân bóng đá và thậm chí có thể nhìn thấy từ không gian.
Ngoài ra, một nghiên cứu tại bang Oregon (Mỹ) phát hiện ra rằng các đập hải ly có thể lọc kim loại nặng và chất ô nhiễm gấp đôi so với những hệ thống xử lý nước thải do con người xây dựng.
“Các đầm lầy do hải ly tạo ra là thiên đường của nhiều loài động thực vật. Chúng là những hệ sinh thái ổn định, góp phần tăng cường đa dạng sinh học và khôi phục vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan bị con người tác động”, Ban quản lý khu bảo tồn Brdy khẳng định.
Trong khi con người phải mất nhiều năm để lên kế hoạch và xin phép, đàn hải ly chỉ mất vài tháng để hoàn thành một công trình sinh thái hoàn hảo. Đây là minh chứng rõ ràng rằng thiên nhiên có thể tự phục hồi nếu được trao cơ hội.
Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại
Trong thập niên tới, kinh tế thế giới sẽ thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại.
Đây là kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng chung đối với mức sống toàn cầu của 5 yếu tố gồm đa dạng sinh học, nước, lương thực, sức khỏe và biến đổi khí hậu.
Cánh đồng ngô khô héo do hạn hán tại làng Kanyemba ở Rushinga, Zimbabwe, ngày 3/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo của Nền tảng Khoa học-Chính sách Liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES) chỉ ra cả 5 yếu tố trên đều đang trong tình trạng khủng hoảng và việc tách rời, giải quyết riêng rẽ các thách thức này sẽ khiến bức tranh toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Cụ thể, theo nghiên cứu, đa dạng sinh học toàn cầu đã suy giảm 2-6% mỗi thập niên trong 30-50 năm qua. Khoảng 50% dân số toàn cầu hiện sống ở những khu vực bị suy giảm mạnh nhất về đa dạng sinh học, nguồn nước và an ninh lương thực. Đây cũng là những khu vực chịu những tác động tồi tệ nhất từ biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh 58 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 50% tổng sản phẩm toàn cầu năm 2023, được tạo ra trong các lĩnh vực phụ thuộc đáng kể hoặc phần lớn vào tự nhiên, báo cáo đánh giá nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 10 - 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do các tác động tiêu cực của ngành nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và thủy sản đối với đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, nước và sức khỏe.
Báo cáo do hơn 100 chuyên gia hàng đầu từ 42 quốc gia trong nhiều khu vực tham gia biên soạn trong 3 năm này kêu gọi những thay đổi cơ bản sâu sắc trên toàn hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng mất đa dạng sinh học và sụp đổ của các hệ sinh thái. Báo cáo đưa ra hơn 70 phương án ứng phó có thể kể đến như khôi phục rừng và đất ngập nước, giảm tình trạng tiêu thụ quá nhiều thịt, giảm ô nhiễm thuốc trừ sâu và nhựa, cải thiện biên giới đất liền - biển, hỗ trợ hệ thống bảo tồn và lương thực bản địa, khuyến khích hợp tác xuyên biên giới về quản lý nước, ....
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh điều quan trọng của các giải pháp là phải đáp ứng cùng lúc cả 5 yếu tố để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Đồng tác giả của báo cáo, Giáo sư Paula Harrison thuộc Viện nghiên cứu Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Vương quốc Anh cho biết "không thể giải quyết bền vững bất kỳ vấn đề nào trong số chúng mà không xem xét đến những vấn đề khác".
Báo cáo đưa ra ví dụ việc tăng cường sản xuất lương thực bằng mọi giá có thể nuôi sống nhiều người hơn trong ngắn hạn; nhưng quá nhiều hoạt động canh tác không bền vững có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nguồn cung cấp nước và đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Do đó theo báo cáo, cần những thay đổi cơ bản sâu sắc trên toàn hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng đang cùng xảy ra này và ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ sinh thái.
Tây Ban Nha: Rác thải sau lũ gây ô nhiễm khu bảo tồn ngập mặn đa dạng sinh học Công viên thiên nhiên Albufera của Tây Ban Nha, một trong những khu bảo tồn ngập mặn đa dạng sinh học nhất châu Âu, đang bị ngập trong hàng tấn rác thải nhựa, ô tô hỏng và dược phẩm, do lũ quét tàn phá khu vực Đông Nam nước này hồi tháng trước. Các tình nguyện viên thu gom rác thải và nhựa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn hot rần rần khắp MXH Việt: Kịch bản cười lộn ruột, chỉ tức nữ chính đơ như tượng đá ngàn năm
Phim châu á
23:48:33 15/04/2025
Bé Bo nói 4 chữ với bố, cư dân mạng ào vào khen lia lịa: Chứng tỏ Hoà Minzy dạy con xịn cỡ này!
Sao việt
23:41:31 15/04/2025
Chàng trai vừa gặp đã quỳ gối cầu hôn, thành công chinh phục bác sĩ thú y
Tv show
23:35:07 15/04/2025
Khán giả bình phim Việt: 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' có xứng dự Oscar?
Hậu trường phim
23:32:49 15/04/2025
Tom Cruise lộ ảnh bên Ana de Armas giữa tin đồn hẹn hò
Sao âu mỹ
23:30:17 15/04/2025
Nạn nhân nữ trong vụ cháy 2 người tử vong là do quay lại lấy tài sản?
Tin nổi bật
23:27:56 15/04/2025
Sau loạt biến cố, NewJeans có thể trở lại thời kỳ đỉnh cao?
Nhạc quốc tế
23:26:06 15/04/2025
Đại úy công an hy sinh khi truy bắt người đánh bắt thủy sản trái phép
Pháp luật
23:25:33 15/04/2025
Xe động cơ đốt trong hỏng nhiều gấp đôi xe điện, có một điểm chung bất ngờ
Ôtô
23:23:12 15/04/2025
Khối tài sản ấn tượng của Park Bo Gum "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Sao châu á
23:19:51 15/04/2025