Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn
Thị trường dầu mỏ toàn cầu vừa trải qua những ngày đầy biến động. Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump kết hợp với động thái gây sốc của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã thổi bùng lo ngại trong cộng đồng các sản xuất dầu lớn.
Các yếu tố khiến giá dầu đi xuống
Giàn khoan dầu tại Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo DW (Đức), chính sách thuế quan “như tàu lượn siêu tốc” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng trong vài tuần qua đã tác động mạnh đến một loại hàng hóa then chốt của thế giới: dầu mỏ.
Giá dầu thô Brent đã giảm đều đặn kể từ khi Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng vào giữa tháng 1. Tình hình thêm tồi tệ khi thông báo về thuế cơ sở 10% và thuế đối ứng của nhà lãnh đạo Mỹ hôm 2/4 khiến giá dầu thô Brent giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Dầu thô Brent giao dịch ở mức gần 60 USD/thùng trong những ngày gần đây, mức chưa từng có kể từ khi đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến giá “vàng đen”.
Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc đang tác động đến kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu. Bất ổn xoay quanh thương mại đang đè nặng lên giá dầu vốn đã chịu áp lực.
CEO của công ty tư vấn năng lượng Crystol Energy – bà Carole Nakhle – phân tích với DW: “Thêm vào đó là thực tế điều này xảy ra khi nhu cầu dầu không bùng nổ và nguồn cung thì dồi dào, dẫn đến mức giá mà chúng ta đang thấy hiện nay”.
Một diễn biến lớn khác trên thị trường dầu mỏ toàn cầu diễn ra một ngày sau thông báo của Tổng thống Trump, khi OPEC và các nước đồng minh, hay còn gọi là nhóm OPEC , gây chấn động lớn. OPEC cho biết họ đang có kế hoạch tăng mạnh nguồn cung vào tháng 5.
Trong thập kỷ qua, OPEC liên tục hạn chế sản lượng để duy trì giá dầu cao. Nhiều chuyên gia dự đoán OPEC sẽ duy trì chính sách đó. Tuy nhiên, thực tế lại khác biệt.
Động thái của OPEC đã đẩy giá dầu xuống. Bà Nakhle tin rằng điều này cho thấy OPEC đã sẵn sàng cho một môi trường giá thấp, dài hạn hơn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Video đang HOT
Bà phân tích: “OPEC tin rằng sẽ tốt hơn cho một số thành viên, đặc biệt là những thành viên đã đầu tư mạnh vào việc mở rộng năng lực sản xuất của mình, để bảo vệ thị phần”. Hơn nữa, bà Nakhle cũng nhận định OPEC có thể dự đoán sản lượng từ các nhà sản xuất lớn như Nga, Venezuela và Iran có thể giảm trong thời gian tới do các yếu tố địa chính trị. Bà Nakhle kết luận: “Vì vậy, thị trường có thể tiêu thụ thêm lượng dầu bổ sung mà không khiến giá lao dốc”.
Tác động từ giá dầu giảm
Các bể chứa dầu thô tại cơ sở khai thác dầu ở tỉnh Chiba, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Bản thân Tổng thống Trump tự nhận giá dầu giảm là dấu hiệu rõ ràng cho thành công từ các chính sách kinh tế của ông. Nhà lãnh đạo Mỹ đã đăng trên mạng xã hội Truth Social: “Chúng ta đã hạ mọi thứ xuống mức mà không ai từng nghĩ là có thể”.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng giá dầu giảm là dấu hiệu đáng lo ngại về tình hình kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent có thể xuống dưới 40 USD/thùng vào cuối năm 2026 trong một “kịch bản cực đoan”.
Đối với Nga, giá dầu giảm có thể đồng nghĩa với những tác động kinh tế và chính trị sâu sắc. Nhờ giá dầu leo thang mang lại nguồn thu lớn, Nga phần nào đã có thể đứng vững trước “bão trừng phạt kinh tế” nặng nề sau khi xung đột với Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022.
Các chuyên gia từ lâu đã cho rằng giá dầu giảm mạnh có thể tác động nghiêm trọng đến kế hoạch ngân sách và chi tiêu của Nga, từ đó buộc Moskva phải xem xét lại cuộc xung đột tại Ukraine. Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2021 và dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 13,5 nghìn tỷ rúp (122 tỷ USD) trong ngân sách năm 2025.
Ông Chris Weafer, một nhà tư vấn đầu tư đã sống và làm việc tại Nga hơn 25 năm, phân tích với DW rằng nếu giá dầu tiếp tục hoặc giảm hơn nữa, ngân hàng trung ương Nga sẽ phải làm suy yếu đáng kể đồng ruble và có thể buộc chính phủ phải cắt giảm các kế hoạch chi tiêu.
Ông Weafer lưu ý rằng mặc dù dầu không còn chiếm tỷ trọng trong doanh thu của Nga như trước đây nữa, giảm từ khoảng 50% một thập kỷ trước xuống còn khoảng 30% hiện nay, nhưng giá “vàng đen” xuống dốc liên tục sẽ có tác động lớn đến mọi khía cạnh của chính sách Điện Kremlin cũng như năng lực của Nga trong đàm phán thỏa thuận về Ukraine.
Thị trường dầu mỏ năm 2025 đối mặt những biến động khó lường
Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt chính sách có thể tác động lớn đến thị trường dầu mỏ quốc tế.
Một giếng dầu ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự đoán các yếu tố tác động đến thị trường dầu mỏ luôn tiềm ẩn nhiều bất định. Điều này càng đúng trong bối cảnh năm 2024 vừa qua, khi thế giới chứng kiến một năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử, kéo theo những thay đổi quan trọng về chính sách toàn cầu. Trong số đó, đáng chú ý nhất là sự thay đổi chính quyền tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nhà sản xuất, tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu.
Trong nước, ông theo đuổi chiến lược "khoan, khoan nữa, khoan mãi", cam kết đưa sản lượng dầu của Mỹ lên mức "chưa từng có tiền lệ". Điều này đòi hỏi giá dầu phải đủ cao để khuyến khích hoạt động khai thác, nhưng đồng thời, ông cũng muốn giữ giá dầu thấp để giảm gánh nặng tài chính cho người tiêu dùng Mỹ.
Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất trong nước, ông Trump cũng tìm cách sử dụng dầu mỏ như một công cụ để thực hiện các mục tiêu chính trị rộng lớn hơn, bao gồm gây áp lực buộc Nga phải đàm phán để chấm xung đột tại Ukraine. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông Trump tuyên bố: "Nếu giá dầu giảm, xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc ngay lập tức. Hiện tại, giá dầu đang đủ cao để cuộc chiến vẫn tiếp diễn". Ông cũng chỉ trích Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vì duy trì giá dầu ở mức cao: "Lẽ ra họ nên hành động từ lâu rồi. Họ phải chịu trách nhiệm, ít nhất là ở một mức độ nào đó, về tình hình hiện nay". Hiện tại, giá dầu Brent vào khoảng 70 USD/thùng.
Năm 2024 chứng kiến sự khác biệt lớn trong các dự báo về nhu cầu dầu, đặc biệt giữa OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Trong khi OPEC dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng hơn 2,2 triệu thùng/ngày, IEA chỉ đưa ra con số hơn 900.000 thùng/ngày. Dù mức chênh lệch này chỉ chiếm khoảng 1% tổng nhu cầu toàn cầu (trên 100 triệu thùng/ngày), nhưng nó có thể quyết định thị trường sẽ rơi vào trạng thái dư cung hay thiếu hụt, từ đó tác động đến giá dầu.
Từ tháng 8/2024, OPEC bắt đầu hạ dần dự báo nhu cầu và đến cuối năm, mức cắt giảm lên đến gần 600.000 thùng/ngày, thu hẹp khoảng cách với IEA. Tuy nhiên, sự khác biệt vẫn tồn tại.
Bước sang năm 2025, mức chênh lệch dự báo đã thu hẹp hơn. OPEC kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày, trong khi IEA dự báo mức tăng hơn 1 triệu thùng/ngày. Cả hai tổ chức đều cho rằng nhu cầu tăng chủ yếu từ các nước ngoài OECD, đặc biệt là Trung Quốc và khu vực châu Á.
Căng thẳng thương mại và tác động đến dầu mỏ
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dù kinh tế toàn cầu duy trì mức tăng trưởng ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ tăng trưởng 4,5% trong năm 2025, thấp hơn mức 4,8% của năm 2024. Những yếu tố như nợ công cao, giảm phát, khủng hoảng bất động sản và niềm tin tiêu dùng suy yếu tiếp tục là thách thức lớn.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi chính sách thuế quan cứng rắn hơn với Trung Quốc. Ngày 1/2/2025, mức thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã có hiệu lực, trong khi Mexico và Canada cũng bị áp thuế 25% từ ngày 1/3. Các biện pháp này có thể làm suy giảm sản lượng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Nguồn cung dầu: OPEC và các nước ngoài OPEC
Nguồn cung dầu thế giới hiện chia đều giữa nhóm OPEC và các nước ngoài OPEC . Trong khi OPEC hạn chế sản lượng từ năm 2022, các quốc gia ngoài OPEC , đặc biệt là Mỹ, Brazil, Guyana, Canada, Na Uy và Argentina, tiếp tục mở rộng khai thác. Mỹ dẫn đầu với mức sản xuất kỷ lục 13,2 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và dự kiến đạt 13,5 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Tuy nhiên, dù chính quyền Tổng thống Trump có ủng hộ ngành dầu mỏ, nhưng yếu tố then chốt quyết định mức sản xuất vẫn là giá dầu. Việc OPEC duy trì cắt giảm sản lượng giúp giá dầu ở mức cao, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất Mỹ mở rộng khai thác.
Trừng phạt các nhà sản xuất dầu
Nhà máy lọc dầu Isfahan ở Iran. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tổng thống Trump đã cảnh báo về các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với Nga và Iran. Ông đe dọa sẽ áp thuế, thuế quan và trừng phạt đối với mọi hàng hóa Nga xuất khẩu sang Mỹ và các nước đồng minh nếu Moskva không đàm phán chấm dứt chiến sự.
Ngoài Nga, Iran cũng là mục tiêu tiềm năng. Chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran, với mục tiêu giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống dưới 100.000 thùng/ngày, mức thấp nhất từng được ghi nhận trong nhiệm kỳ đầu của ông.
Kịch bản thị trường dầu mỏ 2025
Kịch bản ít có khả năng xảy ra: Nhu cầu dầu tăng vọt, đẩy giá lên cao.
Khả năng cao hơn: Căng thẳng thương mại hạn chế tăng trưởng nhu cầu dầu, khiến giá khó tăng mạnh. Nếu ông Trump thành công trong việc cắt giảm xuất khẩu dầu từ Nga và Iran, giá dầu có thể tăng, nhưng điều này lại không có lợi cho người tiêu dùng Mỹ.
Trong trường hợp OPEC tận dụng cơ hội để tung thêm dầu ra thị trường nhằm "khôi phục cân bằng", giá dầu có thể tăng nhẹ nhưng không kéo dài. Nếu Nga đạt được một thỏa thuận với phương Tây liên quan xung đột Ukraine, nước này có thể yêu cầu nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu năng lượng của mình, từ đó gây áp lực lên giá dầu.
Dù thị trường dầu mỏ tiếp tục biến động, một sự cân bằng có thể xuất hiện. Tổng thống Trump có thể sẽ tìm cách hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng Mỹ và các nhà sản xuất dầu nội địa, duy trì một mức giá dầu phù hợp với cả hai bên.
Tính toán chiến lược dầu mới của Saudi Arabia và tác động tiềm tàng với Nga Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đang có nhiều biến động, Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cho Nga bằng cách tăng cường sản xuất dầu, điều có thể đẩy giá dầu thô toàn cầu xuống mức thấp và gây khó khăn cho Moskva. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) và Tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ

Chi tiêu quốc phòng Mỹ có thể đạt kỷ lục hơn 1.000 tỉ USD

Xe lao vào trại hè học sinh tại Mỹ, 4 người thiệt mạng

Tàu sân bay Mỹ cua gấp né hỏa lực Houthi làm tiêm kích F/A-18 rơi xuống biển

Mất điện tại châu Âu: ban bố tình trạng khẩn cấp, không loại trừ nguyên nhân nào

Ông Trump ký sắc lệnh kiểm soát người nhập cư tại các 'thành phố trú ẩn'

Ai đang dẫn đầu cuộc đua tổng thống Hàn Quốc ?

100 ngày đầu của chính quyền Trump 2.0
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đằng sau thông tin Rashford gia nhập Man City
Sao thể thao
14:49:59 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Trần Phi Vũ: 'Phú nhị đại' có gia đình hậu thuẫn vẫn xém bị phong sát vì tình cũ
Sao châu á
14:40:05 30/04/2025
Sao nữ từng khiến Quyền Linh sẵn sàng đóng quần chúng không công chỉ để xin chữ ký: Hiện là mẹ 4 con, sống kín tiếng
Sao việt
14:36:44 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
Nhạc việt
14:34:32 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025
Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Tin nổi bật
13:53:33 30/04/2025