Séc, Pháp kêu gọi châu Âu chung tay giải quyết khủng hoảng nhập cư
Bộ trưởng Ngoại giao Séc và Pháp đã kêu gọi các nước châu Âu cùng hợp tác trong một nỗ lực chung để giải quyết vấn đề liên quan tới người nhập cư.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung tại thủ đô Praha vào tối 23/8 trước khi tiến hành hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc Lubomir Zaoralek và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius cho rằng không một nước đơn lẻ nào có thể giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, và một cách tiếp cận chung của toàn châu Âu là cần thiết để kiểm soát làn sóng người tị nạn từ Trung Đông hay châu Phi tràn vào châu Âu.
Bộ trưởng ngoại giao Cộng hòa Séc Lubomir Zaoralek và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius. (ảnh: AP)
Bộ trưởng Zaoralek còn cảnh báo rằng nếu châu Âu không tìm ra được một giải pháp chung, rất có thể cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ làm chia rẽ Châu Âu.
Ông Zaoralek còn nói thêm rằng là một thành viên của khu vực miễn thị thực Schengen, Séc rất quan tâm tới việc bảo vệ khu vực này trong bối cảnh người tị nạn đang tìm cách vào một trong số 26 nước thuộc khu vực Schengen để đi tự do tới các nước còn lại trong khối.
Video đang HOT
Trong khi đó bộ trưởng Pháp Fabius nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện nay vượt ra khỏi biên giới của châu Âu và mang tính toàn cầu. vì vậy cần phải có nỗ lực chung của các nước. Ông kêu gọi cần tăng cường sự đoàn kết với người tị nạn và các quốc gia đang phải đối mặt giải quyết cuộc khủng hoảng, đồng thời cần có biện pháp cứng rắn chống lại hành vi buôn bán người và những kẻ cầm đầu đường dây này.
Cả hai bộ trưởng chung quan điểm rằng tình hình hiện nay ở Macedonia rất phức tạp và cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng.
Macedonia đã ban bố tình trạng khẩn cấp khu vực biên giới với Hy Lạp để ngăn không cho người tị nạn tràn vào nước mình tiếp tục hành trình sang các nước châu Âu khác.
Động thái trên đã làm hàng nghìn người bj mắc kẹt tại biên giới phía Hy Lạp, khiến họ tức giận, và đụng độ đã xảy ra giữa những người tị nạn và cảnh sát Macedonia trong hai ngày cuối tuần. Cuối cùng Macedonia cũng phải mở cửa biên giới cho phép người tị nạn vào lãnh thổ.
Tại cuộc hội đàm diễn ra vào buổi tối, dự kiến hai ngoại trưởng sẽ bàn kỹ hơn giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư, cũng như tình hình ở Ukraine, mối đe dọa khủng bố với châu Âu, và việc chuẩn bị cho một hội nghị về khí hậu sẽ được tổ chức tại thủ đô Paris, Pháp vào cuối năm nay./.
PV
Theo_VOV
Italy kêu gọi quốc tế can thiệp giải quyết vấn đề người nhập cư
Chính quyền thành phố Catania trên đảo Sicily của Italy đã kêu gọi một sự can thiệp của cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề người nhập cư.
Cuộc khủng hoảng người nhập cư không chỉ là vấn đề nhức nhối tại khu vực Đông Nam Á, đối với châu Âu, đặc biệt là với Italy cũng như vậy.
Chính quyền thành phố Catania trên đảo Sicily của Italy, nơi phải tiếp nhận trung bình hàng trăm người nhập cư mỗi tuần, đã kêu gọi một sự can thiệp của cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề người nhập cư. Chính quyền Catania cho rằng làn sóng người nhập cư có thể là cái cớ để những kẻ cực đoan thâm nhập vào châu Âu tiến hành các cuộc tấn công khủng bố.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Phó Thị trưởng thành phố Catania Marco Jan Lio đã kêu gọi một sự can thiệp quân sự vào các quốc gia đang phải chống chọi với chủ nghĩa khủng bố như Libya, Ai Cập.
Ông Marco Jan Lio, Phó Thị trưởng Catania, Italy cho biết: "Một sự can thiệp quân sự sớm là cần thiết tại các quốc gia này, đặc biệt để chiến đấu chống lại các phần tử cực đoan. Chúng thường sử dụng những người nhập cư như một thứ vũ khí để chống lại Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế".
Theo chính quyền Catania, mỗi tuần thành phố này phải tiếp nhận trung bình hơn 300 người nhập cư, chủ yếu đến Libya và Ai Cập, các quốc gia đang chìm trong khủng hoảng chính trị.
Không chỉ Italy, trong năm 2014 đa số người tìm đường nhập cư lậu vào các nước Châu Âu cũng thuộc các quốc gia Libya và Ai Cập.
Cơ quan Cảnh sát Châu Âu (Europol) đã từng lên tiếng cảnh báo, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang tìm kiếm cơ hội để đưa các phần tử khủng bố từ Lybia thâm nhập vào Châu Âu.
Theo kế hoạch hành động được thông qua ngày 18/5 vừa qua, các nước thành viên EU do Italia dẫn đầu sẽ triển khai các tàu chiến dọc theo bờ biển của Lybia để ngăn chặn các tàu nhập cư và bắt giữ những kẻ buôn người.
Theo_VTV
Trung Quốc sẽ coi thường Mỹ, tiếp tục bành trướng ở Biển Đông? Bài viết phân tích hành động cứng rắn của Mỹ có thể sẽ được đáp lại bằng hành động cứng rắn hơn và bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Tàu tuần tra Hayato Nhật Bản tặng cho Việt Nam là tiên tiến nhấtLực lượng Phòng vệ Nhật mở rộng phạm vi hoạt động tới Biên Đông, châu PhiHạm đội Nam...