Sẽ xử lý các trường liên thông “chui”
Đó là khẳng định của ông Bùi Anh Tuấn – vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) – khi trao đổi với PV về tình trạng các trường ĐH, CĐ tuyển sinh liên thông từ hệ nghề lên ĐH chính quy khi chưa được phép.
Ông Tuấn nói: “Từ năm 2011, Bộ GD-ĐT đã có văn bản nhắc nhở các trường nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế đào tạo liên thông. Năm nay, bộ tiếp tục có công văn chấn chỉnh hoạt động đào tạo liên thông từ CĐ nghề lên ĐH.
Trong công văn mới này, ngoài chấn chỉnh các trường, bộ còn cung cấp thông tin để người học cùng tham gia giám sát các chương trình đào tạo này. Nếu người học chỉ cho mình là nạn nhân thì cũng không đúng, họ cần có trách nhiệm tìm hiểu thông tin, giám sát quyền lợi của mình.”
Bộ GD-ĐT đã có hướng xử lý thế nào đối với những trường đào tạo liên thông trái phép?
Bộ đã công bố những trường được phép liên thông. Những trường không có trong danh sách này mà triển khai đào tạo là vi phạm. Bộ đã rà soát, phát hiện sai phạm ở một số trường và yêu cầu các trường báo cáo để thanh tra, kiểm tra và sẽ công khai thông tin đến báo chí khi có kết luận cuối cùng.
Có trường thừa nhận liên thông “chui”, nhưng vẫn bảo đảm với học viên đó là chương trình “xịn” vì hồ sơ xin đào tạo liên thông CĐ nghề lên ĐH đã trình Bộ GD-ĐT và chắc chắn… sắp được duyệt?
Video đang HOT
Tôi khẳng định nếu các trường đã và đang triển khai liên thông từ CĐ nghề lên ĐH chính quy mà vẫn chưa được phép của bộ, bây giờ bị phát hiện lại trình hồ sơ xin phép thì chắc chắn sẽ không được duyệt ngay.
Đúng là hiện tại có một số trường đã vi phạm và lại vừa nộp hồ sơ lên bộ. Với những trường hợp này, bộ đã yêu cầu giải trình cụ thể. Bộ sẽ xem xét rất kỹ mức độ sai phạm, sau đó mới tính đến chuyện xét duyệt hồ sơ. Các trường đang vi phạm mà lại xét duyệt cho họ thì khác nào chấp nhận sai phạm ấy…
Ngay cả khi Bộ GD-ĐT cấp phép cho đào tạo liên thông từ CĐ nghề lên ĐH cũng chưa phù hợp lắm với chính thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn về việc liên thông này. Thông tư nêu rõ các trường CĐ nghề, trung cấp nghề phải thực hiện kiểm định giáo dục và công bố chuẩn đầu ra đầy đủ, song các trường nghề hiện đều chưa đủ điều kiện này?
Thực tế quy định yêu cầu phải có kiểm định chất lượng là hơi sớm. Hiện nay chúng ta mới đang trong quá trình làm công tác kiểm định. Ngay kiểm định giáo dục ĐH chúng ta mới ở giai đoạn thí điểm ban đầu, mới có 20 trường được kiểm định chất lượng và cũng chưa có tổng kết. Do đó, trong dự thảo quy chế đào tạo liên thông hiện nay chỉ yêu cầu các trường phải có báo cáo tự đánh giá – bước đầu của kiểm định.
Câu hỏi nhiều người đặt ra tại sao phôi bằng hiện vẫn do bộ quản lý, nhưng người học tại các lớp liên thông “chui” từ CĐ nghề, trung cấp nghề lên ĐH chính quy vẫn được nhận bằng bình thường, hoàn toàn không phải là bằng giả?
Thật ra việc giao chỉ tiêu cho các trường chỉ gói chung là đào tạo liên thông, chứ không rành rọt phân chia bao nhiêu chỉ tiêu từ CĐ chính quy, bao nhiêu từ CĐ nghề lên ĐH. Xu hướng là các trường phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm giáo dục của mình, người đứng đầu nhà trường phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót. Bộ là cơ quan quản lý nhà nước, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của các trường.
Theo tuổi trẻ
Lo lắng trước dự thảo đào tạo liên thông
"Nếu siết thì siết ngay từ đầu, khi các em thi trung cấp, nếu không thì để hệ liên thông thi bằng tay nghề, chứ sau 2-3 năm mới lộn lại thi các môn toán, lý, hoá... thì hầu hết kiến thức đã rơi rụng".
Đó là ý kiến của nhiều trường trung cấp (TC) nghề và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đối với dự thảo mới của Bộ GDĐT về đào tạo liên thông. Theo đó, thay bằng việc thi 2 môn cơ bản và 2 môn cơ sở ngành như trước đây, thí sinh dự thi liên thông sẽ phải thi 2 môn văn hoá (văn, toán, lý, hoá...) theo từng khối thi trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy và môn cơ sở ngành.
Các trường TCCN... hấp hối
Một trong những lý do quan trọng khiến các trường TCCN và TC nghề vẫn còn có thí sinh để đào tạo là cơ hội được học liên thông để lấy bằng CĐ, ĐH ngay trong trường. Tuy nhiên, dự thảo của Bộ GDĐT này đã khiến nhiều em... vỡ mộng.
Em Trần Thị Diễm My - khoa Kế toán, Trường Trung cấp Ánh Sáng cho biết: "Thi trượt ĐH, CĐ, em chọn học TC với mong muốn sau 2 năm học sẽ được thi liên thông học tiếp lên ĐH. Giờ Bộ yêu cầu như vậy thì thực sự là làm khó chúng em. Sau 2 năm học chuyên nghiệp, làm sao chúng em còn nhớ kiến thức văn hoá, chẳng lẽ tốt nghiệp TC xong chúng em lại phải đến các lò luyện thi liên thông?".
Đào tạo nghề điều dưỡng viên hệ TC tại Trường Trung cấp Ánh Sáng
Không chỉ thí sinh, nhiều trường TCCN, TC nghề cũng không đồng tình với điểm mới này. Ông Đỗ Hữu Khoa - Hiệu trưởng Trường TC Công nghệ thông tin Sài Gòn, Chủ tịch Khối liên kết các trường chuyên nghiệp TP.HCM, nhận định: "Với đề xuất của dự thảo thì học sinh TCCN, TC nghề muốn thi liên thông là chuyện không tưởng. Bởi đầu vào TC rất đa dạng, ngoài học sinh tốt nghiệp THPT còn tuyển cả học sinh tốt nghiệp lớp 9, học sinh học giữa chừng các lớp 10, 11, 12. Chưa kể, sau 2-3 năm học TC thì kiến thức ở phổ thông còn đâu để tham gia kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy".
Đào tạo... ngược
Ông Phan Dũng Danh - Hiệu trường Trường TC Tổng hợp Đông Nam Á cho rằng: "Đặc điểm của từng hệ đào tạo là khác nhau. Nếu mong muốn đầu vào hệ liên thông ngang bằng được với đào tạo chính quy thì đúng là làm khó cho các trường TCCN, TC nghề".
Quan điểm của Bộ GDĐT trong việc thay đổi "đầu vào" hệ liên thông với mong muốn có thể siết chặt và nâng cao trình độ của hệ đào tạo này. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều trường, chu trình này đang... đi ngược.
Ông Đặng Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng bày tỏ: "Đào tạo liên thông là "con đường vòng" dành cho những thí sinh kém may mắn nhưng mong muốn học lên cao. Nếu Bộ muốn siết để nâng cao chất lượng thì nên siết chỉ tiêu, siết quá trình đào tạo, siết đầu ra chứ không nên siết đầu vào".
Ông Sáng cũng phân tích: Để đạt được mục tiêu đào tạo ĐH và bảo đảm chất lượng đào tạo ngang bằng giữa các đối tượng học (học từ đầu và học liên thông), chúng ta phải sử dụng chuẩn đầu ra để đánh giá. Nếu các trường xây dựng chuẩn đầu ra khác nhau giữa các đối tượng học thì đương nhiên sẽ có chất lượng đào tạo khác nhau.
Ông Phan Dũng Danh thì cho rằng: "Đào tạo liên thông là quá trình kết nối giữa bậc đào tạo thấp và cao hơn. Nếu sinh viên không theo kịp và không qua được các môn trong chương trình đào tạo, họ sẽ bị đánh rớt. Đó là một kiểu sàng lọc. Quá trình đào tạo quyết định chất lượng chứ không phải đầu vào".
Theo Dân việt
Chấn chỉnh đào tạo liên thông liên kết trình độ CĐ, ĐH Bộ GD-ĐT vừa có văn bản chỉ đạo yêu cầu các trường ĐH, CĐ chấn chỉnh đào tạo liên thông liên kết. Theo đó, Bộ GD-ĐT các cơ sở giáo dục không tổ chức liên kết đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy ngoài cơ sở đào tạo của trường. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, hiện nay việc tổ chức,...