Sẽ xây dựng khu ĐH tập trung theo “ba chung”?
Tương lai, ngoại thành Hà Nội sẽ có 8 khu ĐH tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên và Chúc Sơn. Những khu ĐH tập trung sẽ được xây dựng theo mô hình nào đang là mối quan tâm của lãnh đạo các trường ĐH.
Ba mô hình
“Mỗi một trường ĐH theo bố trí cơ cấu hiện đại bao giờ cũng phải tuân theo sự phân khu chức năng chặt chẽ gồm các khu chức năng: Học tập, các trung tâm (hiệu bộ, hành chính, văn hoá, thông tin, thư viện) khu ở, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, nghỉ ngơi”.
Hơn 30 làm nghiên cứu thiết kế trường học – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học (Bộ GD và ĐT) kiến trúc sư, tiến sĩ Trần Thanh Bình đúc rút.
Các khu chức năng tuỳ theo quy mô và mô hình tổ chức có các sơ đồ phân khu chức năng của ĐH đơn ngành, ĐH đa ngành, ĐH vùng và ĐH quốc gia.
Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội nằm trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có diện tích khá chật hẹp. Ảnh: Lê Anh Dũng
Do đó, về lý thuyết và thực tiễn ứng dụng, khu ĐH tập trung bao gồm 3 mô hình sau:
Thứ nhất là tập hợp các trường độc lập được xếp cạnh nhau trong cùng một khu đất, đóng vai trò là một khu chức năng chuyên ngành của thành phố.
Mô hình này chú trọng việc ưu tiên các liên hệ nội tạng của từng trường, có đề ra hướng đảm bảo sự độc lập tối đa cho từng trường. Do đó, khu ĐH trong trường hợp này chỉ dừng ở phạm vi là một đơn vị đô thị bình thường có những trung tâm dịch vụ và văn hoá phục vụ cho những đơn vị đô thị nhất định. Chính vì vậy mà những ưu việt của tính chất khu không được phát huy.
Mô hình thứ hai là xây dựng một ĐH có quy mô lớn bao gồm các trường, khoa thành viên, có một sự quản lý nội tại chặt chẽ như một đơn vị đô thị độc lập với thành phố.
Mô hình này chú trọng tới việc tổ chức các khu chức năng chung, nhằm sử dụng đến tối đa các công trình của tất cả các khu chức năng. Và mô hình này chỉ thật sự chứng minh được tính ưu việt của nó khi con số sinh viên và tính chất cũng như số lượng trường thành viên trong khu có giới hạn.
Vấn đề của mô hình này là giới hạn số sinh viên trong Khu ĐH (trong thực tế, mô hình này thích hợp với các Đại học vùng, Đại học quốc gia).
Mô hình thứ ba là liên hợp các trường ĐH, CĐ độc lập về cơ sở đào tạo nhưng lại có cơ sở, trung tâm dùng chung khác (thư viên – thông tin thư viện, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, khu ở và dịch vụ).
Ông Bình phân tích, mô hình này thực tế đã xuất phát từ cơ cấu chức năng của từng trường thành viên, trong đó giữ lại cho từng trường tính đặc thù được thể hiện rõ nhất trong khu chức năng cơ bản khu học tập. Còn lại, các khu chức năng khác ít nhiều mang những nhiệm vụ giống nhau nên có khả năng tạo thành những khu chức năng chung.
Đây chính là mô hình liên kết sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tiền đề cho các mô hình liên thông trong đào tạo và sử dụng chuyên gia, đội ngũ giáo sư, xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai và công trình, nhằm phát huy hiệu quả cơ sở đào tạo và nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực trong khu vực.
Đặc biệt, việc sử dụng liên thông giữa các trường trong khu cho phép tiết kiệm khoảng gần 30% diện tích đất.
Như vậy nếu được lựa chọn, khu ĐH tập trung được tổ chức như một Đô thị đặc thù (tính chất cư dân, quan hệ xã hội, cơ cấu chức năng, mật độ xây dựng…) là một tổ hợp kiến trúc đa chức năng (học tập, nghiên cứu, sản xuất, thực hành, sinh hoạt, nghỉ ngơi, dịch vụ, văn hoá, thể dục thể thao).
Chọn mô hình “ ba chung”?
Ông Bình nêu trên kinh nghiệm thực tiễn, các nước đều hướng đến xây dựng khu ĐH tập trung theo mô hình thứ ba để làm sao khai thác được 3 nguồn tài nguyên quan trọng nhất của trường Đại học : đất đai, cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật và con người.
Tức là “anh” phải tận dụng, đảm bảo xu hướng quốc tế – trường ĐH được thiết kế theo xu hướng mở để các trường có điều kiện giao lưu. Khi nhiều trường tập trung trên một khu đất thì tiêu chuẩn/ đầu sinh viên cũng hạ xuống.
Khi đã các trường đã cụm hoá lại được thì người thầy giỏi đi từ trường này sang trường khác có thể tận dụng được rất nhiều…
Về cơ bản, khu ĐH tập trung hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành các tổ hợp các trường ĐH, CĐ của 2, 3 hoặc nhiều trường, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới các trường di dời toàn bộ hoặc di dời một phần từ nội thành ra
Theo đó, khu ĐH tập trung dự kiến sẽ được quy hoạch theo hướng “ba chung”: Khu sử dụng chung bao gồm các công trình phục vụ cho hoạt động đào tạo -nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các trường trong khu ĐH (trung tâm điều hành trung tâm thư viện, thông tin lưu trữ, phòng thí nghiệm trọng điểm…). Mỗi trường sẽ có khu học tập riêng.
Khu thể dục thể thao phục vụ cho các trường trong khu ĐH gồm sân vận động, nhà thi đấu bể bơi…Và các khu nội trú sinh viên, nhà công vụ, dịch vụ công cộng… của khu ĐH tập trung sẽ được đưa vào dùng chung.
Ba năm trở lại đây, đã có những đề xuất thể nghiệm các mô hình khu ĐH tập trung bao gồm nhiều trường ĐH hoặc CĐ, trong đó có tổ chức những phần tử chung đa phương và song phương bên cạnh những phần tử riêng có quy mô khác nhau.
Đó là các khu ĐH đã triển khai quy hoạch và bắt đầu xây dụng ở quy mô nhỏ như Sài Gòn – Long An (180 ha) Kinh Bắc (gần 200 ha), chủ yếu dành cho các ĐH ngoài công lập Khu ĐH Phố Hiến (Hưng Yên) quy mô 1.000 ha mới được phê duyệt chủ trương…ông Bình cho biết.
Theo phapluattp.vn
Sau Tết, sinh viên chưa hết thèm... chơi
Những ngày đầu đi học sau 2 tuần nghỉ Tết, giảng đường và các lớp học đều rơi vào tình trạng vắng bóng sinh viên.
Video đang HOT
Hầu hết các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội đã bắt đầu nhập học trở lại từ ngày 14/2 (12/1 Âm lịch). Tuy nhiên, những ngày đầu đi học sau 2 tuần nghỉ Tết, giảng đường và các lớp học đều rơi vào tình trạng vắng bóng sinh viên.
Nặng nề tư tưởng... nghỉ Tết
Ngày học đầu năm tại trường ĐH Công đoàn, nhiều lớp được chỉ học 2-3 tiết do thầy cô cho nghỉ sớm.
14/2 là ngày đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết, nhưng trái với ngày thường, không khí tại ĐH Thủy lợi không mấy tấp nập. Mới tầm 10h, nhiều sinh viên đã ra về sớm. Phạm Thị Hoa, sinh viên năm thứ 3, khoa Môi trường cho biết: "Hầu hết các lớp trong khoa chỉ học 3-4 tiết, thầy cô cho về sớm vì đầu năm lớp học vắng quá, không có chút không khí học tập nào cả. Hôm nay, lớp em vắng gần nửa".
Nguyễn Ngọc Hưng, sinh viên năm thứ nhất, khoa Kinh tế quản lý (ĐH Bách Khoa) cho biết: "Trước khi nghỉ Tết 2 tuần, nhiều bạn đã nghỉ học rồi, bởi lúc ấy việc đăng ký và đổi lớp học theo hệ tín chỉ vẫn diễn ra nên chưa có danh sách lớp, nhiều bạn tự nghỉ mà không sợ điểm danh. Ngày học đầu tiên sau Tết, nhiều bạn chắc do tâm lý ham nghỉ Tết, nên chưa đi học. Lớp có 40 bạn, nghỉ hơn 5 bạn. Nhưng đó là tiết đầu, nhiều bạn đến vì sợ điểm danh, nhưng khi biết thầy không điểm danh nên càng lúc càng vắng nhiều".
Trường ĐH Công đoàn, trong ngày học đầu tiên sau Tết, giáo viên cũng chỉ dạy chừng 3-4 tiết/lớp. Lê Thu Hương, Khoa Quản trị Kinh doanh cho biết: "Em thấy trong ngày đầu, số sinh viên của các lớp vắng chừng 4-5 bạn. Chẳng hạn như lớp em vắng 4 bạn, nhưng đều có lý do chính đáng và đã xin phép thầy cô".
Một số trường nhập học khá sớm từ ngày 11/2, sau vài ngày trở lại đây, hiện tượng sinh viên chưa đến lớp vẫn còn khá phổ biến. Nguyễn Quang Vinh, Khoa Trắc địa (ĐH Mỏ địa chất) kể: "Lớp có 68 bạn, ngày đầu đi học vắng hơn 10 bạn, đến giờ vẫn còn 5 bạn chưa đi. Mấy hôm rồi, theo thời khóa biểu phải học 6-8 tiết nhưng chỉ phải học 2 tiết vì một số thầy, cô không đến nên thông báo nghỉ học".
Hiện tượng sinh viên chưa đi học còn khá phổ biến ở các lớp của ĐH Luật Hà Nội. Nguyễn Thế Quân, sinh viên năm thứ 3, Khoa Luật Kinh tế nói: "Đi học trở lại từ hôm 11/2, hôm đầu lớp chỉ vỏn vẹn 1/3 lớp đến học, chủ yếu là những bạn nhà ở Hà Nội. Sau 3 hôm, vẫn còn khoảng nửa lớp chưa đến học. Đã thế thầy cô còn cho nghỉ tiết nhiều, lại không điểm danh nữa. Biết thế, em ở quê thêm vài hôm mới lên".
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý Giáo dục Hà Nội: "Nếu mục đích về con đường học tập rõ ràng, sinh viên sẽ có lý tưởng riêng cho mình và sẽ tranh thủ thời gian mọi lúc, mọi nơi để học tập. Còn những em không có lý tưởng, tự cho mình những "quyền" được nghỉ học, ham chơi, sa đà vào tệ nạn xã hội... Chúng ta cần nhìn nhận rằng, trong giáo dục hiện nay, cần phải đẩy mạnh giáo dục, lôi cuốn học tập với các em, có như vậy hiện tượng học sinh bỏ học, sống buông thả chắc chắn sẽ giảm".
Thích đi buôn, đi chơi hơn đi học
Trong giờ học, nhưng tại các căng tin của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội luôn chật kín Sinh viên rôm rả chuyện Tết, đi chơi...
Ra Tết, nhiều sinh viên có tâm lý "nghỉ dưỡng" ở nhà nên cố kéo dài thời gian nghỉ, bên cạnh đó cùng các lý do khách quan như: ốm đau, việc gia đình, không bắt được tàu, xe... nên chưa đi học đúng theo lịch của trường. Tuy nhiên, thời điểm học năm nay trùng với ngày Valentine nên nhiều sinh viên nghỉ học đi chơi với bạn bè, hoặc tranh thủ đi bán hoa, quà tặng... tại cổng trường, ký túc xá... Nguyễn Thu Hương (ĐH Kinh tế Quốc dân) nói: "Đầu năm, tranh thủ ngày Valentine tụi em nghỉ học đi bán hoa, quà tặng kiếm chút tiền để mua quần áo, sách vở...".
Các giảng đường thiếu vắng sinh viên là vậy, nhưng tại các hàng, quán, căng tin lại tập trung đông đảo sinh viên. Điển hình như căng tin trường ĐH Bách Khoa, cổng trường ĐH Công Đoàn, ĐH Thủy Lợi... trong giờ học nhưng có rất đông sinh viên ngồi theo nhóm, rôm rả chuyện ngày Tết và háo hức bàn kế hoạch ăn uống, đi chơi nhân dịp đầu năm. Bên cạnh đó, những quán game gần các trường ĐH, CĐ chật kín sinh viên.
Trái ngược với không khí bên ngoài, trong lớp học, giảng đường đầu năm cũng khiến nhiều sinh viên phải ngao ngán. Trần Thu Trang (Khoa Luật dân sự, ĐH Luật Hà Nội) nhận xét: "Đi học những ngày này rất chán, ai nấy cũng uể oải, chỉ mong hết giờ để về. Lớp đã vắng, lại còn mất trật tự. Nói chung, không ai có tâm trí học. Mọi người chỉ tập chung "buôn" chuyện Tết, bàn bạc đi chơi, mua sắm, liên hoan gặp mặt các hội: đồng hương, hội "độc thân", nhóm bạn thân...".
"Ngóng" nhau trước cổng trường ĐH Thủy lợi.
Theo Bùi Văn Tân, sinh viên năm 4, khoa Công nghệ thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội): "Năm nào cũng thế, đầu năm sau Tết cũng phải mất chừng gần 1 tuần mới ổn định học lại như cũ. Lớp em đông bạn nam nên các bạn thích ăn nhậu, rủ nhau đi đá bóng, chơi game, xem bóng đá đêm...".
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm 3, khoa Chính trị (Học viện Ngoại Giao) chia sẻ: "Ngày thường không khí học tập cũng đã chán rồi, sau Tết còn chán hơn, ai nấy không thiết tha với học tập. Trên lớp là vậy, sau giờ học các bạn nam thì hẹn hò ăn nhậu, chơi game... còn các bạn nữ thì tranh thủ đi chơi với người yêu, nhiều bạn còn thích đi chùa xin "lộc" đầu năm".
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý Giáo dục Hà Nội: "Hiện tượng sinh viên nghỉ học sau Tết diễn ra ở hầu khắp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên, học sinh còn xuất hiện tâm lý sống buông thả: thích đi chơi, tụ tập, rượu chè, cờ bạc... không màng đến việc học. Bản thân các trường cũng không đưa ra biện pháp quản lý chặt, có hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm... Như vậy, động lực học không rõ ràng cộng với quản lý sinh viên chưa chặt chẽ khiến tình trạng sinh viên, học sinh nghỉ học, mải chơi sau Tết càng rõ nét trong những năm gần đây".
Theo Gia Đình
Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010 Sáng nay 18/2, tại hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ, TCCN năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế tuyển sinh năm 2010. Ngoài việc đánh giá thành công của công tác tuyển sinh 2010, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh 2010 vẫn còn một số...