Sẽ trả lại công bằng cho các “nạn nhân” vụ “gian lận thi cử”?
“Khi đã tìm ra những trường hợp được nâng điểm, mong rằng Bộ GD-ĐT sẽ có phương án trả lại công bằng cho những thí sinh là nạn nhân trong kỳ thi vừa qua”
Thư gửi bố mẹ!
Bây giờ là 1 giờ sáng, con viết thư cho bố mẹ khi con đã hoàn thành phần nào số lượng bài tập trong ngày. Giờ này chắc bố mẹ và cả nhà đã đi ngủ, nhưng đối với con cũng như các bạn học sinh năm cuối cấp như con, chuyện thức đến giờ này ôn bài đã trở nên quá đỗi bình thường.
Con biết bố mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con, nhất là việc con thường xuyên thức khuya ôn bài trong những kỳ thi. Đây là kỳ thi cuối cùng, quyết định tương lai của con sau 12 năm đèn sách, nên con chắc bố mẹ dù thương con nhưng cũng không ngăn cản con học khuya.
Con biết, 18 năm qua, bố mẹ đã nuôi nấng con không chỉ bằng tất cả tình thương yêu mà còn bằng tất cả những gì bố mẹ có được. Những đồng tiền bố mẹ vất vả kiếm được, bằng những giọt mồ hôi thấm đẫm áo mẹ những trưa hè ngoài đồng, bằng những bữa cơm ăn vội của bố để tranh thủ chạy thêm những cuốc xe ôm đều dồn hết vào tiền ăn, tiền học của chị em con. Rồi có những lần cả bố và mẹ vét đến những đồng tiền cuối cùng để cho con nộp tiền học thêm, tiền quỹ lớp, tiền tham quan, tiền liên hoan cuối năm… Cả năm trời, bố và mẹ còng lưng kiếm tiền cũng chỉ để cho chị em con được học hành bằng bạn bằng bè.
Đến nay, cơ quan công an đã xác định 3 cán bộ ngành giáo dục đào tạo tỉnh Hòa Bình có liên quan đến vụ gian lận, gồm: Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng phòng, Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trưởng phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐY tỉnh Hòa Bình.
Con biết, ngày con thi đỗ vào trường chuyên trên Hà Nội, bố mẹ vui mừng và tự hào bao nhiêu thì nỗi lo lại chồng chất bấy nhiêu, vì ngoài những khoản bình thường phải đóng, bố mẹ lại phải lo thêm tiền trọ, tiền ăn và phí sinh hoạt cho con khi xa nhà.
Video đang HOT
Tất cả sự hy sinh của bố mẹ, con đều thấu và cố gắng học hành chăm chỉ để đạt được kết quả tốt, để thi đỗ vào một trường Đại học mình mơ ước để khi ra trường có việc đi làm để bố mẹ đỡ vất vả vì con.
Con may mắn được học trong môi trường tốt là một trường chuyên của cả nước và tất cả những kiến thức con tích luỹ được trong 12 năm qua cũng khiến con tự tin và yên tâm phần nào trong kỳ thi PTTH sắp tới.
Nhưng có một việc con luôn cảm thấy lo lắng, bất an là chuyện gian lận thi cử. Hôm nay, con đã rất mừng khi nghe tin Cơ quan công an đã phần nào xác định được những người thầy biến chất đã nhận tiền sửa điểm, biến những thí sinh có học lực yếu thành những người đỗ đại học, thậm chí đỗ điểm cao vào các trường danh giá.
Nhưng con lại buồn nhiều hơn vui. Bởi mỗi thí sinh gian lận đã cướp đi cơ hội của những người có khả năng. Hàng chục, thậm chí cả trăm thí sinh trong các vụ gian lận điểm thi đã lấy đi cơ hội của từng ấy bạn có năng lực thực sự, mà đúng ra giảng đường Đại học là dành của họ.
Khi làm những việc “tày trời” này, những người “thầy” sửa điểm, cha mẹ các bạn “gian lận” có khi nào đặt mình vào cảm giác tự ti, chán nản và không tin vào bản thân của những người khác khi không hiểu vì sao mình lại thất bại?. Họ có biết rằng niềm vui “gian lận” của họ là sự đau khổ, tuyệt vọng của rất nhiều thí sinh, cha mẹ của họ không mẹ? Và nguy hại hơn gấp nhiều lần là làm sụp đổ niềm tin của cả xã hội và một một trường mô phạm.
Nhà trường, thầy cô và cha mẹ luôn dạy chúng con phải trung thực, là bài học đầu tiên trên hành trình làm người. Chúng con luôn tin tưởng tuyệt đối và làm theo những lời dạy ấy. Dù những vụ gian lận thi cử như ở Hoà Bình, Sơn La đã làm hư hao đi ít nhiều niềm tin, nhưng con vẫn tin đó chỉ là những trường hợp cá biệt.
Và con cũng tin, là khi đã tìm ra những trường hợp được nâng điểm, sửa điểm, chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ có phương án xử lý để lấy lại công bằng cho những thí sinh là “nạn nhân” trong kỳ thi vừa rồi và trước đó, trả lại giảng đường để họ tiếp tục thực hiện ước mơ của mình.
Với những sinh viên đang ngồi trên giảng đường bằng những “điểm số ảo”, con tin rằng họ cũng sẽ đủ dũng cảm để trả lại những thứ không phải của mình, dũng cảm với chính mình để học lại, thi lại nếu các bạn ấy vẫn nuôi ước mơ vào Đại học.
Con vẫn tin những việc ấy sẽ sớm được thực hiện. Chỉ có như vậy, những thí sinh như con mới cảm thấy yên tâm khi bước vào một mùa thi đang đến gần.
Và chỉ có như vậy, những giọt mồ hôi của mẹ, những bữa cơm ăn vội của bố mới thực sự không vô nghĩa.
Con gái của bố mẹ./.
Theo vov
Bạo lực học đường - nhiều học sinh còn e dè, không dám tố cáo
Ngày 1/3, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khởi động dự án "Phòng ngừa bạo lực học đường - Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ" do Tổ chức Good Neighbors ( GNI ) tổ chức.
Các thầy cô giáo và học sinh cùng chụp ảnh lưu niệm tại lễ khởi động dự án "Phòng ngừa bạo lực học đường - Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ".
"Phòng ngừa bạo lực học đường - Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ" tập trung vào đối tượng học sinh tại Thành phố Hà Nội, với mục tiêu hướng tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không bạo lực, thông qua việc nâng cao hiểu biết, năng lực của giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Chia sẻ tại buổi lễ, bà Phạm Quỳnh Dương - Trường Vinaschool cho biết: "Đã đến lúc chúng ta không thể thờ ơ với bạo lực học đường mà nhìn thẳng vào sự thật để từ đó đưa ra những giải pháp triệt để. Với tư cách là người hoạt động giáo dục, tôi nghĩ rằng chúng ta hãy đặt ra trách nhiệm cho mình đó chính là, làm cho những đứa trẻ được hạnh phúc".
Cùng chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường, em Nguyễn Qúy Dương - học sinh trường THPT Ban Mai đã nêu ra những băn khoăn của mình cũng như nhiều học sinh, đó là: Sự rụt rè, e sợ, không dám chỉ ra hoặc tố cáo các hiện tượng bạo lực học đường; Tâm lý giấu diếm, không muốn ai biết mình là nạn nhân của bạo lực học đường...".
Ông An Yong Sie - Trưởng đại diện GNI tại Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng ca sĩ Hari Won - đại sứ quảng bá của tổ chức GNI và nghệ sĩ Xuân Bắc - đại sứ dự án
Chia sẻ tại buổi lễ, ông An Yong Sie - Trưởng đại diện GNI tại Việt Nam cho biết : "Với mục tiêu lấy trẻ em làm trọng tâm, chúng tôi đã và đang nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ khỏi bị xâm hại và bạo lực thông qua các chương trình như: "Giáo dục về quyền"; " Nâng cao năng lực trẻ em - CES"... Trong đó, chương trình giáo dục về quyền trẻ em được nhấn mạnh nhất".
Cùng tại buổi lễ, Tổ chức GNI đã phát động cuộc thi "nhà viết kịch tài năng" dành cho học sinh tại Thành phố Hà Nội. Mục tiêu hướng tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, không bạo lực.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2015 có hơn 1600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường; Cứ trên 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau, và cứ 11.000 học sinh thì có 1 em bị buộc thôi học vì ẩu đả và cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau.
Phạm Bá Hải
Theo giaoducthoidai
Nhật dùng trí tuệ nhân tạo đối phó nạn bắt nạt học đường Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ hỗ trợ nhà trường và ngành giáo dục dự báo trước các trường hợp bắt nạt có thể diễn tiến nghiêm trọng. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp nhà trường can thiệp sớm vào các trường hợp bắt nạt - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH JAPANESE NSE Theo Japan Today, thành phố Otsu thuộc tỉnh Shiga ở Nhật...