Sẽ tích hợp kiến thức giao thoa giữa các môn để tinh giản chương trình
Bộ GD-ĐT đang tính toán để có các phương án tinh giản chương trình học cho học sinh, đảm bảo hoàn thành chương trình trước ngày 15/7.
Trao đổi với báo chí ngày 22/3, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc dạy và học bị gián đoạn, Bộ sẽ tinh giản nội dung năm học 2019-2020 với tất cả các khối lớp, chỉ tập trung vào chương trình học kỳ II.
Ông Nguyễn Xuân Thành cho hay, việc cắt giảm chương trình không thể làm một cách cơ học mà phải có rà soát và ra phương án cụ thể, đảm bảo chuẩn đầu ra, chuẩn chất lượng.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT
Theo ông Thành, việc tinh giản chương trình có thể triển khai theo hướng xem xét những kiến thức lặp lại giữa các môn học, các lớp học (nghĩa là những phần kiến thức lặp lại ở mức cao hơn so với năm học trước). Việc tinh giảm sẽ tính toán đến kiến thức ở lớp dưới đã học thì sẽ cắt đi ở lớp trên. Khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, các thầy cô chỉ hướng dẫn cho các em tham khảo tự học; vừa tiết kiệm được thời gian trên lớp, vừa đảm bảo chương trình năm học.
Video đang HOT
Việc tinh giản chương trình cũng sẽ lấy chương trình giáo dục làm cơ sở, từ đó rà soát các nội dung trong sách giáo khoa môn học. Với những nội dung vận dụng nâng cao vượt quá chuẩn thì sẽ được tinh giản. Chỉ dạy học ở ba mức độ đọc – hiểu – vận dụng thấp nhằm giảm bớt thời lượng môn học, đảm bảo cho học sinh hoàn thành chương trình năm học trước ngày 15/7.
“Ngoài ra Bộ cũng đang tính toán tinh giảm theo hướng tích hợp những nội dung giao thoa giữa các môn học như môn Khoa học – Công nghệ, môn Lịch sử – Địa lý… Những nội dung này sẽ thiết kế để tổ chức tích hợp vào một môn chủ đạo và chỉ bổ sung yêu cầu cần đạt ở những môn còn lại, không dạy lặp lại kiến thức đó nữa. Như vậy, sẽ tiết kiệm được lượng thông tin, tiết kiệm được đối tượng nghiên cứu khảo sát cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình”, ông Thành cho hay.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cho biết, Bộ chủ trương chỉ tinh giản về mặt nội dung, không giảm về yêu cầu đạt được của học sinh theo chương trình giáo dục. Nội dung tinh giản theo hướng phát triển năng lực và kiến thức cơ bản. Đảm bảo thống nhất chung trong toàn quốc, không phụ thuộc vào từng trường như trước kia. Những nội dung được tinh giản, chắc chắn sẽ không đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá, thi cử.
Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết thêm, Bộ GD-ĐT đang đẩy mạnh việc triển khai rà soát dự kiến trong tháng 3 sẽ phải hoàn thành công bố phương án giảm tải để áp dụng khi nhà trường mở cửa trở lại, hy vọng khi tháng 4, dịch bệnh đẩy lùi, học sinh sẽ trở lại trường./.
Nguyễn Trang
Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, quỹ thời gian học tính đến ngày 5/9
Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT có thể điều chỉnh thời gian năm học và thi THPT quốc gia.
Trả lời báo chí ngày 10/3, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, cho hay trong trường hợp tình hình dịch bệnh diễn biến không mong muốn cần đảm bảo an toàn, tính mạng cho giáo viên và học sinh.
Năm học nếu cần kéo dài thêm sẽ phải tính sao cho đảm bảo mốc thời gian, quỹ thời gian, chương trình học cần thiết để xây dựng kế hoạch năm học.
Học sinh nghỉ học phòng chống Covid-19. Ảnh: H.H.
"Trong tình hình dịch bệnh diễn biến kéo dài, thời điểm năm học mới theo truyền thống sẽ bắt đầu ngày 5/9. Như vậy, các trường có quỹ thời gian từ nay đến thời điểm đó để điều chỉnh năm học cũng như thi THPT quốc gia", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT phải tính toán cụ thể, dựa trên căn cứ tình hình thực tế để cân đối kế hoạch, đảm bảo nhà trường dạy học hết chương trình năm 2019-2020 và chuẩn bị cho năm học tới ít chịu ảnh hưởng nhất.
Như vậy, với học sinh lớp 12, nếu cần thiết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh để học sinh có đủ thời gian hoàn thành chương trình, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia cũng như xét tuyển vào các trường đại học.
Kỳ thi lớp 10 được giao quyền cho địa phương. Vì vậy, ngay từ giờ các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng các khâu theo dõi sát tình hình thực tế để sau khi kết thúc năm học sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh, đảm bảo thời gian đủ chương trình.
Hiện tại, khung thời gian năm học Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh là kết thúc trước ngày 30/6. Thời gian nghỉ của học sinh vẫn đang trong khung được thực hiện. Nếu tình hình dịch bệnh khả quan, ngày 16/3 học sinh bắt đầu đi học nâng tổng thời gian nghỉ của học sinh lên 6 tuần, trong đó 4 tuần được kéo dài và 2 tuần là thời gian dự phòng.
Nếu học sinh phải nghỉ thêm, khung thời gian kết thúc năm học cũng sẽ lùi tương ứng.
PGS Nguyễn Xuân Thành đánh giá việc học online trên truyền hình hiện nay cần được nhà trường duy trì kết nối này với học sinh để rèn luyện và vận dụng kiến thức.
Theo Zing
Dạy học trực tuyến: Chỉ áp dụng ở nơi đủ điều kiện hạ tầng Sáng 19/3, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành cho biết, có thể công nhận kết quả dạy học qua internet, truyền hình. Ông Nguyễn Xuân Thành Thưa ông, Bộ GD&ĐT có văn bản khuyến khích, đề nghị các trường tăng cường dạy học trên internet, truyền hình...