Sẽ thu học phí cao đối với sinh viên tài chính, kế toán, luật
Ông Nguyễn Ngọc Vũ- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian tới sẽ thực hiện giảm dần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước đối với những ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa cao như Kinh tế, Tài chính, Luật…
Cụ thể: Đối với các ngành này, các cơ sở đào tạo tự xác định mức thu học phí, đa dạng hóa các nguồn thu của cơ sở đào tạo, tiến tới tự đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo từ nguồn thu học phí, các nguồn thu về nghiên cứu khoa học. Dự kiến mức học phí cho các nhóm ngành trên sẽ tăng dần từ năm học 2012 đến 2016 với giao động khoảng 50- 90%”, ông Nguyễn Ngọc Vũ cho biết thêm.
Phát biểu tại Hội nghị Kế hoạch ngân sách 2013 do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trường Giang- Phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp- Bộ Tài chính cho biết: Bên cạnh biện pháp hành chính, để giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế cần có sự phối hợp của biện pháp tài chính. Chẳng hạn như sinh viên kinh tế- tài chính phải chấp nhận mức học phí cao. Ví dụ học phí tính đủ trên đầu sinh viên là 10 triệu đồng, sinh viên bình thường chỉ phải đóng 4 triệu đồng, còn lại được hỗ trợ, nhưng riêng với sinh viên kinh tế sẽ phải đóng đủ mức 10 triệu đồng.
Trong Kế hoạch ngân sách 2013, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh, thời gian tới, đối với những ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hóa cao mà Nhà nước cần đào tạo như các ngành sư phạm, kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông lâm ngư, nghệ thuật… Nhà nước sẽ thực hiện đặt hàng bằng việc cấp kinh phí trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo và có cơ chế sử dụng để đảm bảo hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí.
Video đang HOT
Đối với các hoạt động đào tạo cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, trường được quyết định mức thu giá dịch vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ. Các cơ sở đào tạo ngắn hạn phải chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng các tiêu chí chất lượng đào tạo theo quy định và giải trình trước xã hội về chất lượng đào tạo và công khai minh bạch các khoản thu chi tài chính.
Theo Kênh 14
Tuyển sinh 2012: Thí sinh cân nhắc khi đăng ký vào ngành "nóng"
Trong chỉ tiêu dự kiến 2012 Bộ GD-ĐT đã công bố, chỉ tiêu ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng vẫn đứng đầu với 184.300 chỉ tiêu. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc khi đăng ký vào các ngành này.
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ tuyển mới 576.000 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu nhiều nhất là ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng với 184.300 chỉ tiêu. Tiếp đến là ngành Kỹ thuật công nghệ 172.800 chỉ tiêu; ngành Sư phạm 54.600 chỉ tiêu; ngành Khoa học tự nhiên và Xã hội nhân văn 51.800 chỉ tiêu; ngành Nông Lâm ngư 43.200 chỉ tiêu; ngành Y dược 40.300 chỉ tiêu và ngành Nghệ thuật - Thể dục thể thao 29.000 chỉ tiêu.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến chỉ tiêu nói trên được đưa ra dựa vào nhu cầu nguồn nhân lực trình độ ĐH, CĐ của các địa phương và căn cứ số lượng giảng viên, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo.
Tuyển sinh 2012, thí sinh cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề.
Số lượng chỉ tiêu ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng nhiều so với các nhóm ngành khác bởi nhu cầu nhóm ngành này vẫn "nóng" nhất và đông thí sinh dự thi nhất. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc khi đăng ký bởi điểm chuẩn của các ngành này luôn thuộc tốp cao.
Cụ thể đối với các trường thuộc tốp đầu trong lĩnh vực ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng điểm chuẩn lúc nào cũng cao, tỷ lệ "chọi" của các trường cũng không giảm. Trường ĐH Ngoại thương điểm chuẩn 3 năm trở lại đây từ 22 - 26 điểm; trường ĐH Kinh tế quốc dân điểm chuẩn từ 18 - 25,5 điểm, trong đó nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng - Kế toán điểm chuẩn cao nhất trường là 24,5 - 25,5 điểm; Học viện Ngân hàng điểm chuẩn từ 18,5 - 20,5 trong 3 năm trở lại đây...
Không chỉ ở các trường thuộc "tốp" trên, ngành này có điểm chuẩn cao mà các trường đại học đa ngành khác, điểm chuẩn ngành này cũng thường dẫn đầu. Ví dụ, năm 2011, trường ĐH Công đoàn, ngành Tài chính ngân hàng và ngành Kế toán có điểm chuẩn cao nhất trường từ 16,5 - 17,5 điểm; Trường ĐH Thương mại, ngành Tài chính - Ngân hàng: 20, 5 điểm, ngành Kế toán - Tài chính: 21,0 điểm; Trường ĐH Công nghiệp ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng khối A 17 điểm, khối D1 16,5 điểm...
Trao đổi với Dân trí, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Nguyễn Quang Dong cho biết: "Trong những năm tới, ngành Kinh tế - tài chính - ngân hàng vẫn "nóng" vì nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc thu hút thí sinh dự thi vào trường tùy theo sức hút của từng trường. Tôi tin trường Kinh tế quốc dân thí sinh dự thi vẫn đông vì trường tuyển sinh theo ngành và điểm chuẩn của chúng tôi cũng sẽ không giảm nhiều trong những năm tới".
Còn bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương, cho hay: "Ba năm trở lại đây, hồ sơ đăng ký dự thi vào trường luôn giữ ổn định bởi thí sinh đã lượng được sức mình để đăng ký. Với ngành Tài chính - Ngân hàng, 2 năm trở lại đây số lượng hồ sơ nộp vào trường tăng vọt, chứng tỏ sức hút của ngành này vẫn mạnh".
Tuy nhiên, bà Thủy chia sẻ: "Cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi, thí sinh cần xem xét năng lực và lựa chọn ngành nghề mình yêu thích chứ không nên chạy theo thị hiếu xã hội".
Nhận định về chỉ tiêu ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng năm nay vẫn nhiều nhất so với các nhóm ngành khác, ông Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính băn khoăn cho rằng: "Khi phân bổ chỉ tiêu, ngành quản lý cần cân đối xem xét lại chứ không vài năm nữa sẽ thừa nguồn nhân lực ngành này. Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành này cũng đã dư thừa, nhiều sinh viên ra trường khó tìm được việc. Nếu có "đắt sô" chỉ là những sinh viên thuộc vài trường "tốp trên" đào tạo chuyên về lĩnh vực này. Hiện nay vẫn chưa có cuộc khảo sát tổng thể về sinh viên thuộc các ngành này ra trường có việc làm".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
2013: Sẽ sáp nhập, chia tách các trường ĐH Thông tin được Bộ GD-ĐT cho hay, bộ sẽ dừng mở trường và ngành mới về Tài chính-ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh và xem xét việc thành lập, sáp nhập hoặc chia tách các ĐH. Xem xét sáp nhập, chia tách các ĐH Báo cáo của Bộ GD-ĐT về công tác quy hoạch mạng lưới đào tạo năm 2013 nhấn...