Sẽ thu hẹp khối trường đại học công lập

Theo dõi VGT trên

Thu hẹp khối trường công là một trong những định hướng của việc cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, được Bộ GD&ĐT dự kiến thực hiện trong năm học 2015-2016.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng là một trong 4 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015 – 2016.

“Cơ cấu lại hệ thống ĐH, CĐ là một việc lớn, cần phải bàn thảo cụ thể với từng chủ thể liên quan như các cơ quan chủ quản, các địa phương, các nhà đầu tư đối với khối tư thục và các trường, trước hết là các trường khó tuyển sinh trong mấy năm gần đây”.

Sẽ thu hẹp khối trường đại học công lập - Hình 1

Ảnh Lê Anh Dũng.

Nội dung của việc cấu trúc lại hệ thống đã được phác thảo như: Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo; điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục Nghề nghiệp, trong đó chú trọng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm; Chuyển đổi các trường đại học dân lập sang mô hình tư thục theo quy định của Luật Giáo dục Đại học; Hạn chế tối đa việc nâng cấp và thành lập mới các trường đại học, cao đẳng công lập…

Trong bối cảnh có một số trường ĐH, CĐ, Trung cấp ở các địa phương gặp khó khăn trong tuyển sinh những năm gần đây, bà Phụng cho biết Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành, UBND các địa phương và cơ sở đào tạo để bàn về các vấn đề: chuyển đổi ngành đào tạo, giải thể, sáp nhập, chuyển cơ sở đào tạo thành phân hiệu các trường đại học có uy tín… để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư và đội ngũ giảng viên, giảm thiểu các cơ sở không đảm bảo chất lượng.

“Thực tế tuyển sinh những năm gần đây cho thấy có một số cơ sở giáo dục đại học gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, điều này gây lãng phí nguồn lực đầu tư nên cần tính toán các giải pháp khắc phục có hiệu quả”. Bà Phụng khẳng định, khi thực hiện cấu trúc lại hệ thống, cả trường công và trường tư sẽ đều nằm trong “tầm ngắm”. Việc sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược đào tạo của các bộ, ngành và địa phương; phụ thuộc vào kế hoạch phát triển trường của các nhà đầu tư (đối với các trường ngoài công lập). Bộ sẽ làm việc cụ thể với các cơ quan trực tiếp quản lý các trường để có giải pháp phù hợp.

“Việc cấu trúc lại sẽ tác động tới cả trường công lẫn trường tư nhưng nên theo những hướng khác nhau: Cần thu hẹp khối trường công, nhất là các trường chưa đảm bảo chất lượng, người học không lựa chọn..

Đồng thời, cũng cần tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp, lắng nghe ý kiến, bàn thảo… với các trường tư để hỗ trợ các trường tư duy trì, phát triển được để thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo. Việc đình chỉ hoạt động, giải thể các trường tư chỉ thực hiện khi có vi phạm đến mức phải đình chỉ hoạt động, giải thể theo quy định của pháp luật. Còn việc sáp nhập, chia, tách, chuyển nhượng, giải thể khác đối với các trường tư phải do chính các nhà đầu tư quyết định”.

Theo Ngân Anh/Báo Vietnamnet

GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực

Không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có quyền tự chủ cần thiết.

Video đang HOT

LTS: Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về tự chủ đại học. Trong chủ đề này ông bày tỏ, vấn đề tự chủ đại học nói riêng và giáo dục đại học nói chung còn nhiều điều cần mổ xẻ.

Tuy nhiên, ở tự chủ đại học ông nêu quan điểm rõ ràng là không nên chỉ ra những tồn tại về bản chất mà cố gắng đi tìm những giải pháp thực hiện quyền tự chủ cho tốt hơn, điều đó có ích và thực tế hơn cho các trường đại học.

Bản chất của tự chủ đại học

Khi bàn về tính tự chủ đại học, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, vấn đề sâu sa nhất của tự chủ đại học đó là bản chất của trường đại học đích thực phải tạo ra tri thức mới, và trường đó phải đào tạo ra những con người để đáp ứng những yêu cầu của một xã hội liên tục thay đổi.

Do đó, để quyết định được hai vấn đề này thì mặc định của trường đại học là được tự chủ.

GS. Nhuận lấy một ví dụ của luật chơi trong bóng đá rằng, khi ra sân các cầu thủ (như trường đại học - Pv) muốn đá như thế nào cũng đc, miễn là tuân theo luật chơi chung của thế giới, còn đá bên phải hay bên trái, bóng cao hay thấp thì không ai biết được hướng đi của bóng như thế nào (xã hội luôn thay đổi - pv).

Theo GS. Mai Trọng Nhuận, sứ mệnh thiên chức của trường đại học là làm ra cái mới (mới ở con người và mới tri thức, mặc dù những cái mới đó chưa từng có nhưng không thể hỏi người khác để làm ra nó), các trường phải tự quyết định để làm ra cái mới đó.

GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực - Hình 1

GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh Xuân Trung

Đó là nền tảng cơ bản nhất của một trường đại học, còn nếu một trường đại học không tạo ra cái mới, không đào tạo ra được con người đáp ứng yêu cầu xã hội, trường không có quyền lực gì thì trường đó không còn là bản chất của một trường đại học.

Hơn nữa, theo GS. Nhuân, mấu chốt các trường muốn tạo ra cái mới thì phải có quyền quyết định về đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường mình, đó mới đầy đủ nghĩa là một trường đại học. Và đã là đại học thì tất yếu phải được tự chủ.

"Nếu hiểu nôm na nhất thì đại học được quyền quyết định để thực hiện hai sứ mệnh nói trên mà không cần hỏi ai, tất nhiên phải phù hợp với khung bên ngoài là thể chế, chính sách và luật pháp. Còn nếu trường đại học muốn làm ra cái mới, tri thức mới, con người mới mà lại đi hỏi từng người làm như thế nào thì không thể làm được" GS. Nhuận cho hay.

Nội hàm của tự chủ là tự mình quyết định các công việc đào tạo, đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của xã hội, phù hợp với thể chế, chính sách của quốc gia, địa phương đó.

Và nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội còn cho rằng, khung thể chế càng rộng bao nhiêu thì quyền tự chủ của các trường càng rộng bấy nhiêu và ngược lại.

GS. Mai Trọng Nhuận một lần nữa mượn hình ảnh của môn bóng đá, nếu cầu thủ càng giỏi bao nhiêu thì tận dụng triệt để bấy nhiêu luật chơi mà cầu thủ đá để không phạm luật. Nhưng nếu cầu thủ đó không biết được rằng mình đá cánh phải hay cánh trái, đá nhanh hay chậm thì sẽ "run chân".

Nếu trường đại học phát huy được sở trường, thế mạnh và đúng luật thì gọi là "tự chủ theo năng lực". Ngược lại, với một trường đại học năng lực kém vừa không đào tạo được con người mới, thậm chí lại luôn luôn "phạm luật", có thể là "trốn luật".

"Năng lực của một trường càng tốt thì càng tận dụng tốt quyền tự chủ để làm ra nhiều cái mới đáp ứng nhu cầu xã hội, còn trường năng lực tự chủ kém thậm chí sẽ lạm dụng quyền tự chủ để làm những điều không tốt cho xã hội. Đó là hai xu hướng cùng tồn tại ở lí thuyết chứ không riêng gì ở Việt Nam" GS. Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh.

Nhận định thêm, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh trên mà không có quyền tự chủ cần thiết, nói đúng hơn thì tự chủ là quyết định sự sống còn của một trường đại học.

Thậm chí, không có tự chủ đích thực thì cũng không có một trường đại học đích thực.

Tự chủ tạo ra nguồn lực

Tầm quan trọng của tự chủ đại học được GS. Mai Trọng Nhuận phân tích thêm, ông cho rằng, tự chủ đại học không những tạo ra cái mới (vì tạo ra đầu vào phù hợp để có đầu ra) mà còn tạo ra nguồn lực.

Muốn đầu ra được chất lượng, đỉnh cao, ngoài đầu vào còn phải luôn luôn được tự chủ để trường đại học được năng động, sáng tạo để có được thêm các nguồn lực cần thiết. Đến đây các trường đại học cũng cần có quyền tự chủ đủ lớn để tạo ra chính sách, cơ chế thu hút nguồn lực (giảng viên, người học, hệ thống cơ sở vật chất, tài chính...).

Cách hiểu mục tiêu của tự chủ là được làm tất cả, đó là cách hiểu sai, đó không phải là mục tiêu mà đó chỉ là giải pháp.

"Mục tiêu của tự chủ là để tạo ra nhanh hơn, nhiều hơn, sản phẩm tốt hơn đáp ứng nhanh, cao hơn yêu cầu phát triển của xã hội không ngừng thay đổi. Tạo ra nguồn lực cần thiết để làm việc đó. Nguồn lực được hiểu không chỉ là tài chính mà còn là thể chế, chính sách, môi trường làm việc..." GS. Nhuận cho hay.

Một nghiên cứu mới đây trên 1.200 cán bộ ở Đại học Quốc gia Hà Nội về "Yếu tố nào quan trọng nhất đến tinh thần trách nhiệm?", bảng hỏi cho 10 đáp án có sẵn, trong đó có đáp án lương, thưởng. Trước khi làm điều tra một số nhà xã hội học nhận định, lương càng cao thì trách nhiệm sẽ đi theo, điều đó là đương nhiên.

Tuy nhiên, kết quả 78% chọn điều kiện số một, đó là "Điều kiện môi trường thực hiện khát vọng nghề nghiệp", t.iền chỉ đứng thứ 7. Như vậy, lương đối với giảng viên, cán bộ đại học chỉ đứng thứ 7 trong việc thực hiện trách nhiệm và năng động sáng tạo.

Ví dụ này để thấy được rằng, nguồn lực quan trọng hơn đồng t.iền, có t.iền chưa chắc đã có được người giỏi về làm việc, đó còn phải là môi trường, thể chế, chính sách để thúc đẩy năng động, sáng tạo. Môi trường đó phải được đ.ánh giá công bằng, khách quan, theo sự cống hiến của từng người.

"Một ví dụ này để thấy tính tự chủ của một trường đại học còn do chính thể chế, chính sách của trường đó để tạo ra nguồn lực, do đó trường được tự chủ, được tự ban hành chế độ trả lương, làm việc, ban hành quy định đ.ánh giá giảng viên. Chứ không nhất thiết phải là 286 tiết giảng cứng nhắc của giảng viên. Nhưng ông hiệu trưởng phải được quyền quyết định để giảng viên được tự do nghiên cứu, sáng tạo..." GS. Nhuận cho biết.

Từ đây, GS. Mai Trọng Nhuận cho rằng, điều kiện tự chủ chính là năng lực tự chủ của chính cơ sở giáo dục đại học đó. Năng lực tự chủ được đo bằng chính năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lí nhà trường và thứ nữa là đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên, phục vụ. Ở mỗi vị trí từng người có tự chủ riêng của họ.

Vấn đề quan trọng hơn nữa để các trường được tự chủ, theo GS. Mai Trọng Nhuận, đó là thể chế, chính sách. Nếu luật chơi đủ rộng để tạo ra sản phẩm tốt nhất, nhanh nhất, nhiều nhất, hiệu quả nhất, nguồn lực thu hút nhiều nhất, đó là mục tiêu của người ban hành thể chế, chính sách.

Do đó, người ban hành phải hiểu tự chủ, tạo tự chủ cho các đơn vị tự chủ. Đảng đảm bảo về đường lối, chủ trương, Quốc hội cho ra luật phù hợp, Chính phủ điều hành tốt. Đó là ba vòng để đảm bảo quyền tự chủ này.

Ở đó phải thấm đẫm tự chủ, ra những chủ trương, chính sách tự chủ đúng. Quốc hội thể chế hóa bằng luật, và cơ quan hành pháp thực hiện luật tự chủ một cách đúng nhất.

GS. Nhuận cho biết thêm, thậm chí trong phạm vi khuôn phép của hành pháp, có thể tạo ra thêm những quy định để tự chủ được tốt hơn nữa, và chính nơi đó thay mặt Đảng và Nhà nước giám sát tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học.

Giám sát ở đây theo quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận là sản phẩm đầu ra chứ không nên theo quy trình. Nhưng đ.ánh giá tự chủ là đ.ánh giá sản phẩm đầu ra của chính cơ sở giáo dục đó, chứ không đi đ.ánh giá quy trình, vì quy trình chỉ là một chiếc "hộp đen" nằm giữa đầu vào và đầu ra...

Trong bài tới, GS. Mai Trọng Nhuận sẽ giải thích rõ hơn về chiếc "hộp đen" của quy trình tự chủ ở mỗi trường đại học. Chiếc "hộp đen" này đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học sẽ phải xử lí như thế nào để được xã hội thừa nhận về chất lượng người học?

Theo Giaoducvietnam.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
    20:23:58 19/09/2024
    Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
    20:33:26 19/09/2024
    Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
    21:38:10 19/09/2024
    Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
    22:16:32 19/09/2024
    Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
    23:04:30 19/09/2024
    Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
    23:17:24 19/09/2024
    Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
    22:29:16 19/09/2024
    NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung
    21:17:20 19/09/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Lừa đặt tiệc rồi chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng của quán cơm

    Pháp luật

    06:12:27 20/09/2024
    Một chủ quán ăn được một số điện thoại lạ mạo danh Bộ đội lừa đặt tiệc cơm rồi qua đó chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng.

    Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

    Thế giới

    06:05:26 20/09/2024
    Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

    Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

    Ẩm thực

    06:04:56 20/09/2024
    Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

    'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

    Phim âu mỹ

    06:03:13 20/09/2024
    Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

    Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

    Hậu trường phim

    06:02:18 20/09/2024
    Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

    Nữ ca sĩ gây tiếc nuối nhất khi không tham gia 2 mùa Chị Đẹp

    Tv show

    06:00:41 20/09/2024
    Sau hai show truyền hình hot nhất về dàn anh trai - các nam nghệ sĩ thì Chị Đẹp Đạp Gió 2024 - mùa 2 của đang được rất nhiều khán giả mong chờ.

    HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

    Nhạc việt

    06:00:09 20/09/2024
    Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

    Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

    Sức khỏe

    05:43:56 20/09/2024
    Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

    Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

    Sao châu á

    23:12:20 19/09/2024
    Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

    Hồng Đăng vui bên gia đình sau những ngày lăn xả ở vùng lũ, Thuỳ Tiên gây cười

    Sao việt

    23:05:26 19/09/2024
    Diễn viên Hồng Đăng sum họp gia đình sau thời gian hỗ trợ bà con vùng lũ. Biểu cảm của Thuỳ Tiên khi tập thể dục trong Sao nhập ngũ khiến người hâm mộ cười thích thú.

    Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

    Sao thể thao

    23:04:27 19/09/2024
    Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.