Sẽ thôi chức CA để tội phạm lộng hành
“Mặc dù đề cập cả hệ thống chính trị nhưng lực lượng chuyên chính trực tiếp là công an” – Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn đại biểu QH chiều 14/6.
Tại phiên chất vấn chiều 14/6, tại Quốc hội, đại biểu QH Lê Thị Nga (Thái Nguyên) nêu vấn đề, thời gian qua, tồn tại một số tụ điểm, sòng bạc lớn, một số băng nhóm côn đồ hoạt động theo kiểu xã hội đen. Có thể kể như tổ chức bảo kê, cá độ, cưỡng đoạt, đòi nợ thuê, bảo kê chợ, bến xe, tồn tại các đoàn xe vua…
Vị đại biểu kiêm Phó chủ nhiệm UB Tư Pháp của QH cho rằng, có những tụ điểm tồn tại một thời gian dài, nhiều người dân đều biết nên không thể nói rằng chính quyền cơ sở, công an được tổ chức đến tận thôn xóm lại không biết.
Nhưng nhiều vụ việc, chỉ đến khi các cơ quan của Bộ Công an vào cuộc, hoặc báo chí lên tiếng mới biết và xử lý. Cử tri bức xúc và cho rằng, thực trạng trên là dấu hiệu của sự chùn tay hoặc là bảo kê cho tội phạm? Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết nguyên nhân và trách nhiệm của Chính phủ trong việc này.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông và Đại tướng Trần Đại Quang đã hội ý để làm rõ vấn đề này.
Phó Thủ tướng nêu nguyên nhân là do chưa quán triệt chỉ đạo của Trung ương. Bởi Trung ương có nhiều văn bản chỉ đạo công tác này như chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 37 của Quốc hội…
Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân của một bộ phận cán bộ chiến sĩ và cơ quan chức năng… chưa tốt. Việc lơ là mất cảnh giác của bộ phận cán bộ đảng viên, một bộ phận bị mua chuộc…
“Chính phủ nhận rõ trách nhiệm về vấn đề để tội phạm và băng nhóm xã hội đen tồn tại trong thời gian qua”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong phiên chất vấn
Video đang HOT
Phó Thủ tướng thông tin, thời gian qua, Chính phủ đã có sự cố gắng triệt phá tại một số băng nhóm ở Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, TP HCM… Trong 5 tháng đầu năm 2013, điều tra khám phá trên 17 nghìn vụ tội phạm về trật tự xã hội; xử lý 39.5000 đối tượng, triệt phá 962 băng nhóm tội phạm, xử lý 144 vụ vi phạm về kinh tế tham nhũng…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề ra giải pháp, các ngành triển khai nghiêm túc chỉ thị 48 của Bộ Chính trị về công tác phòng chống tội phạm; trách nhiệm của người đứng đầu, các cấp ủy, chính quyền, công an phải chịu trách nhiệm trên địa bàn; đẩy mạnh công tác phồng ngừa xã hội và xây dựng an toàn cho người dân.
Nhân lên mô hình tốt về phòng chống tội phạm ở Hà Nội có chương trình 141, còn TPHCM có phòng chống tội phạm liên ngành 122. Liên tục mở đợt tấn công phòng chống tội phạm. Trưởng công an địa bàn nào, phải chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy chính quyền về phòng chống tội phạm ở địa bàn.
“Tinh thần là đánh mạnh, trúng, liên tục, và hiệu quả về các loại tội phạm, kể cả tham nhũng, môi đặc biệt là tội phạm hình sự, băng nhóm xã hội đen… để mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, địa bàn nào để tội phạm lộng hành phải ngưng chức, thôi chức công an phụ trách địa bàn đó.
“Cần đề cao vai trò cá nhân trong phòng chống tội phạm. Mặc dù đề cập cả hệ thống chính trị nhưng lực lượng chuyên chính tực tiếp là công an các cấp các ngành. Nhất là chống lại, thanh trừng, tiêu diệt băng nhóm xã hội đen tồn tại ở một số nơi nước ta”, Phó Thủ tướng nói.
Theo 24h
Ra chính sách 'trên trời', chưa ai bị giáng chức?
"Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản bất hợp lý", Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga phát biểu trong phiên thảo luận hội trường về kinh tế xã hội sáng nay.
Lọt lưới
Trong 7 phút ngắn, bà Lê Thị Nga (ĐB tỉnh Thái Nguyên) dành thời gian phân tích nguyên nhân của tình trạng hành chính sách "trên trời" gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua.
"Nhiều bộ ngành đã đề xuất hoặc trực tiếp ban hành các quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi, cá biệt còn trái luật như báo chí đã nêu. Những văn bản như vậy gây bức xúc dư luận, mất lòng tin trong dân, mất uy tín nhà nước, giảm hiệu lực quản lý. Do không khả thi nên nhiều quy định có cũng như không, tạo tình trạng nhờn pháp luật", bà Nga nói.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga: Không loại trừ chính các bộ ngành vì lợi ích cục bộ, đẩy cái khó cho người khác. Ảnh: Minh Thăng
Có những quy định bất hợp lý dù mới chỉ dưới dạng dự thảo nhưng đã gây xáo trộn tâm lý, đời sống người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh vì DN và người dân thường đón đầu xu hướng thay đổi chính sách để điều chỉnh tiêu dùng, định hướng sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân của hiện tượng trên, theo bà Nga, một phần do các quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa được chấp hành nghiêm. Trong đó, một phần do chất lượng của công tác thẩm định và kiểm tra văn bản.
"Công tác thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành theo thẩm quyền chưa tốt, giữ vai trò gác cổng nhưng đã để lọt lưới khá nhiều", bà Nga lưu ý.
Cũng theo Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp, quy định chế tài xử phạt là cần thiết, nhưng cách xây dựng chính sách lại làm cho người dân có cảm giác như chỉ thiên về xử phạt nhiều hơn, trong khi đây là biện pháp cuối cùng để chính sách đi vào cuộc sống. Đặc biệt là chỉ nên áp dụng sau khi Nhà nước đã đảm bảo đủ điều kiện cho người dân tự giác chấp hành.
Ai hưởng lợi?
Một nguyên nhân khác, theo bà Lê Thị Nga, đó là các quy định chưa bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh.
Bà phân tích, suốt 6 năm qua các cơ quan có trách nhiệm đã buông lỏng quản lý chất lượng và quản lý thị trường ngay từ khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh. Khi UB An toàn giao thông quốc gia vào cuộc mới phát hiện số mũ không đảm bảo chất lượng phổ biến tới 70%.
"Thay vì xử lý nghiêm các cá nhân có trách nhiệm quản lý thị trường, tiêu chuẩn chất lượng thì một số bộ lại đề xuất giải pháp phạt người tiêu dùng khi họ tham gia giao thông".
Theo bà Nga, cử tri có quyền đặt câu hỏi, khi thì buông lỏng bỏ mặc cho mũ rởm hoành hành, khi thì thắt chặt quản lý đột ngột và đề xuất xử phạt người tiêu dùng, tất yếu sẽ tạo ra một cơn sốt mũ chuẩn. Ai bị thiệt hại? Ai được hưởng lợi?
"Số đông người dân đều mong mua được mũ tốt để bảo vệ sức khỏe. Việc hàng ngàn tỷ đồng của dân bỏ ra để mua phải 70% mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng để lưu hành 37 triệu xe máy thuộc trách nhiệm của ai? Không lẽ chỉ là lỗi của dân. Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Khoa học cần làm rõ để trả lời cử tri", bà Nga đề nghị.
Một số nguyên nhân khác cũng được bà Nga chỉ ra như, văn bản ban hành quá chậm không theo kịp yêu cầu cuộc sống. Chẳng hạn, nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu rất bất hợp lý, song mặc cho cử tri kiến nghị nhiều lần thì nghị định này vẫn "án binh bất động" không hề được sửa đổi.
Trong khi đó, suốt thời gian qua còn xuất hiện những cuộc tranh luận gay gắt, trái chiều giữa các bộ. "Có khi trong 1 tuần, 1 tháng mà các bộ liên tục đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong cùng 1 chính sách, thể hiện sự bất nhất, thiếu tầm nhìn và thiếu vai trò điều phối trong tư duy quản lý điều hành", bà Nga nhấn mạnh.
Theo bà Nga, trong một số trường hợp, Bộ Tư pháp tuy đã thể hiện tốt vai trò, chính kiến bằng việc đề xuất tạm dừng. Song vẫn có trường hợp phản ứng chậm, hoặc không đủ thẩm quyền nên phải đẩy lên Thủ tướng, như việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh thư.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng đặt vấn đề, trách nhiệm thẩm định văn bản lại thuộc về chính pháp chế của bộ ngành đó, nên không loại trừ chính các bộ ngành vì lợi ích cục bộ, muốn tạo thuận lợi cho mình nên đẩy cái khó cho người khác.
Nguyên nhân cuối cùng, theo bà Nga, là do thực trạng một số công chức tham mưu, soạn thảo, thẩm định có dấu hiệu quan liêu, năng lực hạn chế...
"Song hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản sai", bà Nga băn khoăn.
Để khắc phục tình trạng trên, bà Nga đề nghị Quốc hội sớm tiến hành giám sát tối cao về chấp hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng cơ chế thẩm định thông tư khách quan hơn, tiến tới bổ sung vào luật và tăng thẩm quyền cho cơ quan kiểm tra văn bản sau khi ban hành.
Theo vietbao
"Chưa thấy phạt lãnh đạo ra quy định sai" Hàng chục năm nay chưa thấy có công chức hay lãnh đạo nào bị giáng chức, buộc thôi việc, bồi thường do lỗi đề xuất, thẩm định ban hành văn bản sai trái. Đó là ý kiến của đại biểu QH Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong phiên thảo luận kinh tế -...