Sẽ sửa Quy chế tuyển sinh 2014
Đến 5/11 các trường ĐH, CĐ sẽ nộp báo cáo kết quả tuyển sinh để Bộ GD&ĐT xem xét phương án cho khoảng 20 trường ĐH Ngoài công lập (NCL) chưa tuyển đủ người học. Đó là kỳ vọng của các trường NCL. Phóng viên báo Tiền Phong đã trao đổi với Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề tuyển sinh năm 2014.
Được biết, khoảng 20 trường ĐH NCL đã trình phương án tuyển sinh riêng và đòi quyền tự chủ. Xin Thứ trưởng cho biết kết quả?
Từ 3 năm qua, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích tất cả các trường ĐH CL và NCL đề xuất phương án tuyển sinh riêng và sau mùa tuyển sinh 2013, Bộ đã nhận được 17 đề xuất. Điều đặc biệt là không có trường CL nào đề xuất mà tất cả đều là trường NCL. Bộ GD&ĐT đã góp ý kiến, đưa ra tham khảo nhưng không được xã hội đồng tình nên đã yêu cầu các trường điều chỉnh phương án cho thích hợp.
Nghĩa là phương án thêm một kỳ thi tuyển sinh-kỳ thi mùa xuân không thành hiện thực?
Theo quy chế hiện hành chỉ có 1 kỳ thi trong 1 năm nên nếu muốn có 2 hay nhiều kỳ thi thì phải sửa đổi quy chế. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang gấp rút sửa đổi quy chế để có thể xem xét đề xuất của các trường.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (thứ ba, phải sang trái) kiểm tra thi ở ĐH Thủy lợi. Ảnh: H.Thu
Vậy Quy chế tuyển sinh sẽ được thay đổi theo hướng nào, thưa ông?
Bộ GD&ĐT phải sửa đổi Quy chế tuyển sinh phù hợp với luật GD ĐH để các trường có thể thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả 2 hình thức theo quy chế. Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu 2014 sẽ ban hành để các trường kịp thực hiện.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga
Bộ GD&ĐT phải sửa đổi Quy chế tuyển sinh phù hợp với luật GD ĐH để các trường có thể thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả 2 hình thức theo quy chế. Dự kiến sẽ đưa vào quy chế những điều kiện thỏa mãn phương án tuyển sinh riêng. Các phương án tuyển sinh riêng phải thỏa mãn các điều kiện mới được phép triển khai nhằm công khai, minh bạch các điều kiện tuyển sinh. Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu 2014 sẽ ban hành để các trường kịp thực hiện. Nhưng, các trường, dù thực hiện phương án nào cũng phải đảm bảo công bằng, không gây phức tạp cho xã hội, không tái diễn những bất cập trong quá khứ: Luyện thi tràn lan, thầy luyện thi tham gia ra đề thi, sự bất công bằng cho học sinh nông thôn và thành thị…
Các tiêu chí sẽ được đưa vào quy chế và trước khi ban hành sẽ được tham khảo ý kiến các nhà giáo, các thành phần trong xã hội.
Một thay đổi lớn nữa là sửa đổi ưu tiên khu vực. Sau nhiều năm thực hiện chính sách ưu tiên khu vực, có một số tỉnh thành phố đã phát triển tốt hơn, thu nhập bình quân đầu người cao hơn và điều kiện xã hội phát triển tốt hơn. Nếu các thí sinh ở những vùng này tiếp tục được ưu tiên cộng điểm khu vực thì sẽ bất hợp lý và không công bằng cho những thí sinh ở vùng khác. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát lại và điều chỉnh để đảm bảo công bằng hơn cho các thí sinh ở các vùng miền khó khăn.
Xin ông lý giải vì sao chỉ có các trường NCL đề xuất phương án tuyển sinh riêng và điều này có cứu vãn được nguy cơ sụp đổ của một số trường không?
Năm nay nguồn tuyển sinh đã lớn hơn chỉ tiêu 100.000 lượt thí sinh và có nhiều trường CL dù điểm tuyển cao cũng dành chỉ tiêu để gọi thí sinh nguyện vọng 2 nhằm nâng cao chất lượng. Những trường khó khăn về tuyển sinh có thể là do vị trí địa lý xa trung tâm hay do là trường mới, chưa có uy tín. Các trường này muốn có một cơ chế tuyển sinh riêng để tuyển thí sinh địa phương vào học cũng là một cách thu hút.
Tuyển sinh riêng có cứu vãn được không là một câu hỏi khó trả lời, vì chưa thực hiện. Tuyển sinh ở địa phương là một hướng nên làm nhưng các trường cũng phải đối mặt với hiện thực là có nhiều thí sinh trên điểm sàn không mặn mà với kỳ thi tuyển sinh riêng, nên về lâu dài, các trường cần phấn đấu có được uy tín mới thu hút được người học.
Như vậy có thể hiểu là năm 2014 vẫn thi tuyển sinh ba chung?
Trong nghị quyết T.Ư 8 vừa thông qua về việc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT có nói rõ về việc đổi mới tuyển sinh và giao cho các trường. Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra lại các chỉ đạo của Đảng cũng như các điều khoản của Luật GD ĐH để chuẩn bị phương án tuyển sinh cho phù hợp. Bộ đã khởi động yêu cầu một số trường ĐH trọng điểm, trường ĐH lớn đưa ra phương án tuyển sinh riêng, nhưng rất tiếc chưa có trường nào đề nghị nên Bộ phải bắt tay vào làm.
Với những trường đã đề xuất phương án tuyển sinh riêng, khi Quy chế tuyển sinh được điều chỉnh, bổ sung thì phương án nào thích hợp sẽ được thực hiện từ năm 2014.
Những trường không có phương án tuyển sinh riêng thì sẽ thi kỳ thi chung của Bộ cho đến 2015. Sau năm 2015, cùng với việc thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục và đổi mới cách đánh giá phổ thông, sẽ có thể có những đổi mới mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ GD&ĐT là: mọi việc phải được chuẩn bị một cách thấu đáo và các học sinh phải được chuẩn bị để thay đổi cách học, cách làm bài tốt, không hẫng hụt…
Cảm ơn ông.
Theo TNO
Chỉ tổ chức tuyển sinh thạc sĩ 1-2 lần/năm
Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm. Đây là những dự kiến của Bộ GD-ĐT trong dự thảo thông tư ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ mà Bộ GD-ĐT đang đăng tải lên mạng xin ý kiến.
Dự thảo cũng cho biết, kì thi tuyển sinh thạc sĩ gồm 3 môn: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.
Đối với môn ngoại ngữ thì căn cứ yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quy định môn ngoại ngữ trong tuyển sinh đối với từng ngành hoặc chuyên ngành đào tạo, kể cả ngoại ngữ thứ hai cho người dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành ngoại ngữ.
Ảnh minh họa
Dựa vào khung trình đô năng lực ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu và dạng thức đê thi ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH tổ chức đánh giá trình độ ngoại ngữ của thí sinh.
Môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo do cơ sở giáo dục đại học đề nghị trong hồ sơ đăng ký mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cũng theo dự thảo, thì căn cứ yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định môn ngoại ngữ được miễn thi cho một trong các trường hợp: Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.
Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo châu Âu chung về ngoại ngữ (Phụ lục II), trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền được Bộ GD-ĐT công nhận cấp; Học viên là người nước ngoài.
Về thời gian đào tạo thạc sĩ cũng có nhiều điểm khác so với trước đây. Cụ thể, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là một năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ năm năm trở lên (đối với niên chế) hay 180 tín chỉ trở lên (đối với tín chỉ); Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là hai năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ bốn năm rưỡi trở xuống (đối với niên chế) hay thấp hơn 160 tín chỉ (đối với tín chỉ).
Để đảm bảo chất lượng dự thảo cũng nhấn mạnh, đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện tại cơ sở giáo dục đại học, nơi đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học có phân hiêu, viêc tô chức đào tạo tại phân hiêu phải được Bô trưởng Bô GD-ĐT cho phép.
Tuy nhiên lại nới quy định khi đưa ra khái niệm đào tạo thạc sĩ thực hành. Cụ thể, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định việc tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ theo hướng ứng dụng ở ngoài cơ sở giáo dục đại học.
Ngoài những điểm quan trọng trên thì dự thảo cũng đưa ra các quy định về chương trình đào tạo, luận văn thạc sĩ...
S.H
Theo dân trí
Đào tạo thạc sĩ cũng ưu tiên Chính sách ưu tiên cho thí sinh khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ ngày càng đáng lo ngại khi đã lấn đến bậc thạc sĩ, phá vỡ quy chế do Bộ đặt ra, gây lo âu về chất lượng và nhiều khả năng dẫn đến các biến tướng. Minh họa: DAD Ưu đãi từ điểm trúng tuyển Từ năm...