Sẽ sửa luật để bảo vệ những “Đỗ Nhật Nam”
Luật định “dùng lời nói, hành động có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật” sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Nhưng với trẻ bình thường thì luật đã bỏ quên.
Đỗ Nhật Nam (11 tuổi) là một đứa trẻ thông minh. Em từng làm MC trong chương trình Chúc bé ngủ ngon của VTV, là “giáo viên” tiếng Anh của bệnh nhi ung thư. Hiện nay em là dịch giả nhỏ tuổi nhất có sách xuất bản, em cũng vừa được trao kỷ lục mới “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam” khi phát hành tác phẩm song ngữ Anh-Việt “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?”.
“Ném đá” không thương tiếc
Mới đây khi trả lời một clip phỏng vấn của một tờ báo, đoạn nói về sở thích đọc sách, Nam cho biết em thích đọc sách về chính trị, khoa học, tin học mà không thích đọc truyện tranh vì mẹ em cho rằng truyện tranh là “con sâu đục phá tâm hồn”. Ngay khi clip đăng tải, nhiều người trong cộng đồng mạng đã “ném đá” em và cha mẹ em không thương tiếc, cho rằng em bị đánh mất tuổi thơ, có thái độ không khiêm tốn…
Đến trưa hôm qua (ngày 7/4), đã có ít nhất 10 trang Facebook được lập ra với nội dung là những lời lẽ, cách chèn hình ảnh xúc phạm em. Không chỉ vậy, vài trang Facebook còn “ném đá” em bằng những lời lẽ, tranh biếm họa, ảnh minh họa xúc phạm. Trên YouTube còn có một clip làm dưới dạng parody (clip nhại – trào lưu mới nổi của giới trẻ) nhắm vào em được lồng dưới chủ đề sex với tên gọi “Tớ đã dậy thì như thế nào?” bằng những lời lẽ dung tục. Có người còn gọi em là con sâu đục khoét tâm hồn Việt Nam (viết tắt là Thánh đục) và lồng chân dung của em với những hình ảnh man rợ…
ThS tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, khoa Tâm lý giáo dục (ĐH Sư phạm TP.HCM), đã phải lên tiếng kêu gọi mọi người đừng “ném đá” Nam nữa. “Với những gì câu đã làm được, câu có quyên tự hào. Những thành tích câu kê là thành tích thât, nhiêu người lớn chúng ta còn chưa làm được những điêu câu đã làm từ lúc 5-6 tuôi. Đó là sự thât, ta nên tôn trọng. Mà câu kê ra môt phân đê minh chứng cho quyên sách mới ra mắt vê phương pháp học tiêng Anh của mình nữa mà” – ThS Hiếu nói.
Những trang Facebook có những hình ảnh, lời lẽ xúc phạm Nhật Nam. Ảnh: TM
Bà Lê Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam của hội, cũng cho rằng thay vì khuyến khích để đất nước có thêm nhiều Đỗ Nhật Nam như thế thì người lớn đã vội phê phán sẽ có nguy cơ làm thui chột một tài năng. Bà Thu cho biết hội sẽ sớm có biện pháp động viên gia đình em Nam, đồng thời kêu gọi những người đang sử dụng mạng xã hội hành xử có văn hóa, chừng mực hơn, nhất là với trẻ em vì tác hại để lại về sau cho các em là rất lớn.
Luật còn nợ trẻ em
Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn thi hành luật này vẫn chỉ hướng vào xử lý những hành vi xâm phạm truyền thống: ngược đãi, hành hạ, cản trở việc học tập…
Video đang HOT
Về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm trẻ em, tại Nghị định số 91/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chỉ đưa ra mức xử phạt cho hành vi “dùng lời nói, hành động có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật” với mức phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, các nhà làm luật đã “bỏ quên” trẻ em bình thường bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật nước ta đều có quy định bảo vệ nhân phẩm, danh dự trẻ em trong mọi trường hợp, kể cả đó là trẻ em vi phạm pháp luật. “Gọi tên họ của một người, đưa ảnh của người đó lên mạng và nói xấu, chỉ trích nhằm bôi nhọ người ta thì rõ ràng là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm rồi. Khi luật chưa trị được người xúc phạm trẻ em trong trường hợp này là các nhà làm luật còn nợ trẻ em”.
Đồng tình với quan điểm này, bà Lê Thị Thu cho rằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đang được sửa đổi, bổ sung cần phải đưa vào hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em trên cộng đồng mạng. Bà Thu nói: “Cha mẹ của Đỗ Nhật Nam là những người trí thức, tôi tin họ có đủ khôn ngoan để bảo vệ con mình trước mặt tiêu cực của cộng đồng mạng. Nhưng nếu sự việc tương tự xảy ra với con của một người không có đủ kỹ năng để bảo vệ con mình thì sao? Điều này pháp luật phải tính tới”.
Sẽ đưa vào Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi
Năm ngoái, lần đầu tiên Bộ LĐ-TB&XH nhận được đơn của mẹ em Quỳnh Anh, thí sinh trong thi cuộc thi Vietnam’s Got Talent, đề nghị bảo vệ trẻ em bị thế giới mạng “ném đá” sau khi em bị cộng đồng mạng chế giễu. Bộ LĐ-TB&XH đã có cuộc họp gửi đơn đến các bên liên quan, sau đó Bộ xem xét trách nhiệm các bên thì quả thật vấn đề mạng xã hội phức tạp. Luật pháp của chúng ta quản lý mạng xã hội chưa được chặt chẽ.
Luật hiện hành đã có quy định mọi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em đều bị xử lý nhưng luật không lường hết được những vấn đề mới nảy sinh từ thực tế cuộc sống, như hành vi xúc phạm nhân phẩm trẻ em từ cộng đồng mạng chẳng hạn.
Do vậy, trong lần sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lần này sẽ được đưa vào cụ thể hơn, nêu cụ thể như thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em. Không chỉ trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi mà trong toàn hệ thống pháp luật (hành chính, hình sự…), tôi tin rằng những hành vi mới phát sinh trong xã hội như vấn đề mạng xã hội sẽ được đề cập đến và có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản dưới luật. Bên cạnh quy định hành vi, luật cũng sẽ phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật nữa. Có như vậy mới mong xử lý nghiêm được những hành vi tương tự.
(Ông ĐẶNG HOA NAM, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), Tổ phó Tổ Biên tập sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em)
Người ta sẵn sàng “ném đá” mà quên rằng Nam chỉ là môt câu bé 11 tuôi. Góp ý là tốt nhưng góp ý phải chân thành, ngôn từ phải xây dựng. Không biết những độc giả “lớn tuổi hơn” đó có nghĩ rằng mỗi lời “ném đá” của mình buông ra là một con dao giết chết tâm hồn của một nhân tài đang lớn?
(ThS tâm lý họcNGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU)
Theo Thanh Mận
Pháp luật TPHCM
Chung kết 1 Vietnam's Got Talent: Chưa đã tai, đã mắt
Những màn trình diễn trong đêm Chung kết đầu tiên của Vietnam's Got Talent mùa thứ 2 vẫn chưa làm khán giả cảm thấy thỏa mãn.
Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam mùa thứ 2 đã bước vào những chặng cuối cùng. Tuy đêm Chung kết 1 là đêm thi có tính quyết định rất lớn, nhưng những màn trình diễn của các thí sinh vẫn chưa đủ sức thuyết phục, nếu không muốn nói là đơn điệu.
Thúy Hạnh trông thật rạng rỡ khi ngồi ghế giám khảo
Hoàng Khánh Linh mở đầu đêm thi với ca khúc Sương mai. Tuy là một giọng ca từng được kỳ vọng và gây ấn tượng trước đó nhưng trong đêm thi này, Hoàng Khánh Linh vẫn để lộ những nhược điểm đáng tiếc trong giọng hát của mình.
Hoàng Khánh Linh xuất hiện khá ấn tượng, tuy nhiên phần biểu diễn
của cô lại không được như mong đợi
Phần thi của thầy giáo mê ảo thuật Nguyễn Phương cũng không mang lại cảm giác hồi hộp và sôi nổi như những lần trước. Dù nhận được lời khen ngợi từ Ban giám khảo nhưng tiết mục của anh vẫn chưa thực sự đặc sắc.
Tiết mục ảo thuật của Nguyễn Phương cũng không mấy ấn tượng
Thí sinh K'Tênh Đruynh Kran Jan với giọng hát khỏe khoắn, có phần hơi thô mộc đã "gây sốt" từ ngay từ vòng loại. Trong đêm thi này, Đruynh tiếp tục chinh phục khán giả và Ban giám khảo khi trình bày khá tốt ca khúc Bài hát ru cho anh.
Druynh cháy hết mình với ca khúc Bài hát ru cho anh
Nếu như ở vòng ngoài, phần trình diễn của "Những chàng trai đeo nơ" HFO luôn khiến khán giả hào hứng vị phong cách trình diễn lạ, vui nhộn thì trong đêm thi này, HFO cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ xem được chứ chưa thực sự có những bước đột phá, mới lạ.
Phần trình diễn của thí sinh Dương Quyết Thắng có lẽ là phần thi gây xúc động nhất trong đêm Chung kết 1 của Vietnam Got Talent. Là một chàng trai giàu nghị lực và có một tình yêu âm nhạc cháy bỏng,Dương Quyết Thắng đã mang đến một tiết mục vui tươi với ca khúc Và tôi đã yêu em.
Phần trình diễn xúc động của Dương Quyết Thắng
Trong khi đó, thí sinh được hy vọng nhiều nhất là luật sư Trần Hữu Kiên lại có phần trình diễn không được như mong đợi. Chọn ca khúc Yêu thương mong manh với bản phối mang âm hưởng opera, Trần Hữu Kiên đã để lộ nhiều nhược điểm trong giọng hát của mình.
Phần trình diễn của Nguyễn Hữu Kiên khá gây thất vọng
Phần trình diễn khép lại chương trình của võ đường Thanh Phong cũng không gây được nhiều ấn tượng đối với người xem.
Phần thi của võ đường Thanh Phong
Có thể nói, đêm Chung kết 1 của Vietnam's Got Talent đã không cống hiến cho người xem những phần trình diễn "đã tai", "đã mắt". Hầu hết các thí sinh đều chưa thể hiện được những phẩm chất thực sự nổi bật của mình, nhất là trong vấn đề chọn các tiết mục để dự thi.
Đêm chung kết khép lại với nhiều nuối tiếc từ phía khán giả
Được biết, sau đêm Chung kết này, khán giả sẽ có một tuần để bình chọn cho thí sinh mình yêu thích. Hai tiết mục được bình chọn nhiều nhất sẽ có mặt tại đêm Gala trao giải.
Theo Kenh14
Say rượu, đánh đu trên... dây điện Khi nhân viên cứu hộ trèo lên cột và thuyết phục, thì người đàn ông còn khước từ... xuống đất. Lính cứu hỏa ở thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vừa giải cứu một người đàn ông say rượu rồi trèo lên một cột điện cao thế và đánh đu trên đường dây điện. Những người chứng kiến cảnh tượng...