Sẽ sửa chữa đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất ngay tháng 6
Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong thông cáo phát đi chiều 3/6. Việc phải cải tạo đường cất hạ cánh Nội Bài và Tân Sơn Nhất là rất cấp bách.
Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy từ năm 2017 đến nay, do phải khai thác vượt tần suất thiết kế, tiếp nhận nhiều loại máy bay thế hệ mới với tải trọng và áp suất bánh hơi lớn (như Airbus 350-900, Boeing 787-9, Boeing 787-10) nên hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn của 2 Cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị xuống cấp và ngày càng nghiêm trọng.
Đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên phải sửa chữa, trám vá.
“Theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế, đường cất hạ cánh, đường lăn tại 2 Cảng hàng không này cần phải cải tạo, nâng cấp kết cấu mặt. Tình trạng xuống cấp kết cấu mặt đường băng như hiện nay nếu không được sửa chữa, nâng cấp kịp thời có thể phải dừng khai thác hoạt động bay. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, chính trị tại 2 sân bay cửa ngõ lớn của đất nước, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội, đối ngoại của đất nước cũng như gây mất an toàn, an ninh hoạt động hàng không,” lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.
Ngoài ra, hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn hiện hữu tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất không đáp ứng được nhu cầu khai thác đến năm 2025 dự kiến đạt đến 44 triệu hành khách/năm đối với Cảng hàng không Nội Bài và 50 triệu hành khách/năm đối với Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Khu bay sân bay Tân Sơn Nhất xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên phải sửa chữa, trám vá.
Do vậy, phía Bộ GTVT nhấn mạnh việc phải đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn Nội Bài và Tân Sơn Nhất là hết sức cấp bách.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khả thi, ngày 22/5/2020, Bộ GTVT đã có quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Nội Bài do Ban Quản lý dự án Thăng Long trình duyệt và quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Tân Sơn Nhất do Tổng công ty Cửu Long trình duyệt.
Theo đó, đối với Cảng hàng không Nội Bài thực hiện cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 11L/29R (đường cất hạ cánh 1A) và đường cất hạ cánh 11R/29L (đường cất hạ cánh 1B); xây dựng mới các đường lăn thoát nhanh S3A, S5B, S6B; cải tạo, nâng cấp các đường lăn hiện hữu (S1, S1A, S2, S3, S4, S5, S5A, S6, S7); xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ.
Video đang HOT
Đối với Cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẽ thực hiện cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L; xây dựng mới các đường lăn thoát nhanh (W2A, W4A), đường lăn song song (W11A); xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đoạn đường lăn nối (N1, W3, W5, W5A, W7, W9); xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ.
Hệ thống đường lăn, đường băng sân bay Nội Bài bị lún, vỡ nhiều điểm.
Tổng mức đầu tư của 2 dự án là 4.046,9 tỷ đồng, trong đó Cảng hàng không Nội Bài là 2.031,6 tỷ đồng, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất là 2.015,3 tỷ đồng. Thời gian xây lắp từ năm 2020 đến năm 2021 và hoàn thành công tác thanh quyết toán năm 2022.
Ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chấp lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết đây là 2 dự án vừa thi công, vừa khai thác các cảng hàng không, do đó Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo và đã giao nhiệm vụ trực tiếp đối với các cơ quan đơn vị như Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án Thăng Long và Tổng công ty Cửu Long, các cơ quan tham mưu của Bộ và các đơn vị Tư vấn Giám sát, Tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công để xây dựng phương án tổ chức thi công hợp lý nhất đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh trong quá trình thi công đồng thời đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án.
Nhấn mạnh về tiêu chí lựa nhà thầu xây lắp phải đảm có đủ năng lực và kinh nghiệm thi công 2 dự án này theo những quy định pháp luật hiện hành, ông Lâm cho hay nhà thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực về tài chính, nhân sự chủ chốt đảm bảo bằng cấp, chứng chỉ phù hợp; có máy móc, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ của dự án; về kinh nghiệm phải đảm bảo đã từng thi công công trình tương tự.
“Công tác này đang được khẩn trương thực hiện để tiến hành giao thầu xây lắp, đảm bảo tiến độ khởi công vào cuối tháng 6/2020,” ông Lâm quả quyết.
Việc khẩn trương khởi công 2 dự án đầu tư công nói trên trong giai đoạn này ngoài mục tiêu đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực khai thác Cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất còn thể hiện quyết tâm của Bộ GTVT và các đơn vị ngành hàng không trong việc thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 thành công, vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là 2 Cảng hàng không lớn nhất của cả nước, là 2/4 Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế hiện nay của Việt Nam.
Năm 2019, 2 Cảng hàng không này đã phục vụ 70,5 triệu lượt hành khách/tổng số 116,5 triệu lượt hành khách của 22 cảng hàng không của cả nước, chiếm 60,5% tổng sản lượng hành khách.
Đây là 2 Cảng hàng không có vai trò rất quan trọng trong việc giao thương trong nước và quốc tế, phục vụ các hoạt động chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng vùng Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung./.
Chỉ còn 233 người Việt về sân bay Nội Bài trong ngày 23-3
Sau những ngày đón từ hơn 1.300 đến gần 2.400 hành khách từ các chuyến bay quốc tế, chủ yếu là người Việt về nước, ngày 23-3 số khách về sân bay Nội Bài giảm hẳn, chỉ còn 233 hành khách và đều là người Việt Nam.
Từ 25-3, hàng không dừng đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về Tân Sơn Nhất Cận cảnh việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại sân bay Nội Bài Sân bay Nội Bài thắt chặt thủ tục khai báo y tế
Gần 100% hành khách từ các chuyến bay quốc tế đến sân bay Nội Bài trong vòng 1 tuần vừa qua là người lao động, người đi công tác dài ngày và du học sinh người Việt từ nước ngoài trở về nước - Ảnh: NIA
Trong khi đó, theo lịch bay, ngày 23-3, sân bay Nội Bài có 4 chuyến bay quốc tế đưa 276 hành khách đã đặt chỗ, đều là quốc tịch Việt Nam đến từ Hồng Kông, Nhật Bản, Bangkok.
Tuy nhiên, chuyến bay KA 296 của hãng Cathay Dragon từ Hong Kong đến Nội Bài được thông báo có 27 khách đặt chỗ nhưng khi hạ cánh vào buổi sáng chỉ có 11 hành khách người Việt.
Đến trưa, chuyến bay số hiệu NH 857 của hãng All Nippon Airways từ Tokyo đến Nội Bài dù thông báo có 34 khách đặt vé nhưng chỉ có 27 khách đi máy bay đến Nội Bài.
Vào buổi chiều, chuyến bay VJ 933 của Vietjet Air từ Tokyo về Nội Bài thông báo lịch bay ngày hôm trước có 55 khách nhưng thực tế khi hạ cánh có 195 hành khách người Việt trở về.
Trong khi đó, chuyến bay TG 564 của Thai Airways từ Bangkok về Nội Bài có 160 khách theo lịch bay thông báo trước đó đã bay máy bay rỗng tới Nội Bài vì thực hiện bay chuyển sân thay vì chở khách.
Như vậy, trong ngày 23-3 sân bay Nội Bài chỉ đón 233 hành khách từ 3 chuyến bay quốc tế thay vì 276 khách theo số liệu đặt chỗ được các hãng thông báo trước đó, tất cả đều là người Việt, và đều được đưa đi cách li tập trung.
"Khác với mọi ngày, từ chiều 23-3, nhà ga quốc tế T2 Nội Bài trở nên vắng vẻ khi không còn khách nhập cảnh. Phần lớn người Việt Nam ở nước ngoài đã về nước từ những hôm trước, Chính phủ tạm thời ngừng nhập cảnh với người nước ngoài nên các hãng quốc tế cũng ngừng khai thác khi vắng khách" - một cán bộ sân bay Nội Bài cho biết.
Phút nghỉ ngơi của nhân viên kiểm dịch tại sân bay Nội Bài khi vắng khách nhập cảnh - Ảnh: NIA
Trước đó, ngày 21-3, sân bay Nội Bài đón 1.451 hành khách từ các chuyến bay quốc tế (khách đặt chỗ theo lịch bay là 1.782 người từ 17 chuyến bay), 1.433 hành khách quốc tịch Việt Nam và 7 hành khách nước ngoài được đưa đi cách ly tập trung.
Gần đây nhất, ngày 22 -3, sân bay Nội Bài đón 1.712 hành khách đều là người Việt Nam từ các chuyến bay quốc tế về (số khách đặt chỗ là 2.348 từ 15 chuyến bay). Toàn bộ 1.727 hành khách được đưa đi cách ly tập trung.
Một lý do nữa khiến hành khách từ chuyến bay quốc tế về Nội Bài giảm dần là từ ngày 18-3, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, một số chuyến bay quốc tế Nội Bài phải chuyển hướng đến sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) để giảm tải cho các khu cách ly ở Hà Nội.
Theo đó, từ 18 đến 23-3 sân bay Vân Đồn đã đón 8 chuyến bay của Vietnam Airlines và Vietjet từ Nhật Bản, Indonesia, Anh, Đức về Việt Nam với 1.085 hành khách ( có 11 người nước ngoài, còn lại là người Việt Nam).Toàn bộ khách được đưa đi cách ly tập trung.
TUẤN PHÙNG
Máy bay nổ lốp khi chạy đà, khói bốc mịt mù ở Tân Sơn Nhất Chuyến bay VN920 từ TP.HCM - Phnôm Pênh (Campuchia) chiều 18-3 đã xảy ra sự cố khi máy bay chuẩn bị cất cánh trên đường băng khiến cỏ bên đường băng cháy. Cụ thể, khoảng 16h30, một máy bay của Vietnam Airlines bị nổ lốp trong lúc chạy đà cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Do lốp máy bay bị mài...